Bắt đầu xét xử vụ 5 cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa nhận hối lộ
8 bị cáo, trong đó có 5 cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa và 3 người làm doanh nghiệp đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đưa ra xét xử về tội đưa – nhận hối lộ.
8 bị cáo tại phiên tòa ẢNH MINH HẢI
Sáng 10.3, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ đối với 8 bị cáo, trong vụ án “cán bộ Thanh tra tỉnh Thanh Hóa nhận hối lộ” ra ra vào năm 2019.
Tại phiên tòa, các bị cáo đều có mặt cùng 4 người làm chứng. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, trong phòng xử án, Hội đồng xét xử quyết định hạn chế, không cho những người dân, người không có liên quan đến vụ án vào phiên tòa.
Cũng theo thông tin Hội đồng xét xử công bố, các bị cáo không mời luật sư nào bào chữa cho mình. Các phóng viên tác nghiệp cũng không được tác nghiệp tại khu vực Hội đồng xét xử, để phòng, tránh bệnh Covid-19.
Video đang HOT
Để phòng, chống dịch Covid-19, Hội đồng xét xử quyết định, những người không liên quan không được vào trong phòng xử án Ảnh Minh Hải
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa, đầu năm 2019, Thanh tra tỉnh Thanh Hóa thành lập Đoàn thanh tra để kiểm tra công tác quản lý ngân sách, xây dựng cơ bản tại huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa)
Đoàn công tác của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa, gồm có: ông Lê Mạnh Hà (58 tuổi, Trưởng phòng Thanh tra giải quyết khiếu nại tố cáo 3, làm Trưởng đoàn) và các thanh tra viên Nguyễn Thị Cúc (56 tuổi), Nguyễn Hưng (44 tuổi), Dương Văn Bằng (58 tuổi), Nguyễn Quý Diễn (51 tuổi).
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Đoàn Thanh tra của Thanh tra tỉnh Thanh Hóa phát hiện có nhiều vi phạm trong công tác quản lý ngân sách và xây dựng cơ bản liên quan đến các doanh nghiệp, nên đã có hành vi ép buộc doanh nghiệp đưa tiền để bỏ qua sai phạm.
Các bị cáo và những người làm chứng tại phiên tòa Ảnh Minh Hải
Khoảng 15 giờ ngày 18.4.2019, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa bắt quả tang bà Nguyễn Thị Cúc đang nhận tiền của một đơn vị bị thanh tra trên địa bàn huyện Thiệu Hóa. Từ lời khai của bà Cúc và các chứng cứ thu thập được, cơ quan công an tiếp tục tiến hành bắt giữ những thành viên còn lại của Đoàn thanh tra.
Mở rộng điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giữ 3 người để điều tra về tội đưa hối lộ. Các bị cáo bị truy tố về tội nhận hối lộ đều là chủ doanh nghiệp có hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, gồm: Nguyễn Gia Hải (47 tuổi, Giám đốc doanh nghiệp Hải Lam, có địa chỉ ở phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa); Trần Ngọc Tài (53 tuổi, Giám đốc doanh nghiệp Cường Quý, có địa chi tại thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa); và Nguyễn Cao Châu (35 tuổi, ngụ tại xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa), là kỹ sư một doanh nghiệp (không tên) trên địa bàn huyện Thiệu Hóa.
Theo lịch xét xử, dự kiến phiên tòa diễn ra từ ngày 10-11.3, nhưng tại phần xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa cho biết cũng chưa xác định được phiên tòa sẽ diễn ra trong mấy ngày, tùy vào mức độ phức tạp của vụ án.
Theo thanhnien.vn
Nhận tiền "bôi trơn" của DN, nguyên PGĐ Sở TN-MT Bến Tre bị truy tố
Dù biết rõ Công ty Hồng Việt không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để sản xuất, Đoàn Văn Phúc, nguyên Phó Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bến Tre, không thu hồi giấy phép mà soạn thảo thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan cho công ty này.
VKSND Tối cao vừa tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can, gồm: Đoàn Văn Phúc, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) tỉnh Bến Tre; Trương Văn Em, nguyên Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT) tỉnh Bến Tre; Trần Thị Thùy Trang, nguyên Trưởng phòng kiểm soát ô nhiễm; Trần Thanh Phong, chuyên viên Phòng kiểm soát ô nhiễm - Chi cục BVMT tỉnh Bến Tre bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bị can Đoàn Văn Phúc (trái); Trương Văn Em
Các bị can gồm: Dương Tuấn Anh, Hà Chí Đào và Trần Thị Hợp nguyên nhân viên Công ty TNHH sản xuất kinh doanh dịch vụ xây dựng Hồng Việt (Công ty Hồng Việt) bị truy tố về tội "Buôn lậu".
Theo cáo trạng, Công ty Hồng Việt nghề kinh doanh là nhập khẩu, tái chế phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và một số ngành nghề đăng ký khác do ông Lê Hữu Thiêm làm Giám đốc thành lập vào tháng 11-2014. Khi đi vào hoạt động, ông Thiêm giao cho Dương Tuấn Anh quản lý điều hành mọi hoạt động của Công ty.
Cáo trạng xác định, mặc dù chưa có dây chuyền tái chế phế liệu, nhưng Trần Thanh Phong vẫn tiếp nhận hồ sơ đủ điều kiện để Trương Văn Em duyệt, trình Đoàn Văn Phúc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu cho Công ty Hồng Việt, trái với qui định.
Ngoài ra, Phúc, Em, Trang, Phong đại diện Sở TN-MT tỉnh Bến Tre và Chi cục BVMT tỉnh đã xuống kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty Hồng Việt dù biết rõ Công ty này không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu để sản xuất, nhưng không thu hồi giấy phép, mà còn soạn thảo 76 thông báo lô hàng phế liệu nhập khẩu để kiểm tra, thông quan cho Công ty Hồng Việt. Qua đó, ông Thiêm "bôi trơn" cho bị can Phúc 505 triệu đồng; bị can Em 6 triệu đồng; bị can Trang 5 triệu đồng và bị can Phong 3 triệu đồng.
Về phía Công ty Hồng Việt, sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu, Dương Tuấn Anh thay mặt ông Thiêm đã chỉ đạo nhân viên và các đối tượng liên quan làm giả tài liệu bộ hồ sơ hải quan để thông quan lô hàng phế liệu, gồm 485 thông báo giả của Sở TN-MT; các hợp đồng ngoại; hóa đơn thương mại; hóa đơn vận tải; giấy xác nhận ký quỹ để đưa vào 2.268 bộ hồ sơ hoàn tất thủ tục nhập khẩu gần 46 tấn nhựa phế liệu và 11 tấn sắt phế liệu.
Ngoài ra, sử dụng hơn 134 tỉ đồng để mua ngoại tệ của ngân hàng thanh toán cho 79 công ty mở tại 22 quốc gia, hưởng số tiền chênh lệch gần gần 59 tỉ đồng. Riêng Dương Tuấn Anh hưởng lợi 600 triệu đồng.
Trước khi vụ án được phát hiện, khởi tố, ông Lê Hữu Thiêm, Giám đốc Công ty Hồng Việt bị chết do tai nạn giao thông nên không truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, VKSND Tối cao cho rằng vẫn cần truy thu các khoản thu lợi bất chính mà ông Thiêm hưởng lợi.
Theo Nguyễn Hưởng (Người Lao Động)
Cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn lĩnh án 14 năm tù Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn bị tòa tuyên phạt 14 năm tù cho 2 tội danh. Sáng 28/12, HĐXX TAND TP Hà Nội tuyên án sơ thẩm đối với 14 bị cáo trong thương vụ MobiFone mua AVG gây thiệt hại 6.600 tỷ đồng. Theo phán quyết của tòa, bị cáo Trương Minh Tuấn, cựu Bộ trưởng...