Bất chấp quan sát viên, Syria vẫn nổ súng
Quân nổi dậy hôm 17-4 tố cáo lực lượng an ninh Syria thực hiện nhiều cuộc tấn công vào những khu vực do họ chiếm đóng ở phía Bắc và Nam, đồng thời nã đạn vào thành phố Homs bất chấp sự hiện diện của quan sát viên Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Theo phe đối lập, hơn 50 người thiệt mạng trong ngày 17-4 giữa lúc các nhà quan sát LHQ thực hiện chuyến đi thực địa đầu tiên đến thành phố Deraa, phía Nam Syria.
Homs tiếp tục hứng chịu nhiều đợt giao tranh kể từ ngày 12-4 (Ảnh: AP)
Trước đó, người đứng đầu đoàn quan sát viên, Đại tá Ahmed Himmiche, thừa nhận nhiệm vụ giám sát thỏa thuận ngừng bắn sẽ khó khăn. “Chúng ta cần thực hiện theo đúng quy trình, từng bước từng bước một. Việc này không dễ dàng và các bên cần phải hợp tác với nhau, trước hết là với chính phủ Syria và sau là với các bên liên quan” – ông Himmiche nói với các phóng viên tại thủ đô Damascus.
Video đang HOT
Vị quan sát viên người Morocco này cho biết xe tăng của quân đội Syria đã pháo kích thị trấn Basr al-Harir, phía Nam Syria, làm ít nhất 2 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Thị trấn này, cách Damascus 70 km về phía Nam, vốn là thành trì của phe nổi dậy. Trong khi đó, ở tỉnh phía Bắc Idlib, lực lượng an ninh đã bắn súng cối và súng máy vào 2 ngôi làng, nâng số người thiệt mạng lên 35.
Trong lễ khai mạc hội nghị “Những người bạn Syria” hôm 17-4, với sự tham gia của 58 quốc gia, Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố: “Cộng đồng quốc tế cần duy trì áp lực với chính quyền Syria. Để làm được điều đó, cách tốt nhất là gia tăng trừng phạt”.
Tại hội nghị này, ông Juppe cũng cho biết các biện pháp trừng phạt đối với chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad, dành cho 150 cá nhân và tổ chức tại Syria, đã cắt giảm một nửa lượng dự trữ tài chính của nước này. Trong tuyên bố cuối cùng, hội nghị đề nghị dỡ bỏ lệnh trừng phạt với các doanh nhân Syria nếu những người này có thể chứng minh đã cắt đứt liên hệ với chính phủ.
Theo NLD
Các nước láng giềng của Syria tìm giải pháp cho người tị nạn
Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan đã bàn cách để phối hợp với các tổ chức quốc tế giải quyết vấn đề người tị nạn Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (13/4) đã chính thức chấp nhận sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết tình hình người tị nạn Syria khi mà số người tị nạn tới đây đã lên đến
25.000 người. Đây là tuyên bố được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đưa ra tại buổi họp báo chung với Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh đang ở thăm nước này. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được lời đề nghị của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, các tổ chức quốc tế khác cũng như Ngoại trưởng các nước công nghiệp G8 khi đang nhóm họp tại Mỹ.
Ông Ahmet Davutoglu cho biết: "Các tổ chức quốc tế đã thông báo sẽ ủng hộ chúng tôi. Vì hiện nay chúng tôi vẫn đang phải cố gắng để giải quyết tình hình người tị nạn Syria trong khả năng của quốc gia mình. Tuy nhiên, tình hình người tị nạn đang ngày một gia tăng. Tôi đã có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn Thale. Chúng tôi đang bắt đầu nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế".
Thổ Nhĩ Kỳ đến nay đã thiết lập 10 trại tị nạn cho người dân Syria tại nhiều thành phố của nước này trong hơn 1 năm bạo động xảy ra tại Syria. Đa phần những người dân Syria tới Thổ Nhĩ Kỳ đều đang sống tại tỉnh Gaziantep, Hatay và Kilis. Riêng tại tỉnh Kilis hiện đã có khoảng 9.000 người Syria sinh sống.
Về phần mình, Ngoại trưởng Jordan Nasser Judeh cũng cho biết đang tìm kiếm sự hỗ trợ của nước ngoài đối với vấn đề người tị nạn Syria. Ông nói:"Quân đội Syria cần phải rút khỏi các thành phố và làng mạc của Syria và thực thi ngừng bắn. Tất cả thế giới, trong đó có hai nước chúng tôi cũng đều đang theo dõi tình hình Syria. Theo chúng tôi, Syria cần thực thi các thỏa thuận này vì nó sẽ mang lại lợi ích cho người dân Syria. Syria cần một giải pháp chính trị và chúng tôi cầu mong kế hoạch của ông Annan thành công cũng chính vì lý do này."
Jordn hiện là nơi ở của khoảng 100.000 người tị nạn Syria.
Trong một diễn biến liên quan, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua (13/4) đã cân nhắc một dự thảo nghị quyết cho phép triển khai một phái bộ gồm 30 quan sát viên tới Syria để giám sát hoạt động ngừng bắn giữa chính phủ Syria và lực lượng đối lập tại nước này.
Theo hãng tin Tân Hoa xã, dự thảo nghị quyết sẽ cho phép triển khai 30 quan sát viên quân sự, không được trang bị vũ khí, sẽ có nhiệm vụ liên lạc với tất cả các bên ở Syria cũng như thông báo về tình hình thực thi lệnh ngừng bắn và chấm dứt bạo lực tại quốc gia Trung Đông này. Dự thảo đã được 15 thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua trong ngày.
Dự thảo này cũng kêu gọi chính phủ Syria cần đảm bảo đầy đủ và ngay lập tức việc di chuyển và tiếp cận tự do cho tất cả các phái bộ cần thiết tại Syria.
Dự thảo đưa ra sau khi đặc phái viên chung của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Arab Kofi Annan đề nghị Hội đồng Bảo an nhanh chóng triển khai một đội tiên phong tới giám sát tình hình ngừng bắn tại Syria. Nếu tiến trình ngừng bắn diễn ra theo đúng kế hoạch, sau đó sẽ có một đoàn gồm 250 quan sát viên Liên hợp quốc tiếp tục tới Syria./.
Theo VOV
LHQ đến Syria giám sát việc ngừng bắn Liên Hợp quốc đang chuẩn bị cử một đoàn thanh sát viên tới Syria để giám sát việc thực hiện lệnh ngừng bắn của nước này, một ngày sau khi lệnh có hiệu lực, hãng tin BBC đưa tin. Đoàn thanh sát viên này sẽ bao gồm ít nhất 250 người, không vũ trang nhưng được các lực lượng của Chính phủ Syria...