Bắt cóc con chủ tịch ngân hàng tống tiền 10 triệu USD
Gần đây, nhiều tội phạm đã nhằm vào con cái của những gia đình giàu có để thực hiện kế hoạch bắt cóc tống tiền nhằm đoạt được một số tiền khổng lồ.
Con đại gia chứng khoán HN bị nhân viên cũ bắt cóc đòi 7,3 tỷ
Ngày 7/10, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét xử Trương Phùng Hưng (SN 1981, trú quận Đống Đa) về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”. Bị hại là bà Lê Thị Mai Linh (trú quận Tây Hồ; Chủ tịch HĐQT một công ty chứng khoán ở Hà Nội) cùng con trai nhỏ tuổi.
Bản án sơ thẩm xác định Hưng được nhận vào làm việc tại công ty kinh doanh chứng khoán, nơi bà Linh làm Chủ tịch HĐQT. Sau thời gian làm việc, Hưng bị bà Linh sa thải do không đáp ứng được yêu cầu công việc. Khi buộc phải nghỉ làm, đối tượng đã cố tình không bàn giao một số tài liệu cho Công ty nên bà Linh nhiều lần nhắn tin dọa sẽ đưa vụ việc ra công an.
Bị cáo Hưng tại phiên tòa
Hưng đi xin việc ở nhiều nơi nhưng đều không được nhận vào làm. Cho rằng sếp cũ đã tác động đến những doanh nghiệp nơi đối tượng đến xin việc khiến họ không nhận nên Hưng uất ức lên kế hoạch trả thù, bắt cóc con trai bà Linh là cháu Lê Hoàng Long (SN 2000).
Sáng 19/8//2011, Hưng đi ôtô của vợ đến phục sẵn ở cổng trường nơi cháu Long theo học. Cơ hội đến, đối tượng lừa cháu Long ra ngoài, đẩy lên ôtô rồi cho cháu uống thuốc ngủ và điều khiển xe chạy lòng vòng trên nhiều tuyến phố. Sau đó, Hưng lái xe đến phố Lý Thái Tổ, đặt bức thư tống tiền đã soạn sẵn vào trong thùng rác và nhắn tin cho bà Linh ra lấy. Trong thư Hưng yêu cầu bà Linh chuẩn bị số tiền hơn 7,3 tỷ đồng. Đến tối cùng ngày, nghĩ bà Linh đã thực sự hoảng loạn nên Hưng nhờ vợ đưa bé trai trả về gia đình. Sau đó Hưng ra đầu thú.
Bắt cóc quý tử nhà Trầm Bê đòi 10 triệu USD
Năm 2005, dư luận chấn động với vụ bắt cóc thiếu gia Trầm Trọng Ngân – con trai trưởng của đại gia Trầm Bê – với số tiền chuộc bị yêu cầu lên tới 10 triệu đôla.
Hai cha con đại gia Trầm Bê
Chủ mưu trong “vụ bắt cóc thế kỷ” này là Bình “kiểm”, một tay giang hồ khét tiếng và cũng là cao thủ mà Năm Cam phải nể mặt. Bình “kiểm” có tên cúng cơm là Phạm Đức Bình (SN 1970). Quê gốc ở Quảng Ninh nhưng từ nhỏ hắn đã theo gia đình chuyển vào TP.Hồ Chí Minh. Biệt danh Bình “kiểm” có từ thời Bình làm kiểm soát quân sự tại D31, TP.HCM. Cuối năm 2001, Năm Cam và đồng bọn nối gót vào tù thì Bình “kiểm” lại nổi lên với chức ông trùm bởi sự tàn độc, liều lĩnh.
Vừa ra tù, để lấy lại số má vì sợ ở tù lâu giang hồ quên mặt, và để kiếm nhiều tiền “ra nước ngoài tìm kẻ tình địch cướp mất vợ”, Bình “kiểm” quyết định tiến hành một phi vụ “kinh thiên động địa”. Là người chịu đọc báo, Bình “kiểm” biết tài sản của tỷ phú Trầm Bê thuộc hàng “top” trong bảng tổng sắp của cả nước. Trầm Trọng Ngân, con trai ông Trầm Bê, cũng là một doanh nhân nổi tiếng. Nếu thành công, đó sẽ là vụ bắt cóc nổi tiếng nhất thế kỷ trong thế giới tội phạm tại Việt Nam.
Video đang HOT
Khuôn mặt thư sinh của gã giang hồ cùng kho vũ khí nóng
Sau thời gian dài lên kế hoạch, theo dõi và hai lần bắt cóc hụt con mồi, đến lần thứ ba, Bình “kiểm” đã thành công trong việc bắt cóc vị doanh nhân trẻ Trầm Trọng Ngân. Nhưng chưa kịp nhận tiền chuộc, tên trùm giang hồ và đồng bọn đã bị tóm gọn.
Bắt cóc con đại gia, đòi chuộc 300.000 USD
Ngày 26/10/2011, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án “bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” do Nguyễn Chí Trung (35 tuổi, TP.HCM) cùng đồng bọn thực hiện.
Bị cáo Nguyễn Chí Trung tại toà
Theo nội dung vụ án, năm 2005, Huỳnh Nhất Thống (29 tuổi) từ Đồng Tháp lên TP.HCM theo học cao học, quen biết với chị P.T.H.H. và được người này dẫn đến nhà cậu là N.V.H ở quận 11 chơi. Sau này, do mâu thuẫn, chị H. đòi chia tay.
Giữa năm 2009, Thống không học hành mà thường xuyên tham gia cá độ tại trường gà, quen biết với Trung. Do không có tiền trả nợ thua bạc, Thống chợt nhớ đến người cậu đại gia của bạn gái cũ nên nảy sinh ý định rủ Trung bắt cóc con gái anh H. (18 tháng tuổi) để tống tiền. Theo thỏa thuận, Thống sẽ chia cho Trung 20% trên số tiền thu được, Trung đã đồng ý.
Trưa 20/4/2010, sau thời gian theo dõi quy luật sinh hoạt của gia chủ, Thống chỉ đạo Trung đến nhà anh H. giả vờ hỏi thuê nhà. Lợi dụng lúc người giúp việc sơ hở, Trung lập tức bế con gái anh H. nhảy lên xe do đồng bọn chờ sẵn một mạch về khu vực xã Bình Hưng Hòa (Bình Chánh) giao cho Thống. Sau nhiều lần ngã giá, chúng yêu cầu anh H. phải chi 300.000 USD để chuộc con gái về. Ngày 17/7/2010, khi Trung đang nhận tiền từ tay vợ anh H. thì bị công an bắt.
Con đại gia Nghệ An bị bắt cóc tống tiền 800 triệu
Công an xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An xác nhận trên báo Giáo dục Việt Nam, lúc 12h 45 phút ngày 6/9/2011, em Nguyễn Văn Phương (học sinh lớp 10A6 trường THPH Diễn Châu 2, Nghệ An) đã bị một người phụ nữ lạ dụ dỗ đi nhận quà của người thân ở bên Lào gửi về tại cổng trường. Sau đó, đối tượng này cùng hai nam thanh niên đã đưa em Phương lên taxi và bắt cóc em đưa ra thành phố Thanh Hóa.
Cổng trường THPT Diễn Châu 2, nơi xảy ra vụ bắt cóc gây xôn xao xứ Nghệ
Tại đây, các đối tượng đã bắt nạn nhân gọi điện về nhà, yêu cầu gia đình đưa 200 triệu đồng, sau đó tăng lên 800 triệu đồng mới thả em ra. Nhưng đến sáng 7/9, em Phương đã được các đối tượng trả tự do.
Ngày 9/9/2011, hai đối tượng bắt cóc em Phương là Lê Văn Quang (SN 1990) và Hồ Văn Bình (SN1992) – đều trú tại xóm Nam Vực, xã Đô Thành, Yên Thành – đã ra đầu thú. Riêng đối tượng nữ được hai đối tượng khai là một người quê Thanh Hóa.
Bắt cóc con đại gia Sài Gòn tống tiền 3 tỷ
Sáng 15/1/2010, TAND TP.HCM xử sơ thẩm vụ bắt cóc tống tiền, do 3 đối tượng Lục Văn Hiền (29 tuổi), Lục Văn Chung (33 tuổi) và Cao Thịnh (35 tuổi) thực hiện.
Các bị cáo Chung, Thịnh, Hiền (từ trái qua) tại phiên tòa
Hiền là nhân viên môi giới chứng khoán của một công ty có trụ sở tại phường Phan Cư Trinh, quận 1. Sau một thời gian làm việc, Hiền quen biết với bà Mai (ngụ phường 15, quận 11) và tư vấn cho bà chơi chứng khoán. Sau vài lần lui tới thăm nhà, Hiền đã được lòng con gái của bà Mai là chị Mỹ (24 tuổi).
Đến tháng 4/2009, Hiền thất bại trong đầu tư chứng khoán, thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả. Biết gia đình bà Mai rất giàu có, Hiền nảy sinh ý định bắt cóc chị Mỹ để tống tiền gia đình bà. Nhằm thực hiện kế hoạch, Hiền rủ thêm anh trai là Lục Văn Chung và Cao Thịnh cùng tham gia.
Ngày 16/4/2009, Chung gọi điện cho chị Mỹ, xưng là doanh nhân và đặt vấn đề quan hệ làm ăn. Sau khi trao đổi, hai bên đồng ý. Chung đánh xe đến nhà riêng đón chị Mỹ đến một công ty ở quận 7. Trên đường đi, Chung đón Thịnh để cùng thực hiện kế hoạch. Khi xe qua khỏi cầu Sài Gòn thì Chung ra hiệu cho Thịnh khống chế và trói chị Mỹ đưa về Đồng Nai. Sau đó, Chung gọi điện cho bà Mai thông báo con gái bà đã bị bắt cóc, nếu muốn bảo toàn tính mạng thì phải nộp 3 tỷ đồng.
Hạnh Nguyên(Tổng hợp)
Theo_VietNamNet
Triệt phá sàn vàng ảo IMMS: Mua phần mềm từ nước ngoài để lừa nhà đầu tư
Để qua mắt khách hàng và che giấu hành vi phạm tội, Đặng Hữu Trung đã đầu tư 5.000 USD để đặt mua phần mềm giao dịch mua bán vàng từ nước ngoài. Do phần mềm đã được nghiên cứu xây dựng theo hệ thống điều hành của Công ty IBFX ở Australia nên tất cả khách hàng đều nghĩ mình đang đầu tư vào một công ty tài chính nước ngoài được phép kinh doanh vàng.
Theo tin tức báo An ninh thủ đô, ngày 29/9, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã tạm giữ hình sự Đặng Hữu Trung - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư truyền thông và tiếp thị Sài Gòn (gọi tắt là IMMS Holdings) để điều tra về hành vi kinh doanh trái phép. Cơ quan CSĐT cũng quyết định tạm giữ 3 đồng phạm khác là Nguyễn Đại Phong - Giám đốc phụ trách kinh doanh, Phạm Thị Thương - Kế toán trưởng và Đỗ Đồng Đức - Trưởng chi nhánh IMMS tại Hà Nội.
Công an khám xét nơi ở và nơi làm việc của Trung (Ảnh: báo An ninh thủ đô)
Trước đó, vào tháng 3/2015, qua công tác trinh sát, Cục Cảnh sát Hình sự phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện Công ty IMMS Holdings có biểu hiệu kinh doanh sàn vàng trái phép và huy động hàng trăm tỷ đồng của nhiều khách hàng. Sau khi xác lập chuyên án và tập trung điều tra, cơ quan công an xác định hệ thống kinh doanh sàn vàng và huy động vốn trái phép do Đặng Hữu Trung cầm đầu hoạt động vô cùng tinh vi, sử dụng nhiều thủ đoạn đối phó.
Theo các trinh sát Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các giao dịch vi phạm pháp luật của Công ty IMMS Holdings đều được thực hiện một cách bí mật. Chỉ cần nghi ngờ cơ quan chức năng vào cuộc, Trung lập tức đóng lại toàn bộ hệ thống. Đặc biệt, để qua mắt khách hàng và che giấu hành vi phạm tội, Đặng Hữu Trung đã đầu tư 5.000 USD để đặt mua phần mềm giao dịch mua bán vàng từ nước ngoài.
Do phần mềm đã được nghiên cứu xây dựng theo hệ thống điều hành của Công ty IBFX ở Australia nên tất cả khách hàng đều nghĩ mình đang đầu tư vào một công ty tài chính nước ngoài được phép kinh doanh vàng. Bị hại trong vụ án này không hề biết toàn bộ tiền của mình đã bị Công ty IMMS Holdings sử dụng vào việc kinh doanh bất động sản và một số lĩnh vực khác.
Dẫn nguồn tin từ VOV.vn, đến ngày 25/9, các trinh sát Cục C45, C50, Cục An ninh tài chính - tiền tệ và đầu tư đã bất ngờ ập vào đại bản doanh của Trung trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1 (TP Hồ Chí Minh), bắt quả tang công ty này đang tiến hành giao dịch vàng và huy động vốn trái phép. Tiến hành khám xét tại nơi làm việc và nhà riêng của Trung ở một chung cư thuộc phường An Phú, quận 2, lực lượng Công an còn thu giữ nhiều tang vật và tài liệu liên quan đến việc làm ăn trái pháp luật của đối tượng.
Trung bước đầu khai nhận, sau khi Nhà nước cấm kinh doanh sàn vàng vào năm 2011 và nhất là khi lực lượng Công an liên tục triệt phá những sàn giao dịch vàng không phép thì giới đầu tư loại hình này rơi vào tình trạng "đói" giao dịch. Thấy thời cơ đến, Trung đã họp các cổ đông trong công ty đề nghị chuyển hướng sang kinh doanh vàng. Ngay khi chuẩn bị cho ra đời sàn giao dịch vàng ảo, Trung đã thuê hai phòng làm việc tại lầu 10, tòa nhà Martine Bank trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, TP Hồ Chí Minh, cải tạo lại thành sàn giao dịch vàng.
Để đánh lừa khách hàng là những nhà đầu tư, Trung đặt mua phần mềm của nước ngoài và sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, Trung yêu cầu phía đối tác xây dựng hệ thống phần mềm quản trị theo một sản phẩm tài chính toàn diện của Công ty IBFX tại Australia. Thông qua phần mềm này, khách hàng giao dịch tài khoản cứ nghĩ mình đang đầu tư vào một công ty tài chính nước ngoài được phép kinh doanh vàng, nhưng thực chất nguồn tiền này không được đầu tư vào bất kỳ công ty hay dự án nào, mà Công ty IMMS Holdings đã sử dụng số tiền này để mua nhà đất và đầu tư vào các lĩnh vực khác kiếm lời.
Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó trưởng Phòng Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, Cục C50, cho biết: Trong vụ này, khi khách hàng tham gia giao dịch kinh doanh vàng trên sàn IMMS, phần mềm MT4 sẽ chạy giao dịch giá của thế giới. Thế nên khách hàng thực hiện lệnh giao dịch thì cứ nhầm tưởng rằng mình đang giao dịch tài khoản với một công ty nước ngoài.
Cùng với việc kinh doanh vàng trái phép, Công ty IMMS Holdings của Trung còn thực hiện các chương trình huy động vốn trái phép với lời hứa số tiền ấy sẽ được đầu tư vào những công ty tài chính lớn của nước ngoài để mang lại nguồn lợi nhuận lớn gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng. Tin lời của Trung và các thuộc cấp, nhiều người đã gửi tiền vào, nhưng thực chất Trung đã lấy số tiền này sử dụng vào các việc cá nhân như mua nhà cửa, xe đắt tiền.
"Tất cả các hoạt động của Công ty IMMS Holdings đều không được pháp luật cho phép, bởi từ năm 2011, nhà nước đã cấm kinh doanh sàn vàng và trong giấy phép hoạt động của công ty này cũng không có mục được huy động vốn. Qua đây cũng xin cảnh báo đối với bà con nhân dân, nhất là những nhà đầu tư đừng vì một ít lợi nhuận trước mắt mà bỏ những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình vào đấy để rồi sau đó sẽ mất cả vốn lẫn lãi. Không những công ty này, mà hiện nay có nhiều các công ty khác cũng đưa ra những mức lợi nhuận cao đến khó cưỡng để đánh vào lòng tham của một số cá nhân và sau khi bà con gửi tiền vào, họ không mang đầu tư, mà chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích cá nhân", Thiếu tá Hằng cho biết thêm.
Đề nghị những ai từng là nạn nhân hoặc đang tham gia giao dịch với IMMS nhanh chóng đến trình báo để cơ quan Công an xử lý nghiêm nhóm đối tượng này theo quy định của pháp luật.
NINH LAN (tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đâm chết đồng nghiệp vì nhiều lần bị dọa giết Đồ cùng Tuấn Em làm chung một công ty, do mâu thuẫn nên Đồ liên tục bị Tuấn em dọa đánh và giết. Ám ảnh bởi những lời đe dọa này, Đồ thủ sẵn dao trong người, rồi đâm chết đồng nghiệp. Ngày 21/8, Tòa Phúc thẩm TAND tối cao tại TP. HCM xét xử, tuyên y án 15 năm tù đối với...