Bắt đối tượng giả cán bộ ngân hàng, lừa đảo chiếm đoạt tiền tỷ
Ngày 26.3, Cơ quan CSĐT – Công an TP.Hà Nội cho biết đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam thời hạn 4 tháng đối với Nguyễn Văn Điệp (SN 1984), can tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo trung tá Võ Nam Hưng, điều tra viên Đội Điều tra xét hỏi, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP.Hà Nội thông tin: “Nguyễn Văn Điệp (SN 1984), học hết 12/12 ở quê tại xã Phương Xá, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, rồi ra Hà Nội kiếm việc làm và thuê trọ tại ngõ 10, phố Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình. Điệp có ngoại hình khá bảnh trai, cùng với tài ăn nói khéo léo, nên dễ thu phục lòng người bằng những câu chuyện anh ta “chém gió” để phục vụ mục đích lừa đảo”.
Đối tượng Nguyễn Văn Điệp.
Theo tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra ban đầu của cơ quan công an, tháng 9.2015, thông qua các mối quan hệ ở Hà Nội, Điệp đã tự giới thiệu với một số người quen rằng, anh ta đang làm tại một ngân hàng ở phố Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội và có nhiều mối quan hệ với các giới lãnh đạo, có khả năng xin học và làm việc trong lực lượng Công an nhân dân (CAND), cũng như trong một số cơ quan Nhà nước quan trọng khác.
Nghe Điệp “chém gió” tưởng là thật, vợ chồng anh Nguyễn Văn P (SN 1980, ở phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) và chị Lê Thu H (SN 1981, ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) đã mời chào nhiều người quen có nhu cầu xin học và xin việc làm trong lực lượng CAND, cũng như một số lĩnh vực khác để nộp hồ sơ và tiền cho Điệp.
Trao đổi với phóng viên về thủ đoạn lừa đảo của đối tượng giả danh cán bộ ngân hàng, trung tá Võ Nam Hưng cho biết lúc bị bắt, Điệp khai từ khi rời quê đặt chân đến Hà Nội, thanh niên này đau đáu “phải làm giàu bằng mọi cách”. Và, anh ta quyết định chọn cách lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết các vấn đề xã hội.
Để thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, Điệp lên mạng Internet nghiên cứu những thông tin liên quan đến tuyển sinh và tuyển lao động vào lực lượng CAND cũng như một số ngành khác. Cùng với tài ăn nói khéo léo, Điệp đã “chém gió” để khách hàng tin là thật, đưa tiền và hồ sơ xin việc làm hoặc đi học cho đối tượng. Trên thực tế, Điệp không có bất cứ mối quan hệ gì với các cơ quan chức năng để xin việc cho bất cứ ai.
Một thủ đoạn tinh vi khác cũng được Điệp áp dụng để qua mặt các nạn nhân bị anh ta lừa đảo chiếm đoạt tiền, đó là sau khi khâu trung gian là các anh P và chị H nhận hồ sơ và tiền “lệ phí” xin học, làm việc, Điệp thường đưa cho nạn nhân giấy hẹn giả và số điện thoại của mình, nhưng lại nói đó là số của những người có trách nhiệm bên tuyển sinh hoặc tuyển dụng lao động. Sau đó, anh ta hẹn các nạn nhân đến một thời gian nhất định thì điện thoại kiểm tra và Điệp trực tiếp nghe máy rồi hẹn họ đến cổng cơ quan này, học viện nọ để chờ… “người có trách nhiệm” ra tiếp đón. Tuy nhiên, sau khi khách đến điểm hẹn đều gặp Điệp và đối tượng đã viện lý do này nọ để thu lại giấy hẹn, tránh bị lực lượng công an phát hiện hành vi lừa đảo rồi cắt đứt liên lạc.
Theo anh P và chị H, là những “đối tác” làm cầu nối giữa Điệp với khách hàng cho biết, họ đã phải bỏ tiền cá nhân chi trả cho nhiều nạn nhân là quan hệ xã hội, nên không biết địa chỉ cụ thể. Tuy nhiên, sau khi trả tiền đền bù không thực hiện được hợp đồng xin việc làm và xin học, anh P và chị H cũng không liên hệ với những người này nữa.
Video đang HOT
Tính đến thời điểm này, Cơ quan CSĐT – Công an TP.Hà Nội đã làm rõ số tiền Điệp nhận của các “đối tác” và hứa sẽ “chạy” được việc làm cũng như xin học cho họ lên tới hơn 7 tỷ đồng. Điệp đã thanh toán cho một số nạn nhân khoảng 4 tỷ đồng, còn nợ hơn 3 tỷ đồng.
“Số nạn nhân trong các vụ lừa đảo do Điệp gây ra có tới gần 40 trường hợp. Tuy nhiên, rất ít người đến cơ quan công an trình báo, gây khó khăn cho công tác điều tra của cơ quan công an” – trung tá Võ Nam Hưng chia sẻ và nhấn mạnh: “Để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử các bị can trước pháp luật và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho nạn nhân các vụ lừa đảo, Cơ quan CSĐT – Công an TP.Hà Nội đề nghị những người liên quan đến các vụ án do Nguyễn Văn Điệp gây ra, đến Đội Điều tra xét hỏi, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an TP.Hà Nội để giải quyết (ĐC: Số 7 phố Thiền Quang, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội – điện thoại: 0904119988 để giải quyết”.
Theo Hà Hoàng (ANTĐ)
Truy tố băng siêu trộm vàng ở miền Tây
Công an xác định băng siêu trộm vàng ở miền Tây gây ra 45 vụ trộm, tổng tài sản hơn 10 tỉ đồng.
Các nghi phạm Đợi, Diệp, Mười
Ngày 5.2, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ cho biết, đã kết thúc điều tra, chuyển VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 7 nghi phạm trong băng siêu trộm vàng ở miền Tây gồm: Lý Văn Đợi (53 tuổi), Nguyễn Minh Thắng (54 tuổi), Nguyễn Văn Điệp (tự Lùn, 45 tuổi) Phùng Thanh Tâm (44 tuổi, cùng ngụ TPHCM), Nguyễn Văn Dân (43 tuổi, quê Bạc Liêu, tạm trú tại TT Trà Ôn, Vĩnh Long), Lê Văn Mười (40 tuổi), Lê Văn Dũng (51 tuổi, cùng ngụ Trà Ôn, Vĩnh Long) về hành vi trộm cắp tài sản.
Theo cảnh sát, từ năm 2015, nhiều tỉnh, thành ở miền Tây liên tiếp xảy ra nhiều vụ trộm tại các tiệm vàng. Đơn cử, đầu năm 2015, tiệm vàng Hiện - Tính Hà (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), bị trộm đột nhập lấy đi nhiều vàng và nữ trang, tổng trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng. Camera an ninh trong tiệm vàng bị vô hiệu hóa bằng túi nilon, bã kẹo cao su. Quá trình gây án, bọn trộm hầu như không để lại dấu vết gì.
Các nghi phạm Dân, Dũng, Thắng và Tâm
Tại các tỉnh Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang... cũng liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ trộm đột nhập tiệm vàng, với phương thức thủ đoạn tương tự.
Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) chỉ đạo xác lập chuyên án, giao cho Công an TP Cần Thơ phối hợp với lực lượng công an các tỉnh bằng mọi giá phải triệt phá băng trộm này.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, tháng 3/2016, công an phát hiện Dân, làm nghề ghe cào trên sông Hậu có nhiều dấu hiệu nghi vấn cấu kết đồng bọn trộm cắp tài sản bằng đường sông.
Đi sâu vào xác minh, công an xác định các đối tượng trộm tiệm vàng ở miền Tây này gồm: Đợi, Thắng, Điệp, Mười, Dũng, Dân và Tâm. Đây là các đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự về tội trộm cắp tài sản.
Theo đó, năm 2013, nhóm của Đợi trong một lần di chuyển xuống miền Tây thì ghe bị hư. Nhóm này gặp Mười, người sửa máy nổ, sống bằng nghề nuôi gà đá và chuyên trộm cắp. Sau khi hội ý, Mười rủ anh ruột cùng tham gia, hình thành băng trộm đường sông, chuyên đột nhập tiệm vàng.
Những tiệm vàng, băng nhóm này nhắm đến đều nằm sát bờ sông, tại các khu vực chợ, thị trấn và thời điểm gây án vào nửa đêm về sáng.
Cuối tháng 7.2016, Ban chuyên án phát hiện Đợi và Thắng từ Sài Gòn xuống huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) gặp Dũng.
Hình ảnh nghi phạm được camera ghi nhận khi bọn trộm đột nhập vào tiệm vàng
Sau khi bàn bạc, Đợi và Thắng lấy ghe 3,5 tấn di chuyển xuống tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau rồi quay ngược trở lại Sóc Trăng. Tại đây, Đợi và Thắng neo ghe trên sông Cổ Cò rồi lên bờ chợ Kinh, dò xét các tiệm vàng để đêm xuống đột nhập lấy trộm.
Tuy nhiên, mọi hành động của bọn chúng đều bị các trinh sát theo dõi. Ban chuyên án nhận định bọn chúng sẽ ra tay tại tiệm vàng Kim Hoàng nên bố trí lực lượng bắt quả tang.
Ban chuyên án chia ra làm 6 tổ gồm: 1 tổ gồm các trinh sát hình sự trực tiếp vào trong các tiệm vàng để phục kích. Tổ khác sử dụng phương tiện thủy giám sát đoạn sông mà chúng di chuyển. 8 trinh sát, bí mật giám sát theo dọc bờ sông đối diện mặt hậu các tiệm vàng; 4 đặc công nước trầm mình tại bãi sông gần các tiệm vàng. Nhóm còn lại vào nhà dân gần đó để quan sát, theo dõi dọc theo mặt tiền các tiệm vàng.
Công vụ phá khóa, tang vật gây án
Khoảng 1h ngày 30.7.2016, Đợi và Thắng dùng vỏ lãi chạy đến tiệm vàng Kim Hoàng, khi cách tiệm vàng khoảng 300m thì chúng tắt máy thả xuôi phương tiện theo dòng nước. Khi đến tiệm vàng bọn chúng dùng dụng cụ cạy, cắt, bẻ khóa rào, cửa đột nhập vào bên trong.
Sau khi đợi mở tủ, gom vàng bỏ vào túi thì các trinh sát lao ra bắt quả tang. Bị động, Thắng nhảy xuống sông bỏ trốn nhưng đã bị cảnh sát đặc nhiệm ẩn mình sẵn dưới nước vùng lên khống chế. Từ lời khai của Đợi và Thắng, Ban chuyên án bắt giữ lần lượt các nghi phạm còn lại.
Qua điều tra đã xác định băng nhóm này gây ra 45 vụ trộm đột nhập, với tổng số tài sản trên 10 tỷ đồng. Trong đó, tại Cần Thơ và Tiền Giang xảy ra 10 vụ. 35 vụ khác xảy ra tại Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bến Tre...
Số vàng bọn chúng lấy trộm được đem về TPHCM dùng bình thổi vàng để nấu lại và mang đến các tiệm vàng ở quận 5 bán.
Theo OANH KIỀU (Dân Việt)
CSGT 2 giờ miệt mài truy lùng Exiter bị 'đá nóng' đem về cho chủ xe Khi đang quay lưng lại khóa cổng, anh Nguyễn Văn Điệp nghe tiếng nổ máy xe. Quay lại, anh Điệp phát hiện một thanh niên đang rồ ga xe của mình tẩu thoát. Theo dấu định vị và nhờ các CSGT giúp đỡ anh Điệp đã tìm lại được xe sau gần 2 giờ. CSGT đưa anh Điệp vào bãi xe nhận lại...