Bắt cóc con để ép mẹ sang Trung Quốc bán dâm
Đây là thủ đoạn phạm tội mới của các đối tượng mua bán người mới bị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu khám phá. Lợi dụng mối quan hệ đồng tộc, bọn buôn người bên kia biên giới nhập cảnh vào Việt Nam với lý do thăm thân hay đi thăm mộ dịp thanh minh để tìm con mồi. Khi xác định được mục tiêu, chúng vờ đến nhà thăm để bắt cóc trẻ em rồi ép mẹ của chúng sang Trung Quốc bán vào các động mại dâm hay bán cho những người đàn ông muộn vợ.
Đối tượng Phàn Diếu Căng
Lực lượng Phòng chống tội phạm ma túy (PCTPMT) BĐBP Lai Châu có thông tin về một nhóm đối tượng, trong đó có Phùng Ú Lậu và Phàn Diếu Căng, người dân tộc Dao ở ngoại biên đối diện với xã Sì Lờ Lầu, huyện Phong Thổ, Lai Châu, thường nhập cảnh vào xã Sì Lờ Lầu với mục đích tìm phụ nữ để lừa đưa sang Trung Quốc bán. Cuối tháng 3-2012, Trạm kiểm soát Biên phòng Gia Khâu (Đồn 289) phát hiện Phùng Ú Lậu nhập cảnh Việt Nam và đến nhà chị Tẩn Tả Mẩy, một phụ nữ bỏ chồng, có một con nhỏ khoảng 2 tuổi.
Video đang HOT
Bộ đội Biên phòng trao cháu bé cho chị Mẩy
Ngày 4-4-2012, Ú Lậu nhập cảnh vào Việt Nam. Khoảng 16 giờ cùng ngày, Phùng Ú Lậu xuất cảnh trở về Trung Quốc. Hơn một giờ đồng hồ sau, chị Mẩy đến trạm biên phòng trình báo con gái chị là Phàn Lở Mẩy (2 tuổi) bị người Trung Quốc bắt cóc đưa qua biên giới và yêu cầu chị ra biên giới nhận con. Nhận định đối tượng bắt cóc con chị Mẩy với mục đích chính là dụ chị ra suối biên giới để ép sang Trung Quốc, lực lượng phòng chống TPMT triển khai lực lượng mật phục tại khu vực mốc 71. Trinh sát động viên và hướng dẫn chị Mẩy giữ liên lạc với số máy gọi cho chị. Đối tượng bắt cóc rất cảnh giác, nhưng đến 19 giờ 30 cùng ngày đã chịu bế cháu bé vượt biên vào Việt Nam.
Tại trụ sở BĐBP, đối tượng khai tên là Phàn Diếu Căng (SN 1974, quê ở Vân Nam, Trung Quốc). Căng khai nhận do thiếu phụ nữ nên một bộ phận thanh niên ở địa phương không lấy được vợ. Để kiếm tiền từ việc mua bán người, Căng cùng em họ là Phùng Ú Lậu và một đối tượng khác bàn nhau sang Việt Nam đến bản Gia Khâu, Sì Lờ Lầu lừa chị Tẩn Tả Mẩy đưa về làm vợ hoặc bán cho những người khác có nhu cầu. Theo thỏa thuận của bọn chúng, nếu chị Mẩy không đi, chúng sẽ bắt cóc con gái của chị đưa sang Trung Quốc, sau đó gọi chị ra đường biên để bắt sang Trung Quốc. Ngày 4-4 là ngày phiên chợ Sì Lờ Lầu, đồng thời là ngày thanh minh theo phong tục người Dao hai bên sẽ qua lại biên giới rất đông nên lợi dụng tình hình trên, ba đối tượng nhập cảnh vào Việt Nam với lý do thăm thân, sau đó đến nhà chị Mẩy. Chúng rủ chị Mẩy sang Trung Quốc chơi nhưng chị không đồng ý. Khi nhìn thấy con gái chị Mẩy chơi ngoài sân, Lậu và một người khác giả vờ ra về trước. Ra đến sân, Lậu dùng kẹo dụ cháu bé đi theo một đoạn rồi bế cháu xuống chợ. Khoảng 10 phút sau, Căng cũng xin phép chị Mẩy ra về.
Khi thấy chị Mẩy gọi điện thoại cho Lậu, chúng nghĩ chị đồng ý ra suối đón con nên cử Căng bế cháu nhỏ sang để hai đối tượng còn lại đi vòng sang hai bên bắt chị Mẩy. Khi Căng bị bắt, hai đối tượng còn lại bỏ chạy về Trung Quốc.
Đồn trưởng Đồn biên phòng 289 đã ra lệnh bắt khẩn cấp Phàn Diếu Căng. Kết thúc vụ án bắt giữ được một đối tượng, giải cứu thành công cháu Phàn Lở Mẩy, đưa cháu trở về đoàn tụ với gia đình.
Theo số liệu thống kê của BĐBP tỉnh Lai Châu, từ đầu năm 2012 đến nay, toàn tỉnh Lai Châu xảy ra bốn vụ sáu phụ nữ bị lừa gạt, ép buộc đưa sang Trung Quốc. Bọn buôn người thường lợi dụng các đường mòn, lối tắt để đưa nạn nhân qua biên giới.
Theo CATP
Chồng ủ mưu bắt cóc con sau khi ly hôn với vợ
Sau khi ly hôn, mặc cho Tòa án cho phép vợ được quyền nuôi dưỡng cháu nhỏ nhưng ông chồng vẫn ủ mưu "bắt cóc" cháu đưa về quê nội, không trả cháu lại TP.HCM. Người vợ ngày đêm thương nhớ con, bỏ cả công việc đi tìm kiếm và gửi đơn tố cáo đến công an nhưng vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
Ủ mưu bắt cóc con
Suốt mấy tháng ròng, đêm nào chị Nguyễn Thị Quế Anh (SN 1972, ngụ đường Lê Đại Hành, phường 11, quận 11, TP.HCM) đêm nào cũng nằm khóc vì thương nhớ con, chị đã nhờ cơ quan chức năng can thiệp nhưng đến giờ vẫn là con số không. Trình bày với phóng viên, chị Quế Anh cho biết, chị và anh Nguyễn Hoài Nam (SN 1973, ngụ cùng địa chỉ) lấy nhau và có cháu trai kháu khỉnh Nguyễn Anh Tuấn (SN 2004).
Do những bất đồng trong cuộc sống không thể hàn gắn, chị và anh Nam đã "đường ai nấy đi". Hai người kéo nhau ra tòa để chấm dứt mỗi lương duyên vợ chồng kéo dài cả mấy năm trời. Cuối cùng Tòa án nhân dân quận 11 (TP.HCM) phán quyết, về tài sản hai vợ chồng chị tự thương lượng giải quyết lấy, riêng cháu Tuấn Anh sẽ được giao cho chị Quế Anh nuôi dưỡng và anh Nam phải có nghĩa vụ chu cấp 2 triệu đồng/tháng cho cháu Tuấn Anh.
Sau vụ ly hôn, mặc dù không phải là vợ chồng nữa nhưng chị Quế Anh vẫn không ngăn cản anh Nam đến chăm sóc, dạy dỗ con cái. "Khi nghe chồng cũ xin được thường xuyên đến nhà chăm sóc cho con tôi đã đồng ý. Thấy cha con họ vui vẻ tôi luôn tạo điều kiện cho họ gặp nhau, không gây khó dễ gì", chị Quế Anh than thở.
Hè vừa qua, chồng cũ của chị lại xin được đưa cháu về quê nội tận Quy Nhơn để ông bà nội có dịp gặp, nhìn mặt cháu. Thấy không có vẫn đề gì chị Quế Anh liền gật đầu đồng ý nhưng ra điều kiện co chồng, sớm đưa cháu vào TP.HCM để kịp nhập học với bạn bè. Thế nhưng gần tới năm học mới, chị không thấy anh Nam mang con trai trở lại TP.HCM, gọi điện thì người chồng không bắt máy, hoặc bị người chồng trả lời một cách rất thất vọng.
Khi chị Quế Anh ra trường làm thủ tục nhập học cho con trai thì mới tá hỏa phát hiện, chồng cũ của chị đã âm thầm rút hồ sơ tại trường mà không thèm xin ý kiến của chị. "Bức xúc trước việc làm của người chồng tôi đã lặn lội ra Quy Nhơn yêu cầu bên chồng trả lại con cho tôi, để cháu nó kịp vào TP.HCM nhập học. Nhưng đợi mãi mấy ngày trời chỗng cũ tôi vẫn không chấp nhận cho cháu theo tôi trở về", chị Quế Anh nói.
Những ngày tiếp theo (từ tháng 8 - 9/2011), chị Quế Anh chịu biết bao khổ cực, ngược xuôi trên miền đất xứ người để "chuộc" lại con trai, nhưng vẫn "bặt vô âm tín". Theo chị Quế Anh, thời gian ngược xuôi ở Bình Định, chị đã gửi đơn đến công an P.Gềnh Giáng (TP.Quy Nhơn - nơi gia đình anh Nam ở), công an TP.Quy Nhơn, các tổ chức đoàn thể tại địa phương vận động người chồng thực hiện cam kết của Tòa án nhưng vụ việc vẫn không được giải quyết.
Bức xúc trước việc làm trái pháp luật của người chồng, chị Quế Anh đã làm đơn tố cáo hành vi "chiếm đoạt trẻ em" của anh Nguyễn Hoài Nam đến cơ quan chức năng Công an tỉnh Bình Định và Công an TP.HCM. Chị Quế Anh còn cho biết, điều lạ là, khi gặp lại con trai tại nhà ông bà nội, chị kinh ngạc thấy cháu có những thay đổi khác thường, thậm chí không nhận chị là mẹ của cháu. "Tôi thật sự bị sốc khi cháu nói, bà không phải là mẹ của tôi, không biết ai đã gieo rắc vào đầu cháu những thứ ngôn ngữ như thế", chị Quế Anh buồn bã.
"Bắt cóc" vì quá thương con?
Mặc cho nhiều người khuyên răn đủ điều nhưng anh Nam vẫn một mực từ chối đem con trai trả lại cho vợ cũ. Theo anh Nam, "cháu nó ở ngoài này (Quy Nhơn) chơi vui lắm, ông bà nội rất thương cháu. Cháu không muốn về với mẹ nó thì hỏi làm sao tôi đồng ý được. Mặt khác tôi rất thương con và nhận thấy vợ tôi không làm tốt nghĩa vụ của một người mẹ nên tôi mới "bắt cóc" con về quê nuôi dưỡng. Tôi cũng đã làm đơn gửi Tòa án nhân dân quận 11 mong muốn được đưa cháu Tuấn Anh về chăm sóc, hiện đơn đang được tòa án thụ lý, giải quyết".
Theo tìm hiểu của phóng viên thì anh Nam hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM). Sau khi chị Quế Anh làm đơn gửi đến bệnh viện này, chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Ngân - Phòng tổ chức Cán bộ và được biết, phía lãnh đạo bệnh viện đã khuyên giải anh Nam hãy trả cháu lại cho vợ cũ. "Do không phải là cơ quan có chức năng can thiệp sâu vào những vấn đề tranh chấp này nên chúng tôi đã khuyên chị Quế Anh đến công an để vụ việc được giải quyết dứt điểm", ông Ngân cho biết.
Cháu Nguyễn Tuấn Anh hiện đang ở nhà ông bà nội tại Quy Nhơn
Trả lời phóng viên VTC News - Luật sư Nguyễn Văn Trường (Trưởng VPLS Trường - Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: "Pháp luật về hôn nhân và gia đình cho phép người không trực tiếp nuôi con (theo quyết định ly hôn của tàn án) vẫn được quyền thăm nom con nhưng phải trên nguyên tắc "vì quyền lợi của con cái". Sau ly hôn, nếu đủ chứng cứ cho rằng chị Quế Anh không làm tròn bổn phận nuôi con thì anh Nam có thể gửi đơn tới TAND quận 11 yêu cầu: "Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn" theo quy định tại Khoản 3, Điều 27 của Bộ luật Tố tụng dân sự".
Ngược lại, chị Quế Anh cũng có thể nộp đơn tới Tòa án "Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau ly hôn" theo quy định tại Khoản 4, Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Được chấp nhận yêu cầu hay không phụ thuộc vào khả năng cung cấp chứng cứ và chứng minh của hai bên trước tòa án.
Nếu anh Nam "ủ mưu" mang con về quê không có sự đồng ý của vợ cũ, hay "bắt cóc vì thương con", lợi dụng, dụ dỗ cháu, hay có thủ đoạn... để ép cháu ở lại quê nội, theo Luật sư Trường thì hành vi của anh Nam có thể đủ yếu tố cấu thành: "Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" theo Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật hình sự. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Bộ luật hình sự không có "tội bắt cóc" mà chỉ có "Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 134. Thực tế, anh Nam bắt giữ cháu Anh Tuấn mà không cố ý chiếm đoạt tài sản nên không đủ yếu tố phạm tội này".
Theo VTC