Bắt cóc con trai để tống tiền… vợ
Cho rằng người vợ mới đối xử không tốt với mình, một người đàn ông Ấn Độ cùng với người vợ đầu dàn dựng vở kịch bắt cóc cậu con trai 3 tuổi và giữ trong gần 2 tháng trời để tống tiền vợ
Ảnh minh họa.
Cảnh sát cho hay, nghi phạm Naresh Ingale, 30 tuổi và người vợ đầu Nazia Shaikh đã bị bắt giữ hôm 21/2.
Thông tin từ cảnh sát cho thấy, ngày 26/12/2011, vì những mâu thuẫn âm ỉ với vợ nên đối tượng Ingale đã đưa bé Kalpak đi chơi rồi nói rằng con trai mình đã “mất tích”. 5 ngày sau, Ingale thông báo anh ta đã nhận đươc điện thoại đòi 5 vạn rupee (78.400 USD) tiền chuộc từ một người có tên là Yoshika Singh.
“Ingale ban đầu nói rằng người tên Singh đã đồng ý giảm tiền chuộc xuống còn 31.300 USD.
Tuy nhiên, khi các điều tra viên yêu cầu ông ta đưa đến điểm hẹn để bắt quả tang đối tượng Singh đang nhận tiền chuộc thì Ingale lại không hợp tác và viện dẫn nhiều lý do để cản trở quá trình điều tra. Chính điều này đã khiến chúng tôi nghi ngờ” – một điều tra viên nói.
Ingale đã thú nhận hành vi phạm tội của mình. Bé trai Kalpak con của Ingale và người vợ thứ 2 cũng đã đươc giải cứu an toàn sau 58 ngày ở cùng với người vợ đầu tiên của Ingale là Nazia Shaikh.
Theo PLVN
Kẻ bắt cóc công dân Australia đòi hai triệu USD
Trong một video được tung lên mạng ngày 5/1, một người Australia bị những kẻ Hồi giáo cực đoan bắt cóc tại Philippines cho biết, những kẻ bắt cóc đã yêu cầu phải trả 2 triệu USD tiền chuộc.
Warren Rodwell trong đoạn video mới được đăng tải trên mạng. (Nguồn: abc.net.au)
Warren Rodwell, bị bắt cóc từ nhà mình ở phía Nam Ipil hôm 5/12, đã xuất hiện trong tình trạng kiệt sức, thúc giục những nhà cầm quyền làm tất cả những gì có thể để đảm bảo an toàn cho ông.Trong đoạn video do tờ Sydney Morning Herald đăng tải, Rodwell cho biết: "Đối với gia đình tôi, hãy làm bất cứ điều gì để thu thập được 2 triệu USD giúp tôi được thả ra sớm nhất có thể."
"Đối với Đại sứ quán Australia tại Philippines, đây là lời cầu khẩn cho mạng sống, sự an toàn của tôi. Xin hãy tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi. Tôi là một cựu quân nhân của đất nước mình, nhưng ở đây mọi thứ lại khác, đặc biệt là về địa hình. Giải pháp duy nhất để đảm bảo an toàn cho tôi là đáp ứng bất cứ thứ gì họ yêu cầu. Nếu tôi được đưa ra mong muốn cuối cùng, thì đó là hãy giúp tôi giữ được mạng sống khi ra khỏi đây, thưa bà đại sứ" người cựu binh 53 tuổi này cho biết thêm.
Tờ Herald cho biết video này được những kẻ bắt cóc gửi đến cho Miraflor Gutang, cô vợ người Philippines của Rodwell ngay trước Giáng Sinh.
Ngày 4/1, Thiếu tướng Noel Coballes, chỉ huy quân đội địa phương tại Ipil cho biết Rodwell đã cố gắng chống trả và bị thương khi ông bị bắt khỏi nhà, nơi ông đang sống cùng Gutang.
Tờ báo này cho biết họ có bốn bức ảnh cho thấy Rodwell bị thương ở tay phải, trong khi tay trái bị còng lại. Những bức ảnh này được chụp ngày 12/12, và kể từ đó họ không biết tình trạng của ông ấy.
Coballes cho rằng có thể Rodwell đã bị bắt cóc bởi Abu Sayyaf, một tổ chức Hồi giáo do al-Qaeda thành lập năm 1990. Tổ chức này đã bị cáo buộc vì những cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Philippines và được biết đến với những hành động bắt cóc người nước ngoài và người Cơ đốc giáo để đòi tiền chuộc.
Nhiều nhóm Hồi giáo có vũ trang đang hoạt động ở miền nam Philippines, những nhóm này xuất hiện từ cuộc nổi dậy đòi ly khai đẫm máu đã nổ ra trong nhiều thập kỷ.
Chính phủ Australia đã thiết lập một lực lượng đặc nhiệm để đàm phán cho Rodwell, trong khi đơn vị chống bắt cóc của chính phủ Philippines cũng đang cố gắng liên lạc với những kẻ bắt cóc. Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết Bộ đang làm việc chặt chẽ với chính quyền Philippines.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Australia cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi vẫn là bảo vệ cho ông Rodwell. Đại sứ quán Australia tại Philippines đang làm việc chặt chẽ với chính quyền địa phương với sự hỗ trợ của lực lượng đặc nhiệm chính phủ tại Canberra. Sẽ thật vô ích nếu bình luận chi tiết về những tiến triển trong cuộc điều tra của chính quyền Philippines"./.
Theo TTXVN
14 tuổi, tự giải cứu mình khỏi tay khủng bố Kevin Lunsmann, cậu thiếu niên 14 tuổi người Mỹ, đã tự giải cứu mình khỏi sự khống chế của nhóm phiến quân Abu Sayyaf ở Philippines, sau 5 tháng ròng bị bắt giữ. Kevin kể, cậu đã phải đi chân đất, lang thang trong khu rừng rậm miền nam Philippines ròng rã gần hai ngày trời, trước khi dân làng nhìn thấy và...