Bắt đối tượng học lớp 9 sàm sỡ, cướp tài sản của phụ nữ
Ngày 26-10, Cơ quan CSĐT Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) ra quyết định tạm giữ hình sự Hà Duy K (SN 2001, trú tại đường tổ 64, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai) về hành vi cướp tài sản.
Trong thời gian ngắn, trên địa bàn quận Hoàng Mai liên tiếp xảy ra các vụ cướp tài sản. Theo lời kể của các bị hại, đối tượng gây án tuổi còn khá trẻ và thường nhằm vào các phụ nữ. Sau khi sàm sỡ, đối tượng này liều lĩnh thực hiện hành vi cướp tài sản.
Vụ việc đầu tiên xảy ra vào ngày 4-10, nạn nhân là chị Nguyễn Thị H (trú tại quận Hoàng Mai). Theo lời khai của chị H, khoảng 23h cùng ngày, chị H đang trước cửa số nhà 106 – C 31 thuộc khu vực Đền Lừ, quận Hoàng Mai, lấy chìa khóa mở cổng nhà thì bất ngờ một nam thanh niên tiến lại gần, dùng hai tay giật chiếc túi xách chị H đang đeo trên người. Chị H giằng lại thì đối tượng đấm vào mặt, rồi dùng 2 tay đẩy chị H ngã về phía sau, tài sản bị mất gồm 40 nghìn đồng, 2 thẻ ATM, cùng một chứng minh nhân dân…
Nhận tin báo của người bị hại, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận Hoàng Mai, lập tức vào cuộc. Cùng với việc rà soát đối tượng có đặc điểm nhận dạng như người bị hại cung cấp, đơn vị đã khoanh vùng địa bàn và tổ chức truy bắt đối tượng.
Ngày 24-10, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tư xã hội, Công an quận Hoàng Mai, đã bắt giữ đối tượng Hà Duy K. Vào thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, K đang là học sinh lớp 9 của một trường cấp 2 trên địa bàn quận Hoàng Mai. Bố mẹ bỏ nhau từ khi K vừa biết bò. Khi bản án ly hôn có hiệu lực, anh trai K ở với bố tại Bắc Giang, còn K theo mẹ về Hà Nội thuê nhà sinh sống. Cuộc sống khó khăn, mẹ K vì thế chẳng có thời gian quan tâm, để ý đến cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn.
Video đang HOT
Hà Duy K phạm tội khi đang là học sinh lớp 9
Thiếu tiền tiêu xài, K nảy ý định cướp tài sản. Để tránh sự phát hiện của nạn nhân, đối tượng đóng giả là người đi tập thể dục rồi lang thang trên đường tìm “con mồi”. Ngày 4-10, K tập thể dục ở khu vực Đền Lừ phát hiện chị H đeo túi xách đi ngược chiều, liền bám theo. Khi chị H dừng xe tìm chìa khóa để mở cửa thì K giật chiếc túi xách chị đeo bên người… Sau khi gây án, K tháo sim điện thoại gói cùng với 2 thẻ ATM, 2 sim điện thoại của chị…
Tiếp đó, vào khoảng 23h ngày 17-10, K đi bộ từ Đền Lừ về nhà. Khi đến khu vực trường mầm non Mai Động, K phát hiện chị Đỗ Thị Thu Tr, đang nghe điện thoại và gửi xe ô tô đã âm thầm theo dõi, chờ thời cơ để chiếm đoạt tài sản.
Khoảng 10 phút sau đó, chị Tr đi ra khỏi trường, một tay cầm điện thoại Iphone 6 màu vàng, đối tượng liền bám theo… Khi chị Tr dừng trước cửa nhà thì đối tượng sàm sỡ chị Tr. Chị Tr quay lại đạp ngã K thì đối tượng giật chiếc điện thoại rồi cắn vào tay chị Tr và bỏ chạy. Chiếc điện thoại trên, vào chiều 18-10, K mang bán cho một hiệu cầm đồ trên đường Hoàng Văn Thụ bán với giá 2 triệu đồng.
Vụ án đang được Công an quận Hoàng Mai tiếp tục điều tra, mở rộng. Đề nghị ai là bị hại của vụ án trên đến Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an quận Hoàng Mai trình báo.
Theo_An ninh thủ đô
Tòa án từ chối giải quyết phá sản!?
Luật Phá sản 2014 được ban hành cách đây hơn 1 năm và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015, nhưng có tòa án đã phải từ chối nhận hồ sơ xin giải quyết phá sản của doanh nghiệp vì chưa có hướng dẫn áp dụng của Tòa án nhân dân tối cao. Có tòa án phải ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc phá sản vì chưa có quản tài viên.
Theo quy định của Luật Phá sản 2014, chánh án Tòa án nhân dân tối cao cần ban hành quy chế làm việc của tổ thẩm phán giải quyết thủ tục phá sản, hướng dẫn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản, hướng dẫn cụ thể về thẩm quyền của tòa án nhân dân địa phương, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn các vụ việc phá sản được thụ lý trước khi Luật Phá sản có hiệu lực và đang được giải quyết.
Nhưng cho đến nay, sau hơn 1 năm ban hành Luật Phá sản 2014, các hướng dẫn nêu trên vẫn chưa được ban hành, dẫn đến các tòa án lúng túng không dám nhận hồ sơ giải quyết thủ tục phá sản. Nhiều địa phương chưa có kế hoạch thực thi Luật Phá sản 2014. Hiện chỉ có 8 tỉnh có kế hoạch triển khai Luật này, bao gồm phát triển đội ngũ quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản...
Về quản tài viên, đến ngày 23/6/2015, Bộ Tư pháp mới công bố danh sách 96 quản tài viên được cấp thẻ hành nghề trên toàn quốc, phân bổ chủ yếu ở các đô thị lớn như TP. HCM 27 người, Hà Nội 26 người..., nhiều tỉnh, thành khác chưa có quản tài viên.
Danh sách quản tài viên của Bộ Tư pháp công bố mới chỉ có các thông tin về tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, mà chưa có các thông tin liên quan về nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để các đương sự chủ nợ và doanh nghiệp ở tình trạng phá sản có thể tham khảo lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu giải quyết tình trạng phá sản (phục hồi kinh doanh, bán tài sản, quyết định phá sản...).
Ngoài ra, theo Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, hiện tại chỉ có 1 doanh nghiệp hoạt động quản lý, thanh lý tài sản.
Đáng chú ý, 2 tháng sau khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực, cổng thông tin điện tử tại Tòa án nhân dân TP. HCM, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế vẫn đăng các thông tin hướng dẫn thủ tục tố tụng của Luật Phá sản 2004. Không có bất kỳ một bảng thông tin hướng dẫn thủ tục tố tụng tại trụ sở tòa án cấp tỉnh và huyện có hướng dẫn thủ tục giải quyết phá sản tại tòa án.
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia cũng không có thông tin liên quan đến Luật Phá sản 2014, trong khi Luật quy định, việc công bố "mở hay không mở thủ tục phá sản" ở trên cổng thông tin này.
Cổng thông tin của Tòa án nhân dân tối cao và cổng thông tin của một số tòa án nhân dân địa phương cũng vậy, không có các thông tin liên quan đến thủ tục giải quyết phá sản theo quy định. Trong khi đó, chỉ có 13/63 tòa án nhân dân cấp tỉnh là có cổng thông tin điện tử và chưa có ghi nhận nào là tòa án nhân dân cấp huyện có cổng thông tin điện tử.
Một số thẩm phán tại TP. HCM có kinh nghiệm giải quyết vụ án phá sản theo Luật Phá sản 2004 cho biết, thời gian giải quyết một vụ việc phá sản là 3 - 4 năm, có trường hợp kéo dài 9 năm. Việc kéo dài thời gian giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp có nhiều nguyên nhân như năng lực quản lý vụ án chưa cao, quy phạm pháp luật không rõ ràng, thiếu sự phối hợp giữa tòa án và các bên liên quan đến vụ việc phá sản...
Nhiều tòa án không có phần mềm quản lý vụ án (bao gồm quản lý thời gian, nghiệp vụ...) để hỗ trợ thẩm phán trong việc theo dõi quá trình giải quyết của từng vụ án. Do đó, các thẩm phán phải tự mình quản lý thông qua các biện pháp nghiệp vụ, kinh nghiệm cá nhân. Điều này cũng ảnh hưởng tới thời gian và chất lượng giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Luật sư Nguyễn Hưng Quang
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vô trách nhiệm, bỏ rơi người dân? Phường đề nghị, Sở đề nghị, Thành ủy cũng nói nhưng Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội vẫn mặc kệ. Giờ lãnh đạo phường chỉ mong báo chí làm thật mạnh vào thì may ra... Theo phản ánh của dư luận, hơn 1 tháng nay, khu nhà G (đô thị Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận...