‘Bất cứ ai tham nhũng đều sẽ xử nghiêm’
Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 13, chiều 16.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng đã tiếp xúc cử tri H.Vĩnh Bảo để thông báo những nội dung chính của kỳ họp thứ 6 cũng như lắng nghe và giải đáp kiến nghị, tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau buổi tiếp xúc cử tri H.Vĩnh Bảo (Hải Phòng) chiều qua – Ảnh: TTXVN
Tại cuộc tiếp xúc, các cử tri H.Vĩnh Bảo đề nghị với Thủ tướng xem xét việc triển khai kịp thời, chặt chẽ các chính sách đối với người có công, đặc biệt, cần khẩn trương hơn trong việc công nhận danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, để các mẹ được hưởng chế độ lúc cuối đời. Về chủ trương xây dựng nông thôn mới, cử tri Lê Thuận (xã Tam Đa) cho biết: đời sống nông dân đang rất khó khăn vì vật tư nông nghiệp tăng giá, trong khi sản phẩm bán rẻ, thu nhập mỗi sào ruộng chỉ 300.000 – 500.000 đồng mỗi vụ, bằng “vài ngày đi làm thuê” nên ở nhiều nơi nông dân đã bỏ ruộng hoặc “thuê người cấy hộ để đi làm thuê”.
Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hải Phòng, Thủ tướng ghi nhận và tiếp thu ý kiến tâm huyết của các cử tri Hải Phòng, đồng thời thông báo một số nét chính về tình hình kinh tế – xã hội của đất nước. Thủ tướng khẳng định nước ta đang phát triển trên nhiều lĩnh vực, dự kiến GDP năm nay tăng 5,4%, bình quân 3 năm qua tăng khoảng 5,6% – bằng mức tăng trưởng của các nước ASEAN. Năm nay, đã có 2,3 triệu sinh viên được vay 40.000 tỉ đồng để đi học; 71% người dân đã được mua bảo hiểm y tế; mỗi năm giải quyết hơn 0,5 triệu việc làm; hộ nghèo giảm mỗi năm 2%…
Video đang HOT
Liên quan đến xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng nêu rõ, xây dựng nông thôn mới chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đảm bảo nâng cao đời sống vật chất cho người dân nông thôn. Chính phủ sẽ tiếp tục cân đối, tăng nguồn lực đầu tư để phục vụ cho Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng như xem xét, điều chỉnh các tiêu chí về nông thôn mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Thủ tướng đề nghị Hải Phòng tiếp tục phát huy tinh thần chủ động và quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Đề cập tình trạng tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng nhắc đến vụ án tại Tổng công ty hàng hải Việt Nam: “Có cán bộ tham ô hàng triệu đô la để mua nhà cho bạn gái. Đó là những cái ung nhọt trong một cơ thể, dù đau xót đến đâu cũng phải cắt bỏ. Bất cứ ai tham nhũng thì đều sẽ xử nghiêm”.
Theo TNO
Vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên sẽ được "mổ xẻ" trước Quốc hội?
Sáng 14/10/2013, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã báo cáo Thường vụ Quốc hội một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan, Văn phòng Quốc hội đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét bổ sung nhiều nội dung quan trọng trước Quốc hội.
Ông Nguyễn Đức Kiên
Theo đó, các báo cáo riêng gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu gồm: Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản và biện pháp xử lý vấn đề này; Tình hình thực hiện Luật Quản lý thuế, trong đó tập trung việc gia hạn nộp, miễn, giảm, trốn, gian lận và nợ đọng thuế hiện nay và tình hình xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Tình hình thực hiện Luật Giá, trong đó tập trung vào việc quản lý và bình ổn giá các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống của nhân dân như: xăng dầu, điện, khí dầu mỏ hóa lỏng (ga), phân đạm, phân NPK, thuốc bảo vệ thực vật, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; Tình hình, kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết của Quốc hội. Và Báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao về tình hình xử lý các vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng mà cử tri và nhân dân quan tâm như Vụ án Vinashin, Vinalines; vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên...
Vụ việc ông Nguyễn Đức Kiên sẽ được "mổ xẻ" trước Quốc hội?
Về cách thức tiến hành, một số ý kiến đề nghị bố trí Quốc hội xem xét, thảo luận tại hội trường về việc thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân huyện, quận, phường thay vì gửi đại biểu Quốc hội tự nghiên cứu trước khi thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, vì đây là cơ sở quan trọng để các đại biểu xem xét, cho ý kiến và biểu quyết về nội dung chính quyền địa phương trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992;
Có ý kiến đề nghị tăng thời gian chất vấn và trả lời chất vấn từ 2,5 ngày lên 3 ngày; tăng thời gian thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tăng thời gian thảo luận ở hội trường về dự án Luật đất đai (sửa đổi) từ 0,5 ngày lên 1 ngày, đồng thời bố trí thêm thời gian thảo luận tổ về dự án Luật này.
"Với việc tiếp thu và sắp xếp chương trình như trên, dự kiến thời gian từ khi khai mạc đến bế mạc kỳ họp là 41 ngày, từ ngày 21/10 đến 30/11/2013 (rút ngắn 6 ngày so với dự kiến gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội), trong đó thời gian làm việc chính thức của Quốc hội là 35 ngày", ông Phúc cho biết.
Theo Thời Báo Ngân Hàng
Cán bộ chỉ chờ hết giờ chứ không mong hết dân! Phản ánh với các ĐBQH, cử tri yêu cầu chấm dứt tình trạng cán bộ tiếp dân chỉ chờ hết giờ chứ không mong hết dân, hết việc. Một số cán bộ, cơ quan nhà nước đừng làm thay bưu điện chuyển đơn mà phải "luôn luôn lắng ghe, luôn luôn thấu hiểu" người dân. Sáng 11/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang...