Bất đồng có thể làm suy yếu liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu
Liên minh do Mỹ đứng đầu tiến hành các cuộc không kích các mục tiêu của IS đã có thêm một số thành viên mới.
Điều này đã giúp tăng cường sức mạnh chiến đấu tổng thể và chia sẻ gánh nặng đồng đều giữa các thành viên của liên minh.
Ngày 26/9 Quốc hội Anh đã bỏ phiếu tham gia liên minh và đã bắt đầu các cuộc không kích ở Iraq. Đan Mạch và Bỉ cũng quyết định tham gia các chiến dịch không kích trực tiếp. Những đối tác mới này tham gia với hai đồng minh châu Âu là Pháp và Hà Lan, cũng như Australia.
Máy bay chiến đấu của Mỹ ném bom vào các mục tiêu của IS tại Iraq (Ảnh AP)
Đáng chú ý, 6 quốc gia liên minh này đã lựa chọn tham gia chiến đấu có giới hạn ở Iraq. Điều này trái ngược với vai trò của 5 đối tác Arab của Mỹ là Jordan, Saudi Arabia, Bahrain, Qatar và UAE. Đây là những nước liên minh đã thực hiện các cuộc không kích với Mỹ ở Syria kể từ khi các chiến dịch được bắt đầu từ 23/9.
Sự chia rẽ trong liên minh phản ánh quan điểm chính trị khác nhau trong giải quyết tình hình ở Iraq và Syria. Điều này có thể dẫn đến những kết quả không như mong muốn của tất cả các thành viên tham gia.
Sự phân chia không gian chiến trường thành hai khu vực là Iraq và Syria đã dẫn đến sự bất đồng trong việc lựa chọn mục tiêu. Kể từ khi các chiến dịch có giới hạn của Mỹ ở Iraq mở rộng sang Syria, Mỹ và các thành viên liên minh Arab đã tập trung vào các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Syria hỗ trợ các chiến dịch của IS ở Syria và Iraq như: các trung tâm chỉ huy, các trung tâm tài chính, kho hậu cần và gần đây nhất là các nhà máy lọc dầu.
Chiến lược của liên minh ở Syria được cho là đã làm suy yếu khả năng quân sự của IS bằng việc phá hủy hoặc làm gián đoạn các cơ sở hạ tầng trọng yếu hỗ trợ cho tổ chức này.
Video đang HOT
Trong khi đó, chiến lược không quân ở Iraq được thực hiện với sự ưu tiên vào các chiến dịch trên bộ. Chiến dịch này đã trở thành sự hỗ trợ “gần” cho các lực lượng người Hồi giáo Kurd và Chính phủ, cũng như các cuộc không kích nhằm tiêu diệt nguồn tiếp tế quân sự, phương tiện và vũ khí hạng nặng của IS.
Sự khác nhau trong chiến lược này một phần do xuất phát từ tình hình chiến thuật khác nhau ở mỗi quốc gia: Ở Iraq liên minh hành động trong sự phối hợp trực tiếp với các lực lượng địa phương, trong khi đó ở Syria những nỗ lực nhằm hỗ trợ cho các cuộc tấn công trên bộ chống IS chỉ mới ở các giai đoạn ban đầu, với bước đầu tiên là huấn luyện cho lực lượng người Syria nổi dậy chống chế độ ở Saudi Arabia.
Tuy nhiên, những thực tế chiến thuật khác nhau này mới chỉ là một phần của bức tranh toàn cảnh. Sự khác nhau chủ yếu giữa các chiến dịch này được lý giải bởi yêu cầu cấp thiết của các đối tác tham gia chiến dịch ở Iraq và Syria.
Các đối tác Arab người Sunni của Mỹ có lợi ích trong việc tham gia vào các chiến dịch chống IS ở Syria. Việc làm suy yếu khả năng của IS sẽ giúp cởi bỏ áp lực cho các lực lượng nổi dậy chống chế độ đang chiến đấu chống các lực lượng Damascus và IS.
Mặc dù vậy, sự trông cậy của Mỹ vào sự hỗ trợ từ các quốc gia Arab theo Sunni cũng tạo ra nguy cơ là sứ mệnh chủ chốt ở Syria có thể bị tách thành hai hướng. Mỹ muốn tiêu diệt IS mà không trực tiếp nhằm vào Tổng thống Syria Bashar al- Assad. Trong khi đó, các nước Arab theo Sunni lại muốn lật đổ chế độ thân Iran của al-Assad và làm suy yếu ảnh hưởng của lực lượng Hezbollah người Shiite ở Lebanon hiện đang ủng hộ cho Chính phủ Syria.
Về phần mình, Australia và các thành viên châu Âu của liên minh chống IS lại có những lợi ích khác nhau từ các đối tác Arab. Do có nhiều chiến binh người nước ngoài của IS đến từ châu Âu, nên các nước châu Âu quan ngại lực lượng chiến binh này ở mức độ nhất định có thể quay trở lại và đe dọa tới an ninh quốc gia của mình. IS cũng bắt cóc các con tin người châu Âu và tiếp tục là nguồn gốc của lực lượng quá khích trong nội khối châu Âu.
Điều đó đồng nghĩa rằng các quốc gia này có những lý do thuyết phục để tiến hành các cuộc không kích chống lại IS bất chấp khu vực diễn ra chiến dịch. Tuy nhiên, cả 6 quốc gia liên minh đã lựa chọn sẽ không tham gia chiến dịch ở Syria nếu không có chỉ thị rõ ràng từ Liên Hợp Quốc.
Sự chia rẽ trong liên minh không đồng nghĩa với việc sẽ hạn chế khả năng quân sự, tuy nhiên sẽ tạo ra nguy cơ về sự đoàn kết và rộng hơn là khả năng duy trì các chiến dịch có hiệu quả, đặc biệt là ở Syria.
Do lợi ích trực tiếp mang lại từ cuộc nội chiến ở Syria, các quốc gia Arab có thể sẽ tìm cách lôi kéo Mỹ mở rộng các chiến dịch nhằm vào các mục tiêu của chế độ al- Assad. Đây là điều mà Mỹ không mong muốn, một phần do điều đó sẽ khiến cho chi phí hậu cần tăng cao.
Nếu sự khác biệt về quan điểm đe dọa tới các chiến dịch ở Syria, thì sự do dự của châu Âu trong việc mở rộng các hoạt động ở Syria có thể sẽ hạn chế nghiêm trọng sự hiệu quả của liên minh. Mỹ cũng sẽ đối mặt với nguy cơ là lực lượng duy nhất đứng về phía Syria trên chiến trường, thay vì là một bộ phận của liên minh quốc tế./.
CTV Ngọc Hiệp
Theo_VOV
Ngoại trưởng Anh William Hague từ chức
Ngày 14/7, ngoại trưởng Anh William Hague đã tuyên bố quyết định từ chức, trong một cuộc cải tổ sâu rộng của chính phủ do đảng Bảo thủ nắm quyền, trong bối cảnh một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong vòng 10 tháng tới.
Ngoại trưởng Anh William Hague
Trong tuyên bố của mình, ông Hague còn khẳng định sẽ rời quốc hội trong cuộc bầu cử tháng 5/2015.
Ông Hague là thành viên quốc hội Anh suốt 26 năm qua. Trong 4 năm giữ vị trí ngoại trưởng, ông đã chứng kiến mối quan hệ giữa Anh và EU trở nên ngày một lạnh nhạt
"Đêm nay, tôi sẽ từ chức Ngoại trưởng sau 4 năm phục vụ với tư cách lãnh đạo của Hạ viện", ông Hague, vị cựu lãnh đạo của đảng Bảo thủ chia sẻ trên trang Twitter.
Cuộc thay đổi nhân sự lần này được tiến hành sâu rộng hơn rất nhiều so với kỳ vọng, và sẽ khiến khoảng một chục quan chức của nội các hiện tại phải ra đi. Nó cũng làm lộ diện những gương mặt đại diện cho đảng Bảo thủ trong cuộc đua tới.
Nhiều chính trị gia kỳ cựu đã phải ra đi và cuộc thay máu này cho thấy xu hướng nghiêng về phe cánh hữu trong nội bộ đảng Bảo thủ.
Động thái này dự kiến sẽ mở đường cho thêm nhiều chính trị gia trẻ tuổi và phụ nữ, vốn được lựa chọn để phản ánh các ưu tiên của chiến dịch tái tranh cử của thủ tướng David Cameron, bởi ông muốn đáp trả sự thắng thế của đảng nước Anh độc lập, có tư tưởng chống EU.
Một thành viên kỳ cựu của đảng Bảo thủ là Kenneth Clarke, người ủng hộ mạnh mẽ việc Anh gia nhập EU và khiến mình càng trở nên lạc lõng giữa nhiều người trong nội bộ đảng mình, cũng đã tuyên bố từ chức Bộ trưởng.
Theo đài BBC, ông Hague có thể được thay thế bằng Bộ trưởng quốc phòng Philip Hammond, người khẳng định sẽ bỏ phiếu ủng hộ Anh rời EU, trừ khi một thỏa thuận về tư cách thành viên có lợi hơn được thông qua, trong cuộc trưng cầu dân ý mà ông Cameron đã hứa sẽ tiến hành trong năm 2017 nếu tái đắc cử.
Bộ trưởng năng lượng và biến đổi khí hậu Gregory Barker, một người theo tư tưởng hiện đại hóa, gắn với cam kết của ông Cameron về một "chính phủ xanh nhất từ trước tới nay" khi lên nhậm chức năm 2010, cũng đã từ chức trong một động thái cho thấy rõ xu hướng thiên cánh hữu.
Ông Baker cũng sẽ rời quốc hội trong năm sau.
Các thành viên nội các khác phải ra đi còn có Bộ trưởng bộ đại học David Willetts, bộ trưởng phát triển quốc tế Alan Duncan, Bộ trưởng các vấn đề Trung Đông Hugh Robertson, lãnh đạo hạ viện George Young cùng Bộ trưởng các vấn đề Bắc Ireland Andrew Robathan.
Thanh Tùng
Theo Dantri/ AFP
Những chính trị gia xuất thân từ diễn viên Nhiều chính trị gia thế giới từng xuất thân từ diễn viên, trong đó có phải kể đến cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan, người đã tham gia tổng cộng 69 bộ phim trước khi chuyển sang sự nghiệp chính trị. Nam diễn viên Ronald Reagan bên cạnh một chú khỉ trong bộ phim "Bedtime for Bonzo" năm 1951. Reagan từng có một...