Bắt cóc cưỡng đoạt 35 tỷ đồng “tiền điện tử”: Luật xử lý thế nào?
Theo luật sư Đạt Nguyễn, những vụ án liên quan đến tiền điện tử khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng trong tương lai có thể phát sinh thêm nhiều vụ.
Liên quan đến vụ bắt cóc, cưỡng đoạt 35 tỷ đồng “tiền điện tử” trên cao tốc Long Thành – Dầu Giây vào ngày 18/5, lực lượng chức năng đã bắt giữ 7 đối tượng liên quan gồm: Hồ Ngọc Tài (31 tuổi), Trần Ngọc Hoàng (37 tuổi, cùng quê Đà Nẵng), Mai Xuân Phốt (28 tuổi, quê Quảng Nam), Nguyễn Văn Đức (24 tuổi, quê Đắk Lắk), Trương Chí Hải (31 tuổi), Trịnh Tuấn Anh (35 tuổi) và Bùi Quang Chung (24 tuổi, cùng ở TP.HCM).
Nạn nhân trong vụ án là anh K. – một doanh nhân có tham gia lĩnh vực “tiền điện tử”. Nhóm thủ phạm khai nhận cũng chơi “tiền điện tử” nhưng bị thua lỗ. Cho rằng anh K. là tác nhân gây thất bại nên nhóm này đã lên kế hoạch bắt cóc bằng cách dàn dựng hiện trường tông xe. Khi anh K. xuống giải quyết thì nhóm thủ phạm bắt nạn nhân và gia đình lên xe của chúng.
Các đối tượng trong vụ bắt cóc, cưỡng đoạt 35 tỷ. (Ảnh: Công an cung cấp)
Trong quá trình di chuyển, chúng đánh đập và dọa bơm kim tiêm có HIV vào anh K. và vợ con. Lo sợ cho tính mạng của gia đình, anh K. phải chuyển số tiền điện tử trị giá 35 tỷ đồng vào tài khoản của đối tượng. Nhóm này còn yêu cầu anh K. gọi cho người nhà chuyển 9 triệu USD. Trong lúc gọi, anh K cố tình kêu “đừng đánh nữa” nên người nhà sinh nghi và trình báo cho công an.
Phải mất gần 1 tháng, các lực lượng chức năng mới truy bắt thành công nhóm tội phạm.
Theo luật sư Đạt Nguyễn (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, là một vụ án hiếm thấy tại Việt Nam, các đối tượng có sự chuẩn bị rất bài bản, chi tiết như trong các bộ phim hành động của Hollywood.
“Tiền điện tử là một hiện tượng mới xuất hiện và tạo được sự thu hút ở Việt Nam vài năm trở lại đây, xung quanh nó cũng đã xuất hiện khá nhiều những vấn đề pháp lý và các vấn đề có liên quan”. – Luật sư Đạt Nguyễn phân tích.
Loại tiền điện tử được nhiều người biết tới ở Việt Nam hiện nay là Bitcoin. Người dùng mua loại tiền này trên các sàn giao dịch ảo. Khi giao dịch, tiền điện tử sẽ được mã hóa để chuyển vào tài khoản người dùng, có thể sử dụng các loại ví điện tử được gọi là “ví lạnh” để lưu trữ. “Ví lạnh” có hình thức giống một chiếc USB có màn hình, chuyên để lưu trữ và tiện cho việc chuyển nhượng tiền điện tử. Giá trị của mỗi loại tiền điện tử có thể lên xuống theo từng ngày giống như chứng khoán, theo quy luật cung cầu.
Cũng theo luật sư Đạt Nguyễn, pháp luật hiện hành của Việt Nam không công nhận các loại tiền điện tử là một phương tiện thanh toán, nếu phát hành, cung ứng sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc sử dụng nó vào các mục đích, giao dịch khác thì không có văn bản quy phạm pháp luật nào hạn chế.
Video đang HOT
“Nhìn ở góc độ luật dân sự, theo quan điểm cá nhân tôi, đó là một loại tài sản, chính xác hơn là quyền tài sản phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” – Luật sư Đạt Nguyễn phân tích.
Theo đó, quyền tài sản là quyền có thể trị giá được thành tiền, và chuyển giao được trong giao dịch dân sự. Như vụ việc cướp tài sản của đại gia TP.HCM có thể thấy, số tiền điện tử trị giá 35 tỷ được rút và bán ra thị trường thu về tiền mặt.
“Trong tương lai gần, có thể còn phát sinh thêm nhiều vụ việc liên quan đến tiền điện tử” – Luật sư Đạt Nguyễn lưu ý.
Về khung hình phạt, vị luật sư này nhận định các đối tượng liên quan đến hai tội Cướp tài sản (số tiền chiếm đoạt lên đến 35 tỷ đồng đối diện với khung hình phạt tù 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân) và tội Bắt cóc chiếm đoạt tài sản (khung hình phạt tù 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân).
“Bên cạnh đó, có một số tình tiết có dấu hiệu tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được xem xét áp dụng như: phạm tội có tổ chức; phạm tội có tính chất côn đồ… để xác định mức hình phạt” – Luật sư Đạt Nguyễn cho biết./.
Hành trình theo dấu dòng tiền, bắt băng cướp 35 tỷ ở Sài Gòn
Nhóm đối tượng lên kế hoạch cực tinh vi, cướp thành công 35 tỷ đồng và tiếp tục tống tiền gia đình nạn nhân thêm 9,5 triệu USD.
Kế hoạch như phim
Liên quan đến vụ băng nhóm bắt cóc cả gia đình, cướp 35 tỷ đồng như đã thông tin, hiện Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đang mở rộng điều tra, truy bắt các đối tượng có liên quan. Đến nay cơ quan điều tra bước đầu làm rõ về cách thức, thủ đoạn gây án của nhóm đối tượng.
Các đối tượng chủ chốt bị bắt giữ. Ảnh: Công an cung cấp
Đến nay nhóm đối tượng khai nhận, vốn là dân kinh doanh, từng đầu tư vào tiền điện tử rất nhiều nhưng liên tục thua lỗ. Trong số những người kinh doanh cùng lĩnh vực, chúng biết đến tên tuổi doanh nhân Đ.N ở Sài Gòn. Khi liên miên thua lỗ mà không rõ nguồn cơn, nhóm này "đổ vấy" cho rằng doanh nhân Đ.N là tác nhân khiến chúng phá sản nên bàn kế hoạch bắt cóc ông này để đòi lại tiền.
Nhóm đối tượng gần chục người nhóm họp, lên kế hoạch chi tiết cho từng thành viên. Trong nhóm này có Mai Xuân Phốt (SN 1992, quê Quảng Nam) làm nghề thám tử nên được phân chia nhiệm vụ theo dõi hoạt động của ông Đ.N báo cho nhóm, chờ thời điểm thích hợp ra tay. Các đối tượng đa phần là dân làm ăn, nên lên kế hoạch thuê 1 số dân anh chị xã hội ở nhiều tỉnh thành, tập trung ở khách sạn tại Q.1 chờ sẵn.
Giữa tháng 5 vừa qua, khi phát hiện vợ chồng ông Đ.N và đứa con nhỏ đi du lịch Đà Lạt thì cả nhóm 10 đối tượng đi trên 3 xe ô tô, tổ chức đeo bám. Chúng mất nhiều ngày theo dõi nhưng các điểm mà vợ chồng ông Đ.N di chuyển qua nhưng đều đông đúc, khó ra tay.
Trưa 18/5, ông Đ.N lái ô tô đưa vợ con về lại Sài Gòn. Cả nhóm đi trên 3 xe đeo bám theo, dọc đường chúng quyết định chọn khu vực trạm thu phí thuộc địa phận huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để ra tay vì khu vực này vắng vẻ, xe cũng giảm tốc độ đáng kể.
Nhóm cướp vứt bỏ điện thoại của vợ chồng ông Đ.N nhằm xoá dấu vết, tránh bị định vị. Ảnh: Công an cung cấp
Chúng dàn cảnh 1 xe ô tô va chạm với xe của ông Đ.N để phải dừng xe lại và bước ra khỏi xe giải quyết. Bất ngờ 2 ô tô trờ tới khoá đầu, khoá đuôi. Gần chục đối tượng từ các ô tô xộc ra mang theo hung khí nhanh chóng khống chế ông Đ.N, bịt mắt lại đưa lên ô tô. Vợ và đứa con nhỏ của ông Đ.N bị đưa lên ô tô khác.
Riêng xe ô tô của ông Đ.N, chúng tháo camera hành trình, định vị rồi 3 ô tô phóng đi. Chúng vứt 3 điện thoại của ông Đ.N nhằm xoá sạch đâu vết, tránh bị định vị.
Trên xe các đối tượng bắt đầu hành hung ông Đ.N, rút súng ngắn dí vào đầu đe doạ. Nhóm đối tượng cầm kim tiêm nói là có máu HIV sẽ tiêm vào đứa con ông Đ.N và giết vợ ông. Mục đích là chúng buộc ông Đ.N cung cấp tên truy cập, mật khẩu của ví điện tử dùng để kinh doanh tiền điện tử.
Quá hoảng sợ cho bản thân và an nguy của người thân, ông Đ.N buộc khai báo thông tin mà nhóm đối tượng cần. Khai thác được, nhóm đối tượng nhanh chóng dùng thiết bị công nghệ chuyển toàn bộ tiền điện tử trong ví của ông Đ.N sang ví của chúng. Tổng cộng quy ra tiền thật là 35 tỷ đồng.
Theo dấu dòng tiền
Đáng nói, cướp được 35 tỷ đồng nhưng nhóm đối tượng tiếp tục buộc ông Đ.N phải gọi cho người thân để chuyển thêm vào ví điện tử 9,5 triệu USD để chúng chiếm đoạt. Chúng tiếp tục hành hung và khi ông Đ.N gọi điện đã la lớn "đừng đánh nữa". Người thân ông Đ.N nghe qua điện thoại liền sinh nghi nên dừng giao dịch.
Tính đến nay, Bộ Công an đã bắt giữ 7 đối tượng và đang truy bắt thêm nhiều đối tượng liên quan khác
Lo ngại bị động, nhóm cướp đã bỏ vợ chồng ông Đ.N cùng đứa con nhỏ ở 1 nơi vắng vẻ rồi tẩu thoát. Lúc này, người thân ông Đ.N đã trình báo công an. Sau 2h bị giam cầm ông Đ.N đã được giải thoát và đến cơ quan công an tố cáo.
Ngay sau làm rõ thông tin ban đầu, Cục trưởng cục Cảnh sát hình sự, Thiếu tướng Trần Ngọc Hà xác định đây là băng cướp táo tợn, có tính toán kế hoạch chi tiết và rất bài bản nên giao cho 2 cục phó xác lập chuyên án đấu tranh. Ông Đ.N không rõ lại lịch các đối tượng bắt cóc gia đình và cướp tài sản của mình. Nhưng ông này là dân kinh doanh tiền điện tử và chúng cướp tiền của ông nên ban chuyên án dựa vào những thông tin giao dịch của ông Đ.N cung cấp để lần theo dấu vết của các cuộc giao dịch tiếp theo.
Các đối tượng dùng súng ngắn, kim tiêm dính máu để uy hiếp cướp 35 tỷ đồng từ ví điện tử
Áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, chủ yếu là công nghệ cao lần theo dòng tiền, ban chuyên án đã khoanh vùng được nhóm đối tượng gây án.
Đúng 1 tháng sau khi xảy ra vụ việc, chiều 18/6 ban chuyên án đã bắt khẩn cấp 7 đối tượng chủ chốt trong băng nhóm cướp táo tợn.
Nhóm đối tượng đã thừa nhận hành vi. Chúng khai tiền điện tử cướp được của ông Đ.N nhanh chóng được chuyển đổi thành 35 tỷ đồng. Sau khi chi 1 tỷ đồng trả công cho các đối tượng giang hồ được thuê mướn và số đối tượng tham gia làm thám tử theo dõi, số còn lại nhóm cướp chia nhau tiêu xài.
Theo nguồn tin riêng thì nạn nhân Đ.N thực chất là 1 người kinh doanh mô hình tiền ảo đa cấp. Nhóm đối tượng gây án vốn mất khá nhiều nên cay cú vì cho rằng ông Đ.N là một trong những người chiếm đoạt tiền của họ.
Hiện Bộ Công an đang mở rộng điều tra, làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ cướp có nhiều tình tiết bất thường, hi hữu này.
Khởi tố 8 bị can dàn cảnh cướp 35 tỉ đồng của doanh nhân ở TP.HCM Bộ Công an cho biết, CQĐT đã ra quyết định khởi tố 8 bị can trong vụ cướp 35 tỷ đồng của doanh nhân trên cao tốc Long Thành - Dầu Giây về tội Cướp tài sản. Chiều 25/6, Bộ Công an tổ chức họp báo thông tin về tình hình, kết quả công tác công an 6 tháng đầu năm và nhiệm...