Bất động sản công nghiệp tăng tốc, đón dòng vốn mới
Thay vì chỉ cho thuê đất và nhà xưởng như trước đây, bất động sản (BĐS) công nghiệp hiện đang được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước chú trọng đầu tư sâu hơn; trong đó có cả dịch vụ, đô thị và đặc biệt là hệ sinh thái công nghiệp xanh, bền vững.
Điểm sáng đầu tư
Bất động sản công nghiệp để xây dựng các nhà xưởng, nhà máy, kho bãi logistics đang được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.
Trong bối cảnh giao thương quốc tế vẫn còn những gián đoạn và đứt quãng do những yếu tố bất ổn về địa chính trị và chính sách kiểm soát dịch bệnh tại một số quốc gia lớn, Việt Nam được đánh giá là một điểm sáng đối với dòng vốn đầu tư toàn cầu nhờ môi trường chính trị, kinh doanh ổn định và việc thực hiện hiệu quả các biện pháp quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, vừa thích ứng an toàn với dịch bệnh, vừa phục hồi sản xuất kinh doanh.
Theo đó, sau đại dịch COVID-19, nhiều nhà đầu tư lớn đang dồn sự chú ý tới Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đa dạng hóa nguồn cung ứng và dịch chuyển địa điểm đầu tư, kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ về nhu cầu rất lớn đối với cơ sở hạ tầng, trong đó có những ngành vốn đang rất sôi động như logistics, bất động sản công nghiệp…
Điển hình như khu công nghiệp VSIP I do Công ty liên doanh VSIP (liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn Sembcorp Industries) làm chủ đầu tư, được xem là một trong những khu công nghiệp kiểu mẫu của Việt Nam nhờ hệ thống quản lý và kết cấu hạ tầng đều đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sau 25 năm hoạt động, khu công nghiệp này được phủ kín 100% với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD từ 231 dự án.
Từ sự thành công đó, khu công nghiệp VSIP II, bắt đầu phát triển năm 2006, quy mô đã mở rộng hơn 2.000 ha và chủ đầu tư đã định hướng quy hoạch phát triển khu công nghiệp, đô thị, dịch ngay từ đầu. Hiện nay, VSIP II đã hoàn thành xây dựng hạ tầng, lấp đầy 99% diện tích khu công nghiệp, thu hút gần 340 dự án công nghiệp với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD.
Một điểm đáng chú ý trong cách xây dựng khu công nghiệp của VSIP là mỗi dự án mới khi được giới thiệu ra thị trường, chủ đầu tư luôn tìm cách “lên đời” những dự án sau. Cụ thể, tháng 3/2022, Công ty VSIP tiếp tục khởi công xây dựng khu công nghiệp VSIP III tại Bình Dương với quy mô 1.000 ha, tổng đầu tư 6.407 tỷ đồng.
Tương tự, sau thành công của khu công nghiệp Amata (Biên Hòa, Đồng Nai) do Tập đoàn Amata làm chủ đầu tư có quy mô hơn 513 ha và tỷ lệ lấp đầy hơn 90%, doanh nghiệp này cũng đã khởi công xây dựng khu công nghiệp Sông Khoai tại thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) với tổng vốn đầu tư 3.535 tỷ đồng, quy mô 123 ha.
Nhà đầu tư BĐS công nghiệp đến từ Thái Lan cũng tiếp tục “lên đời” cho dự án tiếp theo khu đầu tư dự án khu công nghệ công nghệ cao Long Thành (Đồng Nai) với diện tích 410 ha. Đây là dự án khu công nghiệp công nghệ cao đầu tiên tại Đồng Nai, dự kiến khi hoàn thành sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc lĩnh vực công nghệ cao vào thuê đất, làm nhà máy sản xuất.
Video đang HOT
Đánh giá về điểm sáng đầu tư BĐS công nghiệp tại Việt Nam, ông Lance Li, Tổng giám đốc CTCP Phát triển công nghiệp BW cho biết, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam đã phát triển theo chiều hướng tốt trong thời gian gần đây. Nhìn vào số liệu hoạt động quý I/2022 cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục rõ nét, đặc biệt có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để đặt cơ sở sản xuất. Tất cả các nhà đầu tư này đều chuyển một phần hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng của họ sang Việt Nam.
Theo ông Lance Li, lý do họ chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam vì trong đại dịch COVID-19, chuỗi cũng ứng toàn cầu đã bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, các nhà đầu tư nhận thấy rằng đã đến lúc không nói về “dự trữ vừa đủ dùng” nữa mà nói về “dự trữ đề phòng”. Theo đó, các nhà đầu tư đang thiết kế lại, tổ chức lại chuỗi cung ứng và Việt Nam đang có lợi trong quá trình thay đổi này.
Gỡ nút thắt để bắt kịp đường đua
Bà Trang Bùi và các diễn giả bày tỏ niềm tin vào thị trường BĐS công nghiệp tại Việt Nam sẽ phát triển trong thời gian tới.
Tại diễn đàn BĐS công nghiệp 2022 với chủ đề “Gỡ điểm nghẽn – Đón dòng vốn mới” được tổ chức mới đây, bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Công ty Cushman & Wakefied cho biết, thị trường BĐS công nghiệp Việt Nam sau 35 năm hình thành và phát triển đã “nở rộ” cả về chất và số lượng nhờ các chính sách mới được triển khai và dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng. Theo đó, tổng diện tích đất dành cho công nghiệp tại Việt Nam đã vượt hơn 100.000 ha vào năm 2022.
“Sự tăng trưởng ngoạn mục có được là nhờ vào sự phát triển kinh tế mạnh mẽ theo hướng xuất khẩu và khuyến khích kinh doanh sản xuất. Điều này được thể hiện rõ qua việc tập trung phát triển các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại 3 miền Bắc, Trung và Nam. Ngoài ra, với những nỗ lực to lớn từ Chính phủ trong việc đưa đất nước lên tầm cao hơn trong chuỗi giá trị công nghiệp trên toàn cầu, Việt Nam hiện đang là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của ngành công nghiệp trong khu vực Đông Nam Á”, bà Trang Bùi cho biết thêm.
Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư nước ngoài, nút thắt hiện nay của BĐS công nghiệp chính là việc hoàn thiện các cơ sở hạ tầng xung quanh các khu công nghiệp quá chậm do “nghẽn” thủ tục, chính sách. Chưa kể, nhiều cơ sở hạ tầng được thiết kế, xây dựng chưa phù hợp với từng địa phương, gây khó khăn cho việc vận chuyển logistic. Mặt khác, các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa theo kịp với tình hình mới. Do đó, cần phải số hóa các thủ tục hành chính để chính sách mau chóng “nhảy vọt” sang giai đoạn mới, để “dứt khoát” thay đổi phù hợp với sự phát triển chức không phải là phát triển từ từ.
Bàn về vấn đề này, ông Trần Quốc Trung, Phó Vụ trưởng Vụ quản lý các khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, hiện nay các thủ tục hành chính đang được Bộ cố gắng giảm tối đa để đưa các dự án BĐS công nghiệp đi vào hoạt động nhanh nhất, động bộ nhất, hạn chết nhất các thủ tục đầu tư trùng lắp… Bên cạnh đó, Bộ cũng đồng hành cùng chính quyền đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở, hạ tầng xã hội song song với các dự án khu công nghiệp để giúp nguồn lao động tại đây luôn ổn định. Ngoài ra, Bộ cũng đang đề xuất với Chính phủ giao quyền thêm cho các UBND tỉnh có thể ban hành các chính sách xanh để có thể lựa chọn các nhà đầu tư FDI có công nghệ tiên tiến, cùng các nhà đầu tư cộng sinh, phát triển các khu công nghiệp sinh thái, xanh và bền vững.
Đặc biệt, thị trường BĐS công nghiệp càng minh bạch thì nhà đầu tư nước ngoài càng quan tâm. Thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều vốn đang chờ được đầu tư vào BĐS công nghiệp. “Tuy nhiên, Việt Nam cần phải cải thiện mạng lưới cơ sở hạ tầng và thủ tục hành chính. Đây là chặng đường dài để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển khu công nghiệp, logistics và trở nên thu hút, cạnh tranh hơn so với các nước trong khu vực. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống đường cao tốc, các cảng biển nước sâu, nâng cao hệ thống điện nước, bao gồm cả hệ thống tái tạo năng lượng…”, bà Trang Bùi nói.
Bất động sản công nghiệp Việt Nam: Muốn hút vốn FDI phải tạo sự khác biệt
Các chuyên gia cho rằng, thị trường BĐS công nghiệp đã phát triển nhanh trong các năm qua nhưng bối cảnh mới đòi hỏi nhiều sự khác biệt trong việc định hướng thu hút dòng vốn đầu tư vào nước ngoài.
Các khu công nghiệp cần hơn nữa những sự khác biệt để thu hút dòng vốn FDI
Trong báo cáo vừa công bố, Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) đã đưa ra nhận định rằng bất động sản công nghiệp đang hồi sinh cùng làn sóng đầu tư.
VARS dẫn chứng Vinhomes IZ - Công ty con thuộc lĩnh vực bất động sản công nghiệp của Vinhomes đã tăng vốn điều lệ từ 70 tỷ đồng lên 18.500 tỷ đồng chỉ trong 2 năm, gần gấp đôi con số 10.000 tỷ đồng được dự kiến trước đó.
Cùng đó, trong chuyến thăm và làm việc tại Hoa Kỳ mới đây cùa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, người đứng đầu Chính phủ đã có nhiều cuộc gặp với các doanh nghiệp lớn tại đây và đón nhận nhiều thông tin tích cực.
Điển hình như việc Giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết hãng mong muốn mở rộng chuỗi cung ứng, phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia vào chuỗi giá trị của Apple.
VARs cũng cho rằng, quý 1/2022, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine cùng với chính sách "zero COVID" của Trung Quốc khiến nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng; chuỗi sản xuất đứt gãy, chi phí và thời gian vận tải tăng cao... Qua đó, thúc đẩy nhu cầu cao về kho bãi và nhà xưởng ngay tại các thị trường tiêu thụ, VARS nhận xét.
Các yếu tố cộng hưởng đang giúp Việt Nam trở thành một trong những điểm đến mới của các doanh nghiệp sản xuất đa quốc gia.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ, trong đó xu hướng Trung Quốc 1 sẽ có những thay đổi khi Trung Quốc đang chuẩn bị đưa ra những gói kích thích kinh tế liên quan đến việc giảm thuế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
Tại Báo cáo thị trường bất động sản quý I/2022, Bộ Xây dựng cũng cho biết, một số dự án khu công nghiệp mới được chấp thuận đầu tư và triển khai thực hiện trong quý I/2022 trên địa bàn cả nước sẽ góp phần bổ sung nguồn cung cho thị trường trong tương lai.
Cho thấy những triển vọng tích cực của phân khúc này, Việt Nam cần chuẩn bị để đón xu hướng Trung Quốc 1.
Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp FDI, ông Bruno Jaspaert, Tổng giám đốc Tổ hợp KCN DEEP C, Việt Nam không nhất thiết cần phải cạnh tranh với Trung Quốc, mà nên tạo sự khác biệt với Trung Quốc.
Vấn đề mấu chốt là chúng ta "dọn tổ" ra sao để đón các đại bàng
Ông Bruno chia sẻ, DEEP C đã nhiều lần làm việc và thấy nhiều nhà đầu tư vào Trung Quốc, Việt Nam chỉ cần phần nhỏ trong đó thôi là đã đủ cho thị trường Việt Nam.
"Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng tốt và ổn định. Việt Nam không cần phải cạnh tranh với Trung Quốc và hãy có điểm nhấn riêng. Việt Nam hiện đang có chi phí logistics cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nên chăng, Việt Nam chỉ cần thay đổi điều đó thì chúng ta hoàn toàn có thể cạnh tranh tốt với Trung Quốc", ông Bruno nhấn mạnh.
Cùng góc nhìn tích cực về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, bà Somhatai Panichewa, Tổng giám đốc điều hành Amata Vietnam cũng cho rằng để đón dòng vốn mới, chất lượng, thì Chính phủ Việt Nam và các địa phương nơi có dự án khu công nghiệp cần đẩy mạnh hoàn thiện hạ tầng giao thông và tăng tính kết nối, đặc biệt là các khu vực còn quỹ đất rộng - nhưng lại chủ yếu ở khu vực còn nhiều khó khăn.
Bà Amata bày tỏ không có nghi ngờ gì về việc dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn đang và sẽ tiếp tục vào Việt Nam. Song, vấn đề cốt yếu là chúng ta phải dọn dẹp sạch sẽ ngôi nhà của mình như thế nào để sẵn sàng đón khách. Trong đó, với việc có một hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán là điều quan trọng để giữ chân các nhà đầu tư đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cũng cho rằng, bên cạnh chính sách từ Nhà nước, các chủ đầu tư khu công nghiệp cũng cần tiếp tục tìm kiếm các đối tác để hợp tác phát triển trong khi chờ đợi cơ chế mới, cùng với đó là phát triển quỹ đất sạch không chỉ tại những địa phương công nghiệp phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., mà còn ở những thị trường tiềm năng như Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh...
"Trên thực tế, các tập đoàn lớn hướng đến làm việc với các địa phương về những dự án quy mô lớn và mang tính quy hoạch chung cho địa phương đó. Bởi vậy, các chủ đầu tư cần có những chiến lược thu hút đầu tư sáng tạo hơn so với các phương thức truyền thống" - bà Trang Bùi cho biết.
Đâu là phân khúc bất động sản sẽ "hồi sinh" cùng làn sóng đầu tư? Theo Hiệp hội Môi giới Bất động sản (VARS), mặc dù biến động trồi sụt của nền kinh tế do ảnh hưởng dịch bệnh, nhưng bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn là phân khúc tăng trưởng mạnh mẽ và bền bỉ trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2021, bất chấp sức tàn phá của dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư...