Bắt đầu xét xử cựu tướng Phan Văn Vĩnh, an ninh được thắt chặt
Hàng trăm cảnh sát được huy động để bảo vệ an ninh phiên xử. An ninh được chia thành 3 vòng, người tới tham dự phiên tòa đều phải được kiểm tra nghiêm ngặt.
6h 50 sáng ngày 12-11, thủ tục cho phiên xét xử sơ thẩm của TAND tỉnh Phú Thọ trong vụ án đánh bạc trực tuyến ngàn tỉ bắt đầu được tiến hành.
Hàng trăm cảnh sát được huy động để bảo vệ an ninh phiên xử. An ninh được chia thành 3 vòng, người tới tham dự phiên tòa đều phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Các bị cáo tại ngoại xếp thành hàng dài để làm thủ tục an ninh vòng ngoài.
An ninh được thắt chặt
Một số luật sư bào chữa cho các bị cáo cũng bắt đầu tới. Báo chí tác nghiệp được chia thành hai khu vực riêng biệt, một trong phòng xem qua màn hình tivi, một ở phía ngoài khu vực sân xét xử.
7h20, thư ký phiên tòa đọc nội quy phòng xử. Các phóng viên bắt đầu được kiểm tra an ninh để vào khu vực tác nghiệp
Tài trợ
Làm thủ tục kiểm tra an ninh
Vụ án có tổng cộng 30 luật sư bào chữa cho bị cáo, ba luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Trong đó, hai cựu tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa đều mời ba luật sư bào chữa cho mình; con số này đối với Nguyễn Văn Dương là năm, Phan Sào Nam là ba…
Video đang HOT
Luật sư tới tòa
TAND tỉnh Phú Thọ đã dành nhiều ngày để bố trí khoảng sân rộng chừng 1.000 m2 nằm giữa ba tòa nhà xếp hình chữ U, mái tôn cách mặt đất hơn 10 m lắp kiên cố.
Báo chí tác nghiệp ngoài khi xét xử
Quang cảnh bên trong phòng xử án
Khu vực sân nói trên có sức chứa khoảng 2.000 người, sẽ được thiết kế thành phòng xử án lưu động với đầy đủ khu vực trang nghiêm dành cho HĐXX, bục khai báo, khu dành riêng cho các bị can, người tham gia tố tụng…
T.PHAN- Đ.MINH
Theo PLO
Điều gì đang chờ đợi ông Phan Văn Vĩnh?
Ngoài các tình tiết định khung, ông Phan Văn Vĩnh không phải chịu tình tiết tăng nặng nào mà còn được VKSND tỉnh Phú Thọ kê ra nhiều tình tiết giảm nhẹ như: khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ An ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...
Ngày 12/11, phiên tòa xét xử ông Phan Văn Vĩnh và 91 bị cáo khác sẽ diễn ra tại TAND tỉnh Phú Thọ. Điều gì đang chờ đợi ông Vĩnh?
Cáo trạng cho rằng, khi đương chức Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an, ông Phan Văn Vĩnh đã có hành vi lợi dụng việc Bộ Công an cho phép thành lập công ty bình phong thuộc Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (công ty CNC) đã đồng tình với đề nghị của Nguyễn Thanh Hóa (nguyên Cục trưởng C50) và ký ban hành quyết định công nhận công ty CNC là công ty bình phong khi chưa có ý kiến thống nhất của Tổng cục 3 là trái quy trình.
Với cương vị của mình, ông Vĩnh phải là người nắm rõ nhất cấu thành tội phạm của tội Tổ chức đánh bạc, tội Đánh bạc để còn có trách nhiệm đấu tranh trực tiếp và hướng dẫn đối với cấp dưới.
Ông Phan Văn Vĩnh
Thế nhưng, sau khi nhận báo cáo do Nguyễn Văn Dương ký có đề xuất với ý - cho công khai việc kết nối, phục vụ cho game bài đánh bạc thì ông Vĩnh đã bút phê: "Kính chuyển đồng chí Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nghiên cứu và đề xuất".
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của ông Vĩnh, ông Nguyễn Thanh Hóa chỉ đạo cấp dưới soạn công văn để ông Hóa ký, đề xuất Phan Văn Vĩnh nội dung trên.
Tiếp đó, vào ngày 22/5/2016, ông Vĩnh bút phê: "Đồng ý đề xuất, giao đồng chí Cục trưởng C50 trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát, tổ chức thực hiện đảm bảo hoạt động thí điểm và các thủ tục pháp lý đúng yêu cầu...".
Hành vi cho phép nêu trên của ông Vĩnh bị cáo buộc là trái với nguyên tắc đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao quy định tại khoản 2, điều 4, nghị định 25/2014/NĐ- CP ngày 7/4/2014.
Áp dụng điều luật nào xử lý ông Phan Văn Vĩnh?
Cáo buộc chỉ ra rằng, chính người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc đấu tranh với loại tội phạm công nghệ cao đã dung túng cho Nguyễn Văn Dương và đồng phạm thực hiện tội phạm, đồng thời ngăn cản có hiệu quả đối với các cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan phối hợp xác minh xử lý đối với Dương và đồng phạm.
Xét hành vi khách quan của ông Phan Văn Vĩnh đã đầy đủ dấu hiệu đồng phạm giúp sức cho Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm khác tổ chức đánh bạc.
Song về chủ thể thì ông Vĩnh là người có chức vụ quyền hạn với đầy đủ công cụ, phương tiện, lực lượng được Nhà nước giao để thực hiện việc phòng ngừa, trấn áp, có ý nghĩa quyết định việc sống, còn của game bài do Nguyễn Văn Dương cùng đồng phạm vận hành, nhưng ông Vĩnh không làm mà để tồn tại, phát triển, gây ra hậu quả đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Do vậy, xét về bản chất thì hành vi của ông Vĩnh có dấu hiệu "bảo kê", nhận hối lộ, trong đó bị can Phan Văn Vĩnh là người chỉ huy, còn Nguyễn Thanh Hóa là người thực hành tích cực.
Quá trình điều tra, CQĐT chưa đủ căn cứ để xác định ông Vĩnh và ông Hóa hưởng lợi cá nhân. Do vậy, việc xem xét xử lý hành vi của ông Phan Văn Vĩnh mới dừng lại ở mức độ đủ yếu tố cấu thành tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", được quy định tại khoản 3, điều 281, BLHS năm 1999, nhưng áp dụng tình tiết có lợi cho bị can được quy định tại điều 7, BLHS thì hành vi phạm tội của ông Vĩnh được áp dụng xử lý theo điểm a, khoản 2, điều 356, BLHS năm 2015, được sửa đổi năm 2017.
Ngoài các tình tiết định khung, ông Phan Văn Vĩnh không phải chịu tình tiết tăng nặng nào mà còn được VKSND tỉnh Phú Thọ kê ra nhiều tình tiết giảm nhẹ như: khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ An ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội...
Theo quy định tại điều 356 bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018), khoản 1 điều này được bổ sung bởi điểm s khoản 1 điều 2 luật sửa đổi bộ luật Hình sự 2017 thì:
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 2 lần trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Theo T.Nhung (Vietnamnet)
Xét xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và đồng phạm: Hội đồng xét xử gồm những ai? Theo TAND tỉnh Phú Thọ, Hội đồng xét xử (HĐXX) trong phiên tòa xét xử cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và 91 đồng phạm gồm 5 người, 2 thẩm phán chính, 3 hội thẩm nhân dân. Ngày 12/11 tới, TAND tỉnh Phú Thọ sẽ tổ chức phiên tòa xét xử sơ thẩm cựu Trung tướng Phan Văn Vĩnh và 91 đồng phạm....