Bát đĩa vỡ có giá hàng chục triệu nhờ ý tưởng phục chế khó tin kiểu Nhật
Thay vì vứt đi những mảnh bát đĩa vỡ, người Nhật lại “biến hóa” chúng một cách tài tình thành những thứ đồ độc đáo tuyệt đẹp và đắt tiền.
Nhật Bản luôn nổi tiếng là một đất nước với những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời và có tính ứng dụng bậc nhất trên thế giới. Không chỉ vậy, đồ gốm Nhật Bản từ xưa đã nổi tiếng bởi sự đặc sắc và độc đáo, gốm Nhật từng bị xem là chỉ dành cho giới “nhà giàu” vì mức giá ngất ngưỡng và giá trị lịch sử lâu đời của nó.
Hãy thử tưởng tượng khi bạn làm rơi vỡ một chiếc bát, đĩa hay bình hoa bằng gốm đắt tiền, bạn sẽ làm gì thay vì “ném” chúng vào sọt rác? Những nghệ nhân Nhật Bản tài tình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó bằng nghệ thuật thủ công truyền thống của Nhật Bản được gọi là Kintsugi (Mộc vàng) – “tái sinh” bát đĩa vỡ một cách “thần kỳ”.
Nghệ thuật thủ công truyền thống Kintsugi của Nhật Bản – “tái sinh” bát đĩa vỡ một cách “thần kỳ”.
Trong tiếng Nhật, Kintsugi là “ dùng vàng gắn lại”, nói lên tất cả ý nghĩa của nghệ thuật thủ công đặc biệt này. Kintsugi đã xuất hiện vào những năm của thế kỷ 15.
Các nghệ nhân dùng hỗn hợp trộn loại “nhựa” bí truyền (resin) hay một loại sơn đặc biệt với bột vàng gắn các mảnh vỡ với nhau.
Với những mảnh bát đĩa đã vỡ, người Nhật dùng chúng gắn lại với nhau, tạo thành một “kiệt tác nghệ thuật” không thua kém gì thứ đồ ban đầu, hơn nữa còn được bán lại với giá hàng chục triệu. Điều khiến cho những bộ bát đĩa cũ gắn bằng những mảnh vỡ lại có giá trị đến thế là vì các nghệ nhân dùng hỗn hợp trộn loại “nhựa” bí truyền (resin) hay một loại sơn đặc biệt với bột vàng, bạc hoặc bạch kim, sau đó gắn các mảnh vỡ lại với nhau.
Các nghệ nhân ghép các mảnh vỡ khác nhau về họa tiết thành một “kiệt tác nghệ thuật”.
Món đồ sau khi được gắn lại, không những trở lại trạng thái lành lặn mà thậm chí còn lung linh, tuyệt đẹp và có giá trị hơn nhiều lần nhờ những đường nối lấp lánh ánh vàng. Những vết rạn nứt không những được che đi một cách hoàn hảo mà còn trở thành điểm nhấn cho món đồ gốm vốn trước đây không mấy nổi bật.
Video đang HOT
Tại Nhật Bản, có 3 kỹ thuật “biến” những mảnh vỡ thành “kiệt tác nghệ thuật” đắt giá:
- Phương pháp phục hồi (Crack): Đây là phương pháp cơ bản nhất của Kintsugi, gắn các vết nứt hay lấp các mảnh bị thiếu trên món đồ bằng hỗn hợp có thành phần chính là vàng.
Các bước thực hiện gắn các mảnh vỡ dễ dàng bằng phương pháp phục hồi.
- Phương pháp thay thế (Piece method): được áp dụng trong trường hợp không có mảnh vỡ cùng loại, các nghệ nhân sẽ sử dụng toàn bộ là loại “nhựa” vàng hoặc hợp chất vàng – sơn mài để hoàn thiện tác phẩm.
Không có mảnh vỡ cùng loại, “nhựa” vàng hoặc hợp chất vàng – sơn mài sẽ được sử dụng thay thế.
- Phương pháp ghép lai (Joint call): sử dụng một mảnh vỡ có chất liệu tương tự nhưng họa tiết không giống với sản phẩm ban đầu ghép với hiện vật gốc. Dĩ nhiên, những mảnh vỡ này phải phù hợp và tương đồng với nhau về màu sắc, bố cục, tạo nên giá trị độc đáo cho tác phẩm.
Kỹ thuật tài tình tồn tại hàng trăm năm này giúp người Nhật dễ dàng khôi phục và tái sử dụng đồ gốm đã trở nên nổi tiếng và được nhiều nước trên thế giới biết đến. Thậm chí, trong một số hội thảo tại nước ngoài, người ta đã được chứng kiến tận mắt những nghệ nhân Nhật trình diễn nghệ thuật Kintsugi với những mảnh bát đĩa vỡ.
Kỹ thuật tài tình tồn tại hàng trăm năm này giúp người Nhật dễ dàng khôi phục và tái sử dụng đồ gốm nổi tiếng trên khắp thế giới.
Trong thời buổi hiện nay, khi mà người dân ngày càng có điều kiện về kinh tế, nhưng chất lượng của chất liệu làm nên bát đĩa, hay bình, lọ ngày nay không được đảm bảo, thì những món đồ Kintsugi là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Vì thế, không chỉ những người “chơi” gốm chuyên nghiệp, có điều kiện, mà ngay cả nhiều người dân bình thường cũng tìm mua thứ đồ có giá cao “ngất ngưởng” vài trăm cho tới hàng nghìn đô, tương đương với hàng chục triệu đồng về trưng bày hoặc sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Cùng chiêm ngưỡng thêm nhiều tác phẩm Kintsugi tuyệt đẹp khác của các nghệ nhân Nhật Bản:
Từ đĩa…
bát cổ…
cho đến những chiếc bình cũng có thể được “tái sinh” dưới bàn tay các nghệ nhân.
Những đồ vật này được phục chế và đóng gói cẩn thận cho nhu cầu mua về sử dụng hoặc trưng bày của mỗi người.
Các mảnh gôm vỡ với họa tiết khác nhau hoàn toàn được gắn thành chiếc bát hoàn hảo, sang trọng.
Theo Khám Phá
Quảng Bình: Nhiều ý tưởng hay từ cuộc thi khoa học kỹ thuật
Ngành GD&ĐT tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức thành công cuộc thi Khoa học kỷ thuật cho học sinh trung học tỉnh Quảng Bình lần thứ V, ghi nhận từ cuộc thi này cho thấy các em học sinh đã mang đến cuộc thi nhiều ý tưởng sáng tạo, thực tiển dễ áp dụng được vào cuộc sống...
Ông Đinh Quý Nhân, giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Bình trao giải cho những học sinh đạt giải tại cuộc thi.
Các đề tài tham gia Cuộc thi lần này đã đi vào chiều sâu, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn đời sống, tìm cách giải quyết những vấn đề đời sống đặt ra trong sản xuất, trong sinh hoạt hằng ngày và đặc biệt là trong hoạt động dạy ở trường và học ở nhà.
Có những dự án có ý tưởng sáng tạo và khả năng ứng dụng vào thực tiễn cao như dự án "Thiết bị giám sát chất lượng không khí qua Internet" của nhóm tác giả Phạm Hữu Quang Khải và Hoàng Cao Nữ Quỳnh Anh, học sinh trường THCS số 1 Nam Lý thuộc phòng GD&ĐT Tp. Đồng Hới.
"Mô hình nhà thông minh dành cho người khuyết tật" của nhóm tác giả Nguyễn Thùy Dương, Lê Thị Thu Hiền, học sinh trường THPT Lê Quý Đôn. "Hệ thống tự động điều khiển thông minh trong phòng học" của nhóm tác giả Dương Thị Thùy Linh và Dương Đăng Hậu, học sinh trường THCS Tân Thủy thuộc phòng GD&ĐT huyện Lệ Thủy ...
Hay một số đề tài về sinh hóa học "Nghiên cứu sản xuất một số thực phẩm từ quả sung có giá trị dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị một số bệnh Táo bón, cơ xương khớp, loãng xương, tăng huyết áp ở người lớn" của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Tân và Phạm Anh Quân, học sinh trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp; dư an "Hệ thống cho cá, tôm ăn điều khiển từ xa bằng điện thoại di động có hẹn giờ" cua nhom tac gia Đậu Nguyễn Huyền Linh và Phan Tiến Trường, hoc sinh trương THCS Quach Xuân Ky thuôc phong GD&ĐT huyện Bô Trach.
Ngoài ra còn rất nhiều các dự án khác thể hiện ý tưởng độc đáo, khả năng sáng tạo mà các thí sinh đã đưa đến cuộc thi lần này.
Cuộc thi lần này nhìn chung đã đạt được mục đích yêu cầu đặt ra là phát huy khả năng sáng tạo, tạo ra sân chơi bổ ích cho học sinh trung học. Qua đó thúc đẩy phong trào học tập nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường.
Xác định vai trò quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học trong sự nghiệp đổi mới toàn diện và sâu sắc nền giáo dục và đào tạo cả nước nói chung, giáo dục và đào tạo tỉnh nhà nói riêng. Cuộc thi đã đánh giá và xác định được những tập thể, cá nhân, những dự án có giá trị khoa học và thực tiễn với những ý tưởng khoa học đáng trân trọng từ lứa tuổi học sinh trung học.
Cuộc thi Khoa học kỷ thuật cho học sinh trung học tỉnh Quảng Bình lần thứ V có 59 đơn vị tham gia trong đó có 30 đơn vị THCS của 8 phòng GD&ĐT, 29 đơn vị THPT với 110 dự án thông qua mạng "Trường học kết nối". Ban tổ chức đã trao 2 giải nhất, 5 giải nhì, 22 giải ba và 36 giải khuyến khích cho các đề tài tham dự.
Theo Giaoducthoidai.vn
Suốt 6 tháng cặm cụi đi nhặt lá cây, cô gái khiến mọi người sốc nặng khi biết sự thật Cô gái miệt mài đi nhặt lá cây rồi về lại tỉ mẩn "chăm sóc" cho chúng, không ai hiểu chuyện gì đang xảy ra cho đến khi... Lá cây - thứ tưởng chừng như là vô dụng nhất thế gian không ngờ lại có thể trở thành nguồn cảm hứng và nguyên liệu sáng tạo để làm ra sản phẩm khiến nhiều...