Bắt chước Mỹ xây dựng ‘khu vực 51′, Trung Quốc bí mật chế tạo vũ khí ở Tân Cương
Mới đây Trung Quốc xây dựng một căn cứ tương tự ‘khu vực 51′ của Mỹ, giới chuyên gia cho rằng Bắc Kinh đang bí mật chế tạo vũ khí ở Tân Cương.
Theo Sputnik, nằm sâu bên trong vùng hoang mạc ở khu tự trị Tân Cương, quân đội Trung Quốc đã cho xây dựng một căn cứ quân sự quy mô lớn chưa từng có. Dĩ nhiên điều này thu hút sự chú ý từ giới chuyên gia quân sự bởi Bắc Kinh có thể đang âm thầm phát triển hoặc thử nghiệm các loại vũ khí mới ở đây.
Cần phải nhấn mạnh rằng, căn cứ trên được xây dựng một vùng hoang mạc rộng lớn, hẻo lánh và gần như không dân cư sinh sống quanh đó.
Nhiều suy đoán cho rằng quân đội Trung Quốc có thể đã cho xây dựng một căn cứ bí mật tương tự như ‘khu vực 51′ của Mỹ. Rất có thể Bắc Kinh đang cho phát triển các mẫu chiến đấu cơ và máy bay không người lái (UAV) thế hệ mới ở căn cứ này.
Nói đến ‘khu vực 51′, về cơ bản nó là một căn cứ của Không quân Mỹ nằm trong trung tâm huấn luyện và thử nghiệm Nevada vốn được sử dụng cho các hoạt động phát triển cũng như thử nghiệm các mẫu máy bay quân sự lẫn các hệ thống vũ khí mới của quân đội Mỹ.
Ảnh chụp vệ tinh bên trong căn cứ không quân Malan, có thể thấy Trung Quốc đang thử nghiệm nhiều loại UAV bên trong căn cứ này. (Ảnh: GLOBAL NEW)
Video đang HOT
Dựa trên một số hình ảnh vệ tinh do chuyên trang quân sự War Zone thu thập được căn cứ bí mật của Trung Quốc ở Tân Cương nằm gần Malan. Trước đó nơi này từng được Bắc Kinh được sử dụng để thử nghiệm vũ khí hạt nhân, với khoảng 45 vụ thử kể từ 1959 đến khi 1996.
Phân tích hình ảnh vệ tinh, các chuyên gia quân sự của War Zone đã phát hiện ra một loạt máy bay không người lái lẫn chiến đấu cơ J-16 của không quân Trung Quốc bên trong căn cứ. Việc quân đội Trung Quốc thử nghiệm các mẫu máy bay quân sự mới ở Malan không phải là mới nhưng sự xuất hiện của UAV ở đây lại cho thấy một thực tế khác.
Theo cây bút Tyler Rogoway của Warzone nhận định, nhiều khả năng Trung Quốc đang cố gắng tích hợp hệ thống điều khiển UAV lên trên các dòng chiến đấu cơ có người lái thông qua các thử nghiệm thực tế ở Malan, tương tự như cách người Nga đang làm với tiêm kích tàng hình Su-57 với mẫu UAV tàng hình S-70 Okhotnik-B.
Rogoway cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc đang phát triển công nghệ kết nối giữa máy bay có người lái và không lái thông qua AI (trí thông minh nhân tạo) vốn cũng đang được các phương Tây phát triển trong thời gian gần đây. Có thể kể đến dự án “Skyborg” đang được phát triển bởi quân đội Mỹ.
Ảnh vệ tinh căn cứ Malan. (Ảnh: GLOBAL NEW)
Cách căn cứ ở Malan khoảng 200km về phía Đông Nam, Trung Quốc còn cho xây dựng một cơ sở quân sự khác với quy mô không kém và thông tin về nó được giữ kín. Những hình ảnh đầu tiên về cơ sở này xuất hiện từ năm 2016 khi các quan sát phát hiện một đường băng có hình tam giác dài 5.000m ở mỗi cạnh ở khu vực này. Quy mô của căn cứ này được mở rộng theo thời gian với các nhà chứa máy bay và cơ sở dịch vụ mới.
Các chuyên gia cho rằng đây là nơi được Trung Quốc thử nghiệm các mẫu UAV cho đến tàu vũ trụ mới.
Về phía quân đội Trung Quốc họ vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về các căn cứ bí mật ở Tân Cương.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...