Bắt cựu phó chủ tịch phường “lĩnh hộ” lương hưu người khác suốt 25 năm
Chiêu ngay 31/12, Cơ quan CSĐT công an tinh Đông Nai đa khơi tô vu an, khơi tô bi can, băt tam giam 4 thang đôi vơi ông Nguyễn Mạnh Sửu, nguyên Phó chủ tịch UBND P.Bình Đa, TP.Biên Hòa vê hanh vi “Lam dung chưc vu quyên han đê chiêm đoat tai san”.
Sau khi công an phương Binh Đa mơi ông Sưu lên tru sơ công an phương lam viêc, khoang 15h chiêu cùng ngày môt tô can bô cơ quan điêu tra đa tiên hanh đoc lênh băt ông Sưu dươi sư chưng kiên cua đai diên phương Binh Đa va tô dân phô nơi ông Sưu cư tru.
Theo kêt qua điêu tra ban đâu, ông Sửu lơi dung chưc vu đã có hành vi nhận tiền hưu trí cua ông Cao Hồng Định (62 tuổi, ngụ tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa) từ năm 1998 đến năm tháng 7/2013, nhưng không giao lại cho người được hưởng vơi sô tiên hơn 316 triêu đông.
Theo ông Định, trước đây ông công tác tại đơn vị thuộc Quân khu 7 và được giải quyết nghỉ chế độ từ năm 1988. Sau đó, ông trực tiếp đến nhận 2 tháng lương hưu tại phường Bình Đa. Giữa năm 1988, ông nhận được văn bản dừng chi trả lương của Quân khu 7 để điều tra một vụ việc khác có liên quan đến ông.
Kết thúc điều tra, ông Định đến các cơ quan chức năng để tìm hiểu về chế độ của mình, thì được ông Nguyễn Mạnh Sửu thông báo chế độ chính sách của ông chưa giải quyết xong.
Tuy nhiên, tháng 7/2013, ông Định bất ngờ nhận được giấy báo của Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai mời đến nhận lương, lúc này ông Định mới biết 25 năm qua tiền lương của mình vẫn được Nhà nước chi trả đều đặn và ông Nguyễn Mạnh Sửu là người đã “cầm hộ” chế độ của mình.
Trươc đo, Thanh uy, UBND Tp. Biên Hoa, tỉnh Đồng Nai đa đinh chi công tac va khai trư Đang đôi với ông Nguyễn Mạnh Sửu.
Vĩnh Thuỷ
Theo dantri
Khám phá xe, tàu dành riêng cho phụ nữ trên thế giới
Phương tiện vận tải công cộng dành riêng cho phụ nữ để chống lại nạn quấy rối tình dục đã được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã chỉ đạo Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) nghiên cứu thí điểm tuyến xe buýt dành riêng cho phụ nữ tại những khu vực đông nữ công nhân, học sinh, sinh viên nữ đi lại bằng phương tiện giao thông công cộng này để hạn chế tình trạng quấy rối tình dục trên xe.
Video đang HOT
Trên thế giới, mô hình xe buýt dành riêng cho phụ nữ để đối phó với tình trạng quấy rối tình dục không phải là một điều mới mẻ, và nó đã được áp dụng ở nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Ấn Độ, Ai Cập, Indonesia, Philippines, Malaysia hay Mexico và Anh.
Thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã ra điều luật đưa xe buýt dành riêng cho phụ nữ vào hoạt động từ tháng 4/2006 sau những lời than phiền của người dân về tình trạng quấy rối tình dục bằng lời nói và hành động đối với các nạn nhân nữ.
Tấm biển "Dành riêng cho phụ nữ" trên một chiếc xe bus ở Brazil
Theo đó, những xe buýt hoặc tàu điện ngầm dành riêng cho phụ nữ sẽ được sơn màu hồng, và chỉ có phụ nữ mới được phép lên những chuyến gia này vào giờ cao điểm từ thứ Hai đến thứ Sáu. Lực lượng cảnh sát sẽ thường xuyên tuần tra, kiểm tra để ngăn chặn đàn ông leo lên "xe hồng", và tại các nhà ga, bãi đỗ đều có biển báo chỉ hướng cho các xe dành riêng cho phụ nữ.
Chính sách tương tự cũng được áp dụng cho hệ thống tàu điện ngầm ở Sao Paulo từ năm 1995 đến 1997, tuy nhiên quy định này sau đó bị bãi bỏ vì nhận được một số lời than phiền từ các cặp vợ chồng hoặc tình nhân bị loại tàu điện màu hồng này chia tách, thậm chí một số người đe dọa sẽ đệ đơn kiện theo điều 5 của Hiến pháp quy định về bình đẳng giới.
Còn tại Pakistan, phụ nữ ở Lahore từ tháng 3 năm nay đã có thể sử dụng những chiếc xe buýt màu hồng, nơi họ không còn phải lo lắng về tình trạng chen lấn, xô đẩy, sờ soạng và các hình thức quấy rối tình dục khác.
Phụ nữ Pakistan trên một chiếc xe bus dành riêng cho họ
Tại quốc gia láng giềng Ấn Độ, tình trạng quấy rối tình dục phụ nữ ở trên phương tiện công cộng nghiêm trọng đến mức thành phố Mumbai đã phải đưa vào hoạt động loại tàu đặc biệt dành riêng cho phụ nữ học tập và làm việc bên trong thành phố.
Từ năm 2012, thủ đô New Delhi cũng đưa vào một dịch vụ xe buýt dành riêng cho phụ nữ trên 11 tuyến đường chính nối các khu văn phòng, trường học, khu chợ với các địa điểm dân cư trên khắp thành phố. Những chiếc xe buýt này còn có nhân viên soát vé là nữ để hạn chế hết mức nạn quấy rối tình dục bằng hành động và lời nói.
Thủ đô New Delhi của Ấn Độ đưa vào hoạt động dịch vụ xe buýt dành riêng cho phụ nữ từ năm 2012
Ở Ai Cập, trên các tuyến tàu điện ngầm, toa tàu thứ 4 và thứ 5 là những toa dành riêng cho phụ nữ (riêng toa thứ 5 cho phép đàn ông lên từ sau 21 giờ). Đây là những toa tàu dành cho các phụ nữ không muốn ngồi chung với nam giới, mặc dù họ có thể tự do lựa chọn các toa khác.
Tại Nhật Bản, tình trạng quấy rối tình dục trên các tuyến tàu điện ngầm tương đối phổ biến. Một khảo sát do Sở Cảnh sát Tokyo thực hiện cho thấy 2/3 hành khách nữ tuổi từ 20 đến 30 cho biết họ đã bị sờ soạng, quấy rối trên tàu, trong đó có nhiều người thường xuyên phải chịu đựng hành vi này.
Một toa tàu sơn màu hồng dành riêng cho phụ nữ ở Nhật Bản
Các công ty vận tải công cộng Nhật Bản đã áp dụng những chính sách khác nhau để đối phó với nạn quấy rối tình dục phụ nữ. Nhiều công ty vận hành những chuyến tàu điện dành riêng cho phụ nữ suốt cả ngày, trong khi một số công ty chỉ áp dụng quy định này vào giờ cao điểm.
Một số công ty chỉ cấm đàn ông lên những tuyến tàu nhanh thường đông đúc hơn và chạy quãng đường dài hơn giữa các điểm dừng. Tuy nhiên nhìn chung, quy định về phương tiện vận tải công cộng dành riêng cho phụ nữ được áp dụng phổ biến trong các ngày làm việc trong tuần, ngoại trừ ngày nghỉ.
Tại sân ga và trên những toa tàu này đều có những tấm biển lớn chỉ rõ đây là toa tàu dành riêng cho phụ nữ, cũng như quy định chi tiết về thời gian, ngày giờ cấm đàn ông lên tàu. Mặc dù vậy, các nhân viên soát vé vẫn cho phép nam sinh tiểu học, người tàn tật lên những toa tàu đặc biệt này.
Biển hiệu chỉ lối vào toa tàu dành riêng cho phụ nữ ở thủ đô Tokyo, Nhật Bản
Mô hình tàu điện dành riêng cho phụ nữ đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ phía người dân. Hành khách nữ cho biết họ cảm thấy được an toàn hơn, ngoài ra họ còn không phải chịu đựng đủ thứ mùi trên các tuyến tàu có cả nam lẫn nữ.
Cánh đàn ông cũng cho biết giờ đây họ không còn phải lo lắng bị vu oan là sờ soạng phụ nữ trên tàu. Một số đàn ông cố tình bước lên toa dành cho phụ nữ đã bị "bẽ mặt" khi bị các bà, các cô phản ứng quyết liệt. Tuy nhiên, một số người lại phàn nàn về tình trạng đông đúc hơn tại các toa tàu thường, khiến những phụ nữ trên các toa tàu này chịu nguy cơ cao hơn.
Hiến pháp Nhật Bản từ năm 1900 đã quy định những hành khách nam cố tình bước lên toa tàu hoặc phòng chờ dành riêng cho phụ nữ sẽ bị phạt khoảng 10 yên, tuy nhiên chính phủ Nhật Bản cho biết quy định này sẽ không được áp dụng đối với các toa tàu dành riêng cho phụ nữ hiện nay.
Một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á cũng áp dụng quy định chống nạn quấy rối tình dục trên. Ngành đường sắt Malaysia từ năm 2010 đã đưa vào hoạt động các toa tàu sơn màu hồng dành riêng cho phụ nữ, và các tuyến xe buýt tương tự cũng đã xuất hiện ở thủ đô Kuala Lumpur.
Dịch vụ xe buýt dành riêng cho phụ nữ ở Malaysia
Năm 2011, chính phủ Malaysia phát triển dịch vụ taxi dành riêng cho phụ nữ ở thủ đô, và tài xế của những chiếc taxi này đều là phụ nữ.
Công ty đường sát KRL Jabotabek ở Indonesia cũng đưa vào hoạt động các toa tàu dành riêng cho phụ nữ ở thủ đô Jakarta từ năm 2010 để đối phó với nạn quấy rối tình dục nơi công cộng.
Những toa tàu dành riêng cho phụ nữ ở Indonesia thường được dán những biển hiệu lớn màu hồng hoặc tím ở phía hai đầu, và đàn ông bị nghiêm cấm bước chân lên những toa tàu có dấu hiệu này.
Biển hiệu "Dành riêng cho phụ nữ trước cửa một toa tàu ở Malaysia
Tại Anh, ngành đường sắt nước này cũng đã từng vận hành một số toa tàu dành riêng cho phụ nữ, thường là toa cuối cùng của đoàn tàu. Những toa tàu dán chữ "Dành riêng cho phụ nữ" này không có hành lang, được trang bị những chiếc ghế dài cho 5 người ngồi ở mỗi bên, và hành khách chỉ có thể bước vào từ các cửa bên hông.
Những toa tàu dành riêng cho phụ nữ này được phân biệt bằng những cửa sổ màu xanh để các quý ông không vô tình hoặc cố ý bước vào. Tuy nhiên quy định này bị bãi bỏ vào năm 1977 vì nó trái với các điều khoản trong luật về bình đẳng giới của nước Anh.
Hồi tháng 9 vừa qua, vấn đề về toa tàu dành riêng cho phụ nữ lại được nêu ra trong một cuộc họp của đảng Bảo thủ Anh, tuy nhiên hiện các quan điểm ủng hộ quy định này vẫn chưa được bàn bạc ở Quốc hội Anh.
Theo Khampha
Truy điệu 5 chiến sĩ hy sinh do tai nạn giao thông Chiều 17/12, tại nhà tang lễ Quân khu 5, Quân chủng Hải quân đã diễn ra lễ truy điệu 5 chiến sĩ hy sinh vì tai nạn giao thông vào chiều ngày 16/12 tại xã Đắc Pre (huyện Nam Giang, Quảng Nam). Đến 15 giờ chiều 17/12, chỉ có các gia đình là thân nhân của các chiến sĩ ở Hà Tĩnh và...