‘Bắt đền’ bệnh viện vì bị cưa chân
Bị tai nạn giao thông trật khớp gối, tổn thương động mạch kheo, anh Triều được bệnh viện Cà Mau bó bột. Hai ngày sau chân bắt đầu đau nhức, không cử động được, anh đến bệnh viện TP HCM thì chân đã hoại tử phải cưa bỏ.
Cho rằng các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Cà Mau thiếu tinh thần trách nhiệm, chẩn đoán không chính xác để kịp thời chuyển Triều lên bệnh viện tuyến trên xử lý, dẫn đến việc phải cưa chân, người cha – ông Nguyễn Khắc Nhu đã làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng tỉnh.
Ngày 26/5, ông Nguyễn Trung Nhân, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cho biết đã yêu cầu thanh tra ngành khẩn trương làm rõ đơn của gia đình anh Nguyễn Hải Triều (27 tuổi) ở huyện Cái Nước.
Theo ông Nhu, sáng 30/4 con trai ông đi từ nhà ra thành phố Cà Mau bị va quyẹt nhẹ trên đường nên sưng tấy gần đầu gối trái. Vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, kết quả chụp X-quang được bác sĩ chẩn đoán trật khớp gối, có khả năng bị đứt dây chằng, chỉ định bó bột từ bắp đùi xuống đến gần mắt cá chân.
Hai ngày sau bàn chân trái bị tím đen, đau nhức toàn chân, không cử động được, bệnh nhân báo với bác sĩ. “Lúc đó xem lại phim X-quang bác sĩ nói không sao, có thể do bó bột chặt quá máu không lưu thông được xuống chân nên chỉ định cắt bớt một đoạn bột bó trên bắp đùi. Hôm sau vẫn thấy không khả quan, gia đình xin chuyển lên tuyến trên nhưng bệnh viện không đồng ý”, anh Triều kể.
Gia đình một lần nữa yêu cầu kiểm tra lại chân bệnh nhân, nhưng bác sĩ vẫn cho biết không sao và từ chối chuyển tuyến trên.
Ngày 2/5 gia đình quyết định tự ý đưa Triều lên Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM khám, sau đó chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Bác sĩ Chợ Rẫy chẩn đoán bệnh nhân bị trật khớp gối trái, tổn thương động mạch kheo ngày thứ hai gây hoại tử nên phải cưa chân.
Video đang HOT
Anh Triều với nửa chân trái vừa bị cưa. Ảnh: Thiên Phước
Đau xót trước việc con trai bị mất chân oan uổng, người cha bức xúc cho rằng nếu Bệnh viện Đa khoa Cà Mau phát hiện kịp thời và cho chuyển lên tuyến trên sớm thì con ông không phải bị cưa chân. Do đó, ông gửi đơn khiếu kiện bệnh viện, yêu cầu Sở Y tế Cà Mau xác minh làm rõ để xử lý nghiêm những thầy thuốc không làm tròn trách nhiệm đối với bệnh nhân.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Lưu Anh Tài – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau – cho rằng bệnh viện không có máy chụp động mạch cản quang và siêu âm mạch máu ngoại biên nên việc không phát hiện anh Triều bị chấn thương động mạch kheo là nguyên nhân khách quan, bệnh viện không có lỗi. Theo ông Tài, gia đình bệnh nhân quen biết rất nhiều người trong ngành y tế nên được gửi gắm rất kỹ, không hề có việc bệnh viện thiếu quan tâm hoặc không cho chuyển viện.
Cũng theo người đứng đầu bệnh viện này, gia đình anh Triều tự ý trốn viện lên tuyến trên nên không rõ các bệnh viện ở TP HCM xử trí thế nào. Do đó cần thiết phải họp hội đồng khoa học để đánh giá lại toàn bộ vụ việc mới khách quan và sớm có kết quả trả lời chính thức cho gia đình bệnh nhân.
“Theo tôi, nếu tổn thương động mạch kheo phía sau nhượng gây hoại tử chân thì phải tháo luôn khớp gối nhưng không hiểu sao anh Triều chỉ bị cưa 1/3 chân. Ngoài ra, bệnh nhân vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM là nơi đủ điều kiện điều trị cho bệnh nhân bị tổn thương động mạch kheo, nhưng lại chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy để cưa chân là điều khó hiểu cần được làm rõ”, ông Tài nói.
Theo VNExpress
Trượt đốt sống - Bệnh không thể xem thường
Trượt đốt sống là bệnh thường gặp, xảy ra chủ yếu ở vùng cột sống thắt lưng. Bệnh có thể do bẩm sinh, thoái hoá, chấn thương, bệnh lý gây ra, trong đó hay gặp nhất là trượt đốt sống do hở eo và do thoái hóa.
Vì sao bị trượt đốt sống?
Một người có thể bị trượt đốt sống do một trong các nguyên nhân sau đây: bẩm sinh, bị rối loạn phát triển, với đặc điểm là các khiếm khuyết về giải phẫu của mấu khớp như: thiểu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng ra sau, thường có dị tật gai đôi cột sống; thiểu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng vào trong. Do khe hở eo, khuyết eo do gãy, do hiện tượng gãy xương và liền xương xảy ra liên tục ở vùng eo; chấn thương làm gãy eo gây trượt. Do thoái hoá chủ yếu ở vị trí L4-5, thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 40-50; thoái hoá cột sống, nhất là thoái hoá đĩa đệm và các mấu khớp, làm mất tính vững chắc của cột sống gây nên. Do bệnh lý như: nhiễm khuẩn, ung thư làm hoại tử hay phá hủy các cấu trúc của cột sống; bệnh vôi hoa đôt sông. Do chấn thương làm gãy cuống, gãy mấu khớp dẫn tới mất vững cột sống. Do phẫu thuật cắt cung sau kèm theo cắt bỏ các mấu khớp.
Các mức độ tổn thương trượt đốt sống do thoái hóa.
Phát hiện bệnh có khó không?
Bạn có thể phát hiện được bệnh trượt đốt sống căn cứ vào các dấu hiệu sau: bệnh nhân có biểu hiện mất vững cột sống và chèn ép các rễ thần kinh. Ngươi bênh đau cột sống thắt lưng âm ỉ liên tục, đau tăng khi cột sống phải chịu lực như khi đứng, đi bộ, lao động...nhưng nằm nghỉ thì hết đau hoặc đau giảm hẳn. Khi bệnh nhân thay đổi tư thế cũng gây đau cột sống, phải chống tay vào đùi khi đứng lên. Nếu bệnh nặng thường có thay đổi tư thế thân người và dáng đi. Ở vùng cột sống thắt lưng có thể có biến dạng lõm, gọi là dấu hiệu bậc thang, dấu hiệu nhát rìu... Có bệnh nhân bị đau cách hồi, đây là triệu chứng đau đặc trưng của bệnh: đau khi đi bộ, vì đau phải dừng lại, hết đau mới đi tiếp, đang đi vì đau lại phải nghỉ, hết đau lại đi. Đối với bệnh nhân bị chèn ép rễ thần kinh, họ thường đau cả khi nằm nghỉ. Bệnh nhân bị hẹp lỗ ghép thần kinh được cho là nguyên nhân chèn ép rễ hay gặp nhất. Lỗ ghép hẹp là do các yếu tố như sự lồi vào của bờ sau thân đốt và đĩa đệm, tình trạng khớp giả và tổ chức xơ từ khe hở eo, một phần do cột sống thường xoay nhẹ làm cho lỗ ghép hẹp hơn ở một bên. Số ít bệnh nhân vì tổ chức xơ quá phát từ khe eo rất nhiều trở thành nguyên nhân gây chèn ép rễ thần kinh. Các nguyên nhân chèn ép rễ khác ít gặp hơn như thoát vị đĩa đệm tại mức trượt hay là ở vị trí lân cận các đốt sống trượt. Đối với bệnh nhân trượt đốt sống do thoái hoá, tình trạng chèn ép rễ thần kinh do hẹp lỗ ghép khá phổ biến.
Chụp Xquang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ xác định được mức độ trượt, mức độ thoái hoá của cột sống và nguyên nhân gây chèn ép thần kinh. Chụp cộng hưởng từ còn đánh giá được tình trạng hẹp lỗ ghép.
Sư dung thưc phâm chưa nhiêu canxi đê han chê thoai hoa côt sông.
Vê điêu tri
Hầu hết bệnh nhân bị trượt đốt sông được điều trị nội khoa. Những bệnh nhân ở tuổi thiếu niên, chỉ cần nằm nghỉ, mặc áo cố định ngoài và hạn chế các hoạt động gây đau là có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Đối với bệnh nhân là người trưởng thành, trong những đợt đau cấp phải được nằm nghỉ, tránh mọi hoạt động hay lao động; dùng các thuốc chống viêm, giảm đau như paracetamol, aspirin, diclofenac, ibusprophen... sử dụng vật lý trị liệu, các phương pháp phục hồi chức năng, hướng dẫn bệnh nhân tập các bài thể dục tăng cường các cơ lưng, cơ bụng và cơ đùi; thực hiên ăn uống và các tập luyện nhằm giảm cân đối với người béo.
Điều trị bằng phẫu thuật trong các trường hợp: trượt đốt sống có tổn thương rễ thần kinh; có đau cột sống thắt lưng điều trị nội khoa nhưng không đỡ; trượt đốt sống tiến triển ngày càng nặng. Phẫu thuật ghép xương làm liền xương vững chắc giữa các đốt sống, loại bỏ chuyển động bất thường giữa các đốt sống kém vững.
Theo dõi và điều trị sau mổ: sau mổ, bệnh nhân cần được bất động tại giường từ 5-7 ngày. Nếu bệnh nhân hết đau có thể cho ngồi dậy sớm hơn. Chú ý phát hiện biến chứng sớm: nhiễm khuẩn, tổn thương rễ... Cần chụp Xquang trước khi bệnh nhân ra viện để đánh giá vị trí của vít; đánh giá di lệch trượt sau mổ...
Phòng bệnh cần tránh các cử động nặng vùng thắt lưng để tránh tình trạng gãy xương và liền xương xảy ra liên tục ở vùng eo. Phòng tránh các chấn thương làm gãy eo gây trượt đốt sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong luyện tập thể thao. Dùng thức ăn chứa nhiều canxi để phòng tránh bệnh loãng xương, hạn chế sự thoái hoá cột sống, nhất là ở phụ nữ từ 40-50 tuổi. Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn để phòng biến chứng trượt đốt sống. Đối với bệnh nhân đã mổ điều trị trượt đốt sống, sau khi ra viện, cần kiểm tra định kỳ theo hẹn để đánh giá kết quả mổ, sự phục hồi chức năng cột sống, phát hiện sớm di lệch trượt...
Theo SK&ĐS
Rùng mình vì bị hoại tử trên da sau khi ăn tiết canh Đang khỏe mạnh, bỗng dưng thấy sốt đùng đùng nhưng anh V.V.N chỉ nghĩ là chắc cảm mạo thường. Nhưng đến ngày sốt thứ hai, anh thấy thấy trên tay, chân và toàn thân xuất hiện rất nhiều nốt ban hoại tử da và người dần mệt lả. Quá hoảng sợ trước những nốt ban như đã thối, cảm tưởng chỉ móc nhẹ...