Bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tại Hải Phòng
TP Hải Phòng vừa quyết định triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi.
Đây là động thái đối phó với dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp của thành phố này.
Bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi (Ảnh: MInh họa).
Hôm nay, ngày 8/11, UBND TP Hải Phòng đã ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi trên địa bàn thành phố năm 2021, dự kiến có 184.673 trẻ.
Mục tiêu cụ thể của kế hoạch nhằm phấn đấu 100% trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn toàn thành phố được tiếp cận tiêm vaccine phòng Covid-19; trên 95% trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn toàn thành phố đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.
Sử dụng hiệu quả khi nguồn vaccine phòng Covid-19 được phân bổ, đảm bảo an toàn và chất lượng tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.
Cụ thể, TP Hải Phòng lựa chọn vaccine phòng Covid-19 của Pfizer- BioNTech (COMIRNATY), theo hướng dẫn của nhà sản xuất chỉ định cho đối tượng từ 12 tuổi trở lên và hướng dẫn chuyên môn của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bộ Y tế.
Thời gian dự kiến triển khai tiêm mũi một tại các trường từ ngày 10/11, tiêm mũi 2 sau mũi một từ 3 đến 4 tuần. Đối với nhóm đối tượng không đi học, Ban Chỉ đạo cấp xã chỉ đạo lập danh sách tổ chức tiêm chủng cho trẻ em không đi học từ đủ 16 đến dưới 18 tiêm cùng nhóm học sinh THPT; trẻ em không đi học từ đủ 12 đến dưới 16 tiêm cùng nhóm học sinh THCS.
Video đang HOT
Thành phố sẽ tổ chức triển khai tiêm chủng đồng loạt tại tất cả các địa phương trên địa bàn thành phố. Tại các điểm tiêm, tổ chức tiêm cuốn chiếu theo từng khối lớp, từng lớp (tiêm lần lượt hết khối lớp thứ tự từ lớp 12 – lớp 11- lớp 10 và hết lớp 9 đến học sinh đủ 12 tuổi lớp 7).
Trường hợp có đối tượng trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đang thực cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung, thì địa phương bố trí tiêm ngay cho đối tượng khi hoàn thành cách ly.
Vì sao TPHCM phủ dày vaccine đủ 2 mũi vẫn phát hiện rất nhiều F0?
Việc tỉ lệ phủ vaccine đủ 2 mũi cho người trên 18 tuổi rất cao nhưng vẫn có hàng trăm ca F0 được phát hiện mỗi ngày làm lấy lên câu hỏi: liệu dịch bệnh ở TPHCM đã được kiểm soát tốt chưa?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, đến tối ngày 3/11 TPHCM ghi nhận thêm 985 trường hợp nhiễm Covid-19. Ngoại trừ ngày 2/11 "chỉ" tăng 679 ca, trung bình mỗi 24 giờ trong hơn một tuần qua, địa phương đều phát hiện xấp xỉ 1.000 F0.
Điều này làm dấy lên lo ngại rằng liệu dịch bệnh ở TPHCM đã được kiểm soát tốt chưa, nhất là khi đã có hơn 13.4 triệu liều vaccine được tiêm và tỉ lệ phủ vaccine đầy đủ cho người trên 18 tuổi khá cao (hơn 5.7 triệu người đã được tiêm 2 mũi).
Phủ dày vaccine vẫn phát hiện nhiều F0: Có bất thường?
Trao đổi với phóng viên Dân trí xoay quanh vấn đề trên, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Phó Hiệu trưởng kiêm Trưởng khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược TPHCM cho biết, trước tiên cần khẳng định, việc TPHCM vẫn phát hiện số bệnh nhân nhiễm Covid-19 cao sau khi đã phủ vaccine 2 mũi cho khoảng 80% người trưởng thành không phải là điều bất thường.
Bởi chủng đang lưu hành của virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 tại Việt Nam là chủng Delta, có khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu ước lượng số ca nhiễm mỗi ngày khoảng 1.000 cho dân số khoảng 10 triệu người, tương đương với số ca mới là 70/100.000 dân trong một tuần.
Theo chuyên gia, việc TPHCM vẫn phát hiện số bệnh nhân nhiễm Covid-19 cao sau khi đã phủ vaccine 2 mũi là bình thường (Ảnh minh họa: Hải Long).
Để dễ hình dung, PGS Dũng cho rằng, có thể so sánh với các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng tốt. Thống kê cho thấy, tại châu Âu, Pháp được xem là quốc gia điển hình kiểm soát Covid-19 tốt với vaccine, cuộc sống của người dân gần như trở về trạng thái bình thường.
Tuy nhiên khoảng một tháng nay, kể từ lúc nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch, số ca mắc mỗi ngày của Pháp là trên dưới 7.000 ca. Số ca mắc mới này tương ứng với số ca mới là 73/100.000 dân trong 1 tuần, tương đương với tình hình dịch tại TPHCM.
Nhiều quốc gia châu Âu và châu Á khác có tình hình lây nhiễm xấu hơn rất nhiều. Như số ca mới trên 100.000 dân/tuần ở Anh là 428 và ở Singapore là 437, nghĩa là cao gấp 6 lần so với TPHCM.
Tuy nhiên, PGS Dũng cũng lưu ý, dù số mắc Covid-19 ở Singapore cao nhưng số tử vong trên 100.000 dân/tuần là 2, tương đương với tỉ suất tử vong tại Thành phố hiện nay.
Nguyên nhân theo chuyên gia, nếu chấp nhận sống chung với Covid-19 thì số ca mắc phải tăng (tăng nhiều hay tăng ít còn tùy quốc gia). Và lúc này, nguồn lực tập trung vào việc tiêm chủng để phòng bệnh, chứ không còn dành vào việc xét nghiệm truy vết tìm ca bệnh, hay cách ly ca bệnh như trong chiến lược "zero Covid".
"Chiến lược zero Covid đã có giá trị rất tốt trong một khoảng thời gian dài trước đây, khi chưa có vaccine. Ở thời điểm hiện tại khi đã có vaccine thì chọn lựa sống chung với Covid-19 sẽ là tốt hơn đối với nền kinh tế, cuộc sống và sức khỏe của người dân" - PGS Dũng nói.
Tiêm đủ 2 mũi nhưng không 5K tốt: Vẫn nhiễm!
PGS Dũng cũng phân tích cụ thể, ảnh hưởng của số ca nhiễm khoảng 1.000/ngày ở TPHCM với người dân và các tỉnh thành khác. Theo đó, nếu phát hiện trung bình 1.000 F0/ngày, và mỗi ca có thể truyền nhiễm trong 7 ngày, thì sẽ có 7.000 người có thể truyền nhiễm tại một thời điểm.
Như vậy, trung bình 1.400 người có một người mang nguy cơ lây nhiễm cho người khác (nếu tính bình quân dân số TPHCM là 10 triệu người). Do đó, nếu có một số lượng lớn người từ TPHCM đi các tỉnh thành khác, có thể thành nguồn lây truyền dịch cho người dân ở các địa phương này.
Đối với cộng đồng, người dân TPHCM, PGS Dũng nhận định, mặc dù số lượng F0 mỗi ngày phát hiện nhiều, nhưng số này có khuynh hướng ổn định, và tỉ lệ tăng mỗi ngày nếu có chỉ dưới 5%. Trong chiến lược sống chung với Covid-19, con số này có thể kiểm soát được. Chỉ cần tăng cường thêm các biện pháp giãn cách, người dân tự giác phòng bệnh cho bản thân là có thể làm chậm được đà tăng số ca mắc mới.
Tiêm vaccine Covid-19 tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Khi gần như 100% dân số đã tiêm mũi một và khoảng 80% đã tiêm mũi 2, nguy cơ bệnh chuyển nặng và tử vong không cao. PGS Dũng thống kê, trong những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, chỉ khoảng 2% bị chuyển nặng và khoảng dưới 0,5% bị tử vong. Vì vậy, số ca mắc hiện nay là không đáng e ngại với y tế thành phố.
Đối với cá nhân, PGS Dũng khuyến cáo, người có tiêm vaccine nhưng không thực hiện phòng bệnh tốt vẫn có thể bị mắc bệnh, dù ít có nguy cơ diễn tiến nặng. Ngược lại, người có tiêm vaccine và thực hiện đủ 5K nếu bị phơi nhiễm thì lượng virus vào cơ thể sẽ bị hạn chế. "Khi đó khả năng mắc bệnh là rất thấp vì vaccine có thể bảo vệ chúng ta không bị mắc bệnh sau phơi nhiễm nhẹ" - chuyên gia phân tích.
PGS Dũng khẳng định, nếu tỉ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 đã cao mà vẫn thấy số ca tăng, có thể tin rằng đa số những F0 này là người chưa tiêm hoặc không phòng dịch tốt. Do đó, người dân phải tự bảo vệ mình khỏi những nguồn lây không biết ngoài xã hội, bằng cách thực hiện chặt chẽ hơn biện pháp 5K.
"Nếu người người đều suy nghĩ và thực hành như trên thì số ca mắc sẽ giảm" - chuyên gia đánh giá.
TP Buôn Ma Thuột khẩn trương bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên Tính đến 6 giờ ngày 3/11, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 4.490 ca mắc COVID-19, trong đó thành phố Buôn Ma Thuột hiện là "điểm nóng" với 1.013 ca bệnh, nhiều nhất tỉnh. Đặc biệt, địa phương này liên tiếp ghi nhận các chùm ca bệnh trong cộng đồng với số lượng lớn và phức tạp. Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Trạm...