Bất chấp phim nhạt nhẽo, những cái đầu “đầy sạn” ở Disney vẫn đủ chiêu trò bảo vệ “Captain Marvel”
Dù nội dung không thực sự tốt, Disney vẫn có đầy các phương án bảo vệ và giúp “Captain Marvel” gặt hái doanh thu khủng tại phòng vé.
Chưa có bộ phim nào trước ngày ra rạp mà lại ăn “gạch đá” nhiều như Captain Marvel ( Đại Úy Marvel), nhất là khi nó thuộc thương hiệu đại chúng như MCU (Vũ trụ Điện ảnh Marvel). Tuy nhiên, đây là lúc “nhà Chuột” ra tay bảo vệ “đứa con cưng” với hàng loạt chiêu bài nhằm lấp hết những bình luận tiêu cực hay tạo hứng thú cho khán giả bằng các thông tin ngoài lề thay vì chất lượng phim.
Brie Larson và Captain Marvel đều có vấn đề
Brie Larson có nhiều phát ngôn gây sốc nhắm vào đàn ông.
Đấu tranh cho nữ quyền là một điều cần thiết khi phái yếu vốn không được xem trọng tại Hollywood. Đã có nhiều nữ diễn viên góp tiếng nói vào việc này nhưng Brie Larson thì quá lố khi dường như biến chúng thành “thù ghét đàn ông”. Dù từng ẵm tượng vàng Oscar với Room (2015), người ta chỉ nhớ tới cô bởi những phát ngôn gây sốc mà thôi.
Brie từng nói rằng: “Tôi chẳng cần một gã đàn ông 40 tuổi nhận xét phim A Wrinkle in Time bị vấn đề gì. Phim không làm ra cho gã.” Hoặc cô còn cho rằng các phóng viên trong buổi họp báo toàn là đàn ông, da trắng và cần phải loại bỏ bớt để thêm cơ hội cho những phụ nữ và người da màu. Bởi đây chính là thành phần khiến các bộ phim do nữ đóng chính bị đánh giá thấp. Không những thế, nữ diễn viên còn đắc tội với chính fan Marvel khi đăng tấm ảnh tưởng nhớ Stan Lee kiêm… quảng bá cho đôi giày của mình.
“Captain Marvel” có nội dung khá nhàm chán.
Những tưởng khi vào phim, cô nàng sẽ thể hiện tốt hơn nhưng Captain Marvel lại trở thành một trong những tác phẩm nhàm chán bậc nhất MCU. Phim khi vào lối mòn an toàn và cũ kỹ của Marvel với cốt truyện từ hàng chục năm trước. Yếu tố hài hước cũng chẳng quá ấn tượng còn nội dung có thể đoán được toàn bộ khi chưa tới nửa thời lượng phim. Captain Marvel không hề có cảnh hành động đặc sắc nào mà cứ thế trôi tuột trong đầu khán giả.
Yếu tố nữ quyền trong phim, cũng giống như Brie Larson, được làm lố đến mức khó tin khi Carol Danvers đọ với nam giới bằng sức khỏe thay vì đầu óc. Liệu nữ quyền là phải sống bất cần và luôn bất tuân lời của người lớn hay thượng cấp? Thực tế thì có nhiều bình luận kém nhắm vào chính bộ phim hơn là vào Brie. Song, tất cả đều được quy ghép thành anti-fan để Disney ra tay diệt gọn.
Rotten Tomatoes cho “bay màu” hơn 50,000 tài khoản
Trước ngày công chiếu, Captain Marvel bị fan ném đá thậm tệ vì những phát ngôn gây sốc của Brie Larson. Tỉ lệ “Muốn Xem Phim” (Want To See) trên Rotten Tomatoes tụt dốc không phanh chỉ còn hơn 20%. Trước hành động này, trang bình luận phim lớn nhất hành tinh bèn khóa luôn phần điểm số và loại bỏ luôn nút “Not Interested” (Không Hứng Thú) của khán giả.
Video đang HOT
Sau khi ra mắt, điểm số khán giả của Captain Marvel một lần nữa lại thấp thê thảm khi chưa đến 40%. Một lần nữa, Rotten Tomatoes lại đóng vai người hùng khi xóa bay 50,000 tài khoản chỉ trong vài nốt nhạc. Đây là việc chưa từng có tiền lệ, nhất là với một trang đánh giá phim dựa trên ý kiến cộng đồng. Điều kì lạ là Rotten Tomatoes xóa những bình luận chê nhưng giữ lại những nhận xét khen y hệt nhau không khác gì spam một cách khó hiểu.
Nếu không có sức mạnh của “nhà Chuột” ở phía sau thì lí do gì khiến trang web này thực hiện những hành động trên khi những phim khác lại không được đặc quyền đó?
Thay đổi công thức tìm kiếm trên Youtube
Đây là nếu bạn tìm kiếm “Brie Larson”.
Ngoài Rotten Tomatoes, một tài khoản trên Twitter cũng nhận ra Youtube đã có sự điều chỉnh toàn bộ những thông tin liên quan đến Captain Marvel. Thực tế, nếu người dùng tìm kiếm từ khóa “Captain Marvel” thì kết quả sẽ là những “Tin Tức Mới Nhất” (Top news) về phim thay vì loạt video bất kì dựa trên độ phổ biến. Với trường hợp “Brie Larson”, Youtube sẽ cho ra những đoạn clip phỏng vấn gần đây của cô nàng mà thôi.
Trong khi đó, nếu chọn từ khóa “Avengers: Endgame” thì trang này sẽ hiển thị theo mức độ phổ biến như bình thường. Dường như, Youtube đã âm thầm thay đổi thuật toán của riêng Captain Marvel và Brie Larson để những tin “nâng đỡ” từ các báo lớn đè bẹp những bài nhận xét chê bai của người xem.
Còn đây là trường hợp của “Avengers: Endgame”.
Chắc hẳn phải có một lí do gì đó để ông lớn như Youtube giang tay bảo vệ bom tấn Marvel hơn là “tránh những chê bai tiêu cực”. Bởi lẽ vô số bộ phim khác đã, đang và sẽ rơi vào trường hợp này nhưng trang web này chỉ đơn giản là ngó lơ và làm theo quy trình mà thôi.
Chiêu bài “hé lộ chi tiết liên quan bom tấn”
Đây là thứ duy nhất khiến nhiều người phải ra rạp xem “Captain Marvel”.
Đây là chiêu bài mà Marvel thường áp dụng cho các bộ phim kém sức hút của mình. Thay vì tìm kiếm hướng đi mới lạ, đột phá, hãng sẽ dùng những đoạn after-credit có liên quan đến các bom tấn lớn sau đó. Ví dụ như Thor (2011) hé lộ việc Loki (Tom Hiddleston) đang thao túng tiến sĩ Erik Selvig (Stellan Skarsgrd) nghiên cứu Tesseract, Ant-Man có sự xuất hiện của Bucky (Sebastian Stan) để tạo tiền đề cho Captain America: Civil War, Ant-Man and the Wasp (2018) liên quan đến Avengers: Infinity War (2018) chỉ qua cái búng tay.
Trên đây toàn là những mắc xích yếu nhất trong MCU và Captain Marvel cũng không ngoại lệ. Nhiều khán giả thừa nhận rằng đi xem phim chỉ vì muốn biết cô nàng sẽ xuất hiện ra sao trong Endgame. Trước đó, Marvel nhiều lần tung hỏa mù rồi úp mở chuyện du hành thời gian. Cuối cùng, tất cả được giải thích đơn giản đến mức khó tin. Tuy nhiên, khán giả cũng đã trả tiền vé và ngồi chờ tận 2 tiếng đồng hồ mới biết được điều trên.
Liệu Marvel còn bao nhiêu bom tấn để bấu víu hay hỏa mù để tung trong Giai đoạn 4 sắp tới đây? Có lẽ, hãng nên tập trung vào chất lượng phim thay vì dùng sức mạnh để nâng đỡ cho tác phẩm yếu kém thì hơn.
Theo trí thức trẻ
Hàng loạt chi tiết thú vị ẩn giấu trong bom tấn 'Captain Marvel'
Tác phẩm điện ảnh về nữ siêu anh hùng Captain Marvel cài cắm nhiều tình tiết dành riêng cho người hâm mộ, cũng như nhiều chi tiết liên quan tới Vũ trụ Điện ảnh Marvel.
Sự xuất hiện của Stan Lee: Vai khách mời (cameo) của cố chủ tịch tập đoàn truyện tranh Marvel trong phim được ghi hình trước khi ông qua đời hồi tháng 11/2018. Lúc Carol Danvers/Captain Marvel (Brie Larson) đuổi theo gã người ngoài hành tinh Skrull trên tàu điện tai L.A., cô đi ngang qua chỗ Stan Lee đang ngồi ở cửa sổ. Lúc này, ông đang đọc kịch bản của Mallrats - bộ phim mà Lee xuất hiện với vai diễn chính mình. Quả là thú vị bởi bối cảnh thời gian của Captain Marvel là 1995, và đây cũng là năm Mallrats ra mắt công chúng.
Tiệm băng đĩa Blockbuster: Khi rơi xuống Trái đất, Carol đã đâm sầm vào tiệm cho thuê băng Blockbuster. Đây là chi tiết nhằm tri ân một giá trị văn hóa đã lụi tàn của nước Mỹ, khi phim ảnh giờ đây đã được số hóa hoặc lưu trữ trên đĩa. Ở thập niên 1990, chuỗi cửa hàng băng Blockbuster từng rất thịnh hành và phát triển trước khi bị DVD và truyền hình trực tuyến "nuốt chửng". Lúc này tại nước Mỹ, chỉ còn duy nhất một cửa hàng Blockbuster.
Sự trở lại của hai kẻ phản diện: Captain Marvel còn có sự xuất hiện củaRonan the Accuser (Lee Pace) - kẻ phản diện trong Guardians o f t he Galaxy (2014). Ở bộ phim mới, hắn vẫn tuân theo luật lệ của người Kree và hợp tác với Yon-Rogg (Jude Law). Song, gã sau này đã làm phản và hợp tác với Thanos để đánh lại Quân đoàn Nova. Lý do của sự phản bội là do chính quyền Kree ký hòa ước với hành tinh Xandar.
Một nhân vật phản diện khác cũng trở lại trong Captain Marvel là Korath (Djimon Honsou). Hắn vốn là thành viên ưu tú trong đội Starforce do Yon-Rogg lãnh đạo. Về sau, Korath đi theo Ronan và phản lại người Kree khi các sự kiện của Guardians of the Galaxy diễn ra.
Mèo "Ngỗng": Chú mèo vàng mập mạp xuất hiện trong Captain Marvel thực chất là một Flerken - sinh vật ngoài hành tinh có xúc tu. Theo nguyên tác, chú mèo có tên là Chewie chứ không phải là Goose. Nhưng các biên kịch đã lựa chọn cái tên Goose để gợi nhắc đến nhân vật Nick "Goose" Bradshaw trong Top Gun - một bộ phim rất nổi tiếng của thập niên 1980 và có nhân vật chính là một phi công (do Tom Cruise thủ vai) giống như Carol Danvers.
Mỉa mai Green Lantern: Khi Carol Danvers muốn đổi màu phục trangđể không bị trùng khớp với người Kree, cô đã chọn qua hàng loạt các bộ đồ với màu sắc khác nhau. Trước khi ấn định sắc phục xanh đỏ, cô đã thử qua bộ đồ màu xanh lá. Đây chính là trang phục gốc của Mar-Vell trong nguyên tác khi anh vẫn làm việc trong quân đội Kree. Tuy nhiên, bộ đồ màu xanh của Carol Danvers còn khiến ta liên tưởng tới một nhân vật anh hùng khác cũng sử dụng màu sắc này. Đó là Green Lantern của DC.
Hành tinh Torfa: Torfa là tên một hành tinh mà nhóm Skrull sử dụng để ẩn náu trong cuộc chiến Kree-Skrull dai dẳng. Không có nhiều dữ kiện về Tofa được nhắc tới trong phim, nhưng đây lại là một địa điểm quan trọng ở nguyên tác. Thực tế, Torfa là một hành tinh có bầu khí quyển cực độc do kim loại vibranium gây ra. Trong Black Panther, vibranium ở Wakanda được tạo nên từ kết quả của một vụ rơi thiên thạch, và nó rất có thể bắt nguồn từ chính tinh cầu này.
Tiến sĩ Lawson: Danh tính của nhân vật bí ẩn do Annette Bening thủ vai rốt cuộc đã được hé mở. Nhân vật vừa là một mật vụ ngầm, vừa là nhà khoa học lỗi lạc thuộc tộc Kree được gửi xuống Trái đất để nghiên cứu về khối Tesseract. Theo truyện tranh, Mar-Vell là một người đàn ông, giả mang tên Walter Lawson ở Trái đất để làm việc tại một cơ sở quân sự tối mật. Sự thay đổi giới tính nhân vật phần nào đó góp phần đề cao thông điệp nữ quyền mà bộ phim muốn gửi gắm cho khán giả.
Dự án P.E.G.A.S.U.S .: Trong các phần phim Avengers trước đây, khán giả biết rằng P.E.G.A.S.U.S. là tên một dự án do S.H.I.E.L.D. quản lý, với mục tiêu nghiên cứu sức mạnh của khối Tesseract. Đến Captain Marvel, người xem được cung cấp thêm nhiều thông tin về dự án. Do tiến sĩ Wendy Lawson (Annette Bening) điều hành, P.E.G.A.S.U.S. nghiên cứu nguồn năng lượng mới để tạo ra động cơ vận tóc ánh sáng. Carol Danvers nhận làm phi công cho chuyến bay chở khối năng lượng, nhưng tai nạn xảy ra và khiến cô gái hấp thụ toàn bộ năng lượng của Đá Không gian.
Bà cụ già: Sự xuất hiện của một nhân vật bà lão bị Captain Marvel thẳng tay trừng trị từng gây xôn xao ngay từ khi trailer đầu tiên của bộ phim được tung ra. Bà già tội nghiệp ấy đã bị Skrull giả dạng ở trên tàu điện. Điều thú vị nằm ở chỗ bà cụ này từng xuất hiện tại viện bảo tàng Anh quốc trong Black Panther, nơi Killmonger (Michael B. Jordan) cuỗm đi chiếc mặt nạ cổ.
Tập tin Kevin LaRosa: Khi Carol Danvers và Nick Fury tìm thấy tập tin của tiến sĩ Wendy Lawson, Carol đang đứng trước một cái kệ được dán nhãn "Kevin LaRosa". Đây là một cái tên xa lạ với khán giả, nhưng lại vô cùng đặc biệt với MCU. Kevin LaRosa là một diễn viên đóng thế, phi công và điều phối viên trên không, từng tham gia cống hiến cho các bộ phim Marvel Studios như Spider-Man: Homecoming và Ant-Man and the Wasp.
Tri ân Terminator: Phân cảnh Carol Danvers rơi xuống Trái Đất, cướp xe và lấy quần áo từ ma-nơ-canh được lấy cảm hứng từ loạt phim Terminator của đạo diễn James Cameron. Trong hai phần của thượng hiệu phim hành động nổi tiếng, nhân vật T-800 (Arnold Schwarzenegger) là người máy sinh học được cử về quá khứ để thay đổi tương lai. Ngoài ra, tạo hình và cách di chuyển của nhân vật Talos khi hóa thân thành sếp của Fury cũng khiến người ta liên tưởng tới T-1000. Đó là người máy có thể mô phỏng hay hóa thân thành bất cứ ai giống như người Skrull.
Máy nhắn tin của Fury: Nguồn gốc của chiếc máy nhắn tin mà Nick Fury dùng để gọi Captain Marvel trong cảnh after-credits của Avengers: Infinity War trước khi tan biến cũng đã được lý giải. Đây một thiết bị nhắn tin hai chiều điển hình của thập niên 1990. Tuy nhiên, Captain Marvel đã nâng cấp nó với công nghệ của người Kree, cũng như nhấn mạnh với Fury rằng ông chỉ được phép dùng nó trong tình huống khẩn cấp.
Theo zing.vn
Cục diện các siêu anh hùng trong "Endgame" đã thay đổi ra sao sau cái kết của "Captain Marvel"? Không chi giơi thiêu tơi khan gia chân dung nư anh hung Carol Danvers, "Captain Marvel" con đong vai tro quan trong đôi vơi bom tân chôt lai hôi thư 3 cua vu tru điên anh Marvel "Avengers: Endgame". Captain Marvel đa đô bô tơi cac rap chiêu, chinh thưc giơi thiêu nư anh hung Carol Danvers (Brie Larson) tơi MCU (Vũ trụ...