Bất chấp phản ứng, TQ xây dựng trường học trái phép tại Hoàng Sa

Theo dõi VGT trên

Bất chấp sự phản đối của Việt Nam và quốc tế, Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng tại biển Đông khi ngang nhiên tiến hành xây dựng trường học tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Trung Quốc xây trường học phi pháp ở Hoàng Sa

Ngày 14-6, Trung Quốc bắt đầu xây dựng trường học đầu tiên trên cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đơn vị hành chính phi pháp mà nước này thành lập đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Công trình gồm có trường mẫu giáo và trường tiểu học, dự kiến sẽ được hoàn tất trong vòng một năm rưỡi. Trung Quốc còn ngang nhiên đặt tên trường là Vĩnh Hưng, tên gọi ngụy xưng của Trung Quốc đối với đảo Phú Lâm.

Bất chấp phản ứng, TQ xây dựng trường học trái phép tại Hoàng Sa - Hình 1

Trung Quốc thực hiện kế hoạch xây dựng đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa-Việt Nam thành trung tâm quân sự và du lịch của Trung Quốc

Đây là hành động mới nhất của Trung Quốc nhằm hoàn thiện cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Bắc Kinh ngang nhiên lập ra hồi năm 2012, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Việt Nam và các nước láng giềng trong khối ASEAN.

Quốc vụ viện Trung Quốc đã phê chuẩn kế hoạch đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,6 tỷ USD) để xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây, bao gồm một số công trình và các hạng mục sân bay, bến cảng.

Việt Nam đã nhiều lần khẳng định việc Trung Quốc thành lập “thành phố Tam Sa” và triển khai các hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, và vô giá trị.

Việt Nam phản đối Trung Quốc tại Hội nghị LHQ về Luật Biển

Tại trụ sở Liên Hợp Quốc (New York) từ ngày 9 đến ngày 13-6, đã diễn ra hội nghị lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 với 159/166 quốc gia thành viên Công ước tham dự.

Tại hội nghị lần thứ 24 các nước thành viên Công ước LHQ vê Luât Biển năm 1982, ngày 13-6, Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc ha đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) sâu trong vung biển của Việt Nam và kêu gọi các quốc gia thành viên của Công ước phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc gây căng thẳng tại biển Đông.

Bất chấp phản ứng, TQ xây dựng trường học trái phép tại Hoàng Sa - Hình 2

Video đang HOT

Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam

Phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị với sự có mặt của 159/166 quốc gia thành viên Công ước, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đã thông báo cho hội nghị về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời huy động hàng trăm tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự và máy bay, đâ.m va, phun vòi rồng vào các tàu dân sự của Việt Nam. Thậm chí, tàu của Trung Quốc còn đâ.m chìm 1 tàu cá của Việt Nam với 10 ngư dân trên tàu khi tàu đang hoạt động đán.h bắt bình thường tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đai sư Lê Hoai Trung nhấn mạnh đây là “diễn biến nghiêm trọng” tại biển Đông, nơi có hai phần ba thương mại đường biển toàn cầu và tình hình này có những hệ lụy quan trọng đối với tính toàn vẹn và việc thực thi Công ước Luật Biển. Đại sứ Lê Hoài Trung một lần nữa yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, đi cùng với việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hay các biện pháp hòa bình khác phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả Công ước vê Luật Biển.

Trung Quốc âm mưu biến các đảo ở Trường Sa thành căn cứ quân sự

ASEAN cần có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc

Trước những việc làm đầy toan tính của Trung Quốc nhằm mở rộng chủ quyền ở biển Đông, Tiến sĩ William Choong, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) – khu vực châu Á cho rằng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần phải có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc để thúc đẩy hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử ở biển Đông (COC).

Tiến sĩ William Choong khẳng định: “Việc thông qua COC vào thời điểm này là rất quan trọng vì nó quy định cách ứng xử trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ” và như vậy “sẽ rất hữu ích đối với an ninh khu vực”

Tiến sĩ Choong nói rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương -981(Haiyang Shiyou 981) trị giá 1 tỷ USD tới hạ đặt tại Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là “một động thái được tính toán trước” và “đã được Bắc Kinh lên kế hoạch cẩn thận”.

Theo học giả người Singapore, những hành động của Trung Quốc liên quan tới bãi cạn Hoàng Nham, vùng biển mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền và bãi đá James nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, cùng với việc hạ đặt trái phép giàn khoan dầu tại vùng biển Việt Nam “là chiến lược được tính toán kỹ càng của Trung Quốc” để dần chiếm toàn bộ khu vực đường chín đoạn.

Ông Choong cũng cho rằng trước những hành động này của Trung Quốc tại biển Đông, nếu không có phản ứng nào, dù là phản ứng quân sự hay phi quân sự từ các nước tuyên bố chủ quyền ở trong vùng, thì “Trung Quốc sẽ biến ý đồ của họ thành thực tế và mở rộng cơ bản chủ quyền của mình tại biển Đông. Điều này sẽ có hại cho an ninh khu vực, vốn được thiết lập trên cơ sở các cuộc thương lượng và cộng tác giữa Trung Quốc và các nước tại châu Á-Thái Bình Dương”.

Theo An ninh thủ đô

Nhật Bản: Quan tâm vấn đề Biển Đông là trách nhiệm trước an ninh khu vực

Hành động diễu võ giương oai của Trung Quốc trên Vùng Đặc quyền kinh tế và them lục địa của Việt Nam ngày càng thu hút mối quan tâm lo ngại của dư luận quốc tế và khu vực. Dư luận và Chính phủ Nhật bản đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và đã có phản ứng rất sớm phản đối hành động của Trưng Quốc.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản trong tương lai sẽ tham gia tập trận phòng vệ không chỉ với Mỹ, Hàn Quốc mà cả với Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Để hiểu rõ lý do thúc đẩy Nhật Bản làm như vậy, có thể tìm hiểu lập trường của nước này về Biển Đông được hình thành ra sao.

Là quốc gia quần đảo, song phải đến những năm 80 của thế kỷ trước, Nhật Bản mới bắt đầu quan tâm đến Biển Đông nhưng chỉ xem đây là một tuyến đường vận tải biển quan trọng. Với nền kinh tế chủ yếu dựa vào xuất khẩu, Nhật Bản luôn coi trọng việc bảo đảm an toàn cho các tuyến đường vận tải biển phục vụ xuất khẩu hàng hóa của mình ra các thị trường trên thế giới cũng như nhập khẩu nguyên nhiên liệu cho nền kinh tế Nhật (99% hàng hóa của Nhật Bản được xuất khẩu qua đường biển, 95% nguồn nhiên liệu của Nhật nhập khẩu thông qua đường biển).

Các thị trường truyền thống của Nhật Bản là châu Âu, Đông Nam Á và châu Đại Dương. Nguồn cung nhiên liệu chủ yếu của Nhật Bản là từ Trung Đông. Các hoạt động này đều phải đi qua Biển Đông. Nếu các tàu thuyền xuất khẩu hàng hóa và chuyên chở nguyên nhiên liệu cho Nhật Bản phải đi qua vùng biển phía Đông Philippines thì giá thành sẽ tăng lên từ 2 - 5%. Do đó tuyến đường biển đi qua Biển Đông có ý nghĩa sống còn đối với Nhật Bản .

Khi kinh tế lớn mạnh thì tiềm lực quân sự của Nhật Bản cũng gia tăng. Đây cũng là lý do khiến Nhật Bản quan tâm bảo vệ an ninh cho tuyến đường biển đi qua Biển Đông. Ban đầu chính sách quốc phòng của Nhật Bản chỉ là bảo đảm an ninh cho vùng biển 200 hải lý bao quanh Nhật Bản. Trong những năm 80 của thế kỷ trước, sau thất bại trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ trương rút bớt lực lượng khỏi khu vực, đồng thời đề nghị Nhật Bản đóng vai trò quân sự to lớn hơn trong việc bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và các đồng minh của Mỹ.

Năm 1981, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Senko Suzuki thăm Mỹ, chính thức tiếp nhận yêu cầu của Mỹ để lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản bảo đảm an ninh cho tuyến đường 1.000 hải lý từ vịnh Osaka tới eo biển Bashi, còn tuyến đường từ eo Bashi xuống phía nam do Hải quân Mỹ đảm trách.

Nhật Bản: Quan tâm vấn đề Biển Đông là trách nhiệm trước an ninh khu vực - Hình 1

Tàu tuần tra lớn nhất thế giới trong biên chế của cảnh sát biển Nhật Bản.

Sau Chiến tranh lạnh, tình hình quốc tế thay đổi, Nhật Bản đã sửa đổi luật lệ để lực lượng phòng vệ của Nhật Bản có thể can dự vào những vấn đề an ninh trong khu vực. Năm 1995, sau khi Trung Quốc chiếm đảo Vành Khăn trên quần đảo Trường Sa, trong một cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản đã chính thức nêu với Trung Quốc mối quan tâm của Nhật Bản về quần đảo Trường Sa. Khi tham gia Hội nghị Đông Á lần 2 (EAS), Ngoại trưởng Nhật Bản lúc đó là Yohey Kono đã nêu ý kiến đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại Diễn đàn An ninh khu vực ARF. Mục đích của Nhật Bản là khi thông qua việc đưa vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự, Nhật Bản sẽ học hỏi được kinh nghiệm đấu tranh của các nước đối với Trung Quốc.

Nếu như trong thập niên 90 của thế kỷ XX, Nhật Bản không muốn sử dụng vấn đề Biển Đông làm mất lòng Trung Quốc, thì gần đây Nhật Bản đã công khai nêu vấn đề này tại các diễn đàn thường niên của ASEAN như Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN mở rộng (AMM), Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF),... đồng thời hỗ trợ các nước liên quan thu hút mối quan tâm quốc tế tới vấn đề Biển Đông.

Nhật Bản cũng thúc đẩy cơ chế hợp tác Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc với các nước ASEAN đòi Trung Quốc tuân thủ quy định quốc tế về biển đảo và tìm cách xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông. Tại hai kỳ ARF 17 và 18, Nhật Bản đều tuyên bố: Nhật Bản có lợi ích và quan tâm sâu sắc tới ổn định và hòa bình ở Biển Đông, nhằm đảm bảo an toàn và thông suốt hàng hải, bày tỏ mối quan ngại trước các tuyên bố cứng rắn và hành động quân sự xe.m thườn.g luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở khu vực này, đề nghị Trung Quốc giải thích đường 9 đoạn trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Gần đây Nhật Bản còn đưa ra sáng kiến tổ chức cuộc đối thoại Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ về các vấn đề an ninh khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông.

Nhật Bản: Quan tâm vấn đề Biển Đông là trách nhiệm trước an ninh khu vực - Hình 2

Nhật Bản từng công khai nêu vấn đề an ninh Biển Đông tại các diễn đàn thường niên của ASEAN như Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN (ARF).

Đầu năm 2011, Nhật Bản đã đưa quân đội tham gia cuộc tập trận với Mỹ và Australia ở ngoài khơi Brunei. Tháng 9/2011, Nhật Bản đón tiếp Tổng thống Philippines Aquino, hai bên đã ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự, theo đó mở rộng các cuộc tập trận hải quân chung và các cuộc đàm phán thường kỳ giữa các quan chức quản lý biển của hai nước. Nhật Bản cũng đã đáp ứng đề nghị của Philippines cung cấp tàu chiến cho Philippines thông qua các khoản vay ODA.

Thỏa thuận này đã đưa quan hệ Nhật Bản - Philippines từ kinh tế là chính sang hợp tác an ninh. Việc Nhật Bản chuyển giao 10 tàu tuần tra cho Philippines có thể không làm thay đổi tương quan lực lượng ở Biển Đông, song với cách tăng số lượng tàu cho Philippines bảo vệ chủ quyền, sự tập trung nguồn lực của các cơ quan hàng hải Trung Quốc sẽ bị phân tán giữa biển Hoa đông và Biển Đông.

Đặc biệt là sau khi Trung Quốc tỏ ra hung hăng hơn trong tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) và tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ bao trùm lên cả không phận Nhật Bản và Hàn Quốc, Nhật Bản càng thấy cần thiết phải đoàn kết với các nước Đông Nam Á đấu tranh với tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Sau khi trở lại nắm quyền, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã sớm có chuyến đi thăm ba nước (Indonesia, Thái Lan và Việt Nam), trong đó, chọn Việt Nam là nước đầu tiên. Trong các cuộc hội đàm với lãnh đạo Việt Nam, ngoài các vấn đề song phương, phía Nhật Bản cũng nêu lên tình hình an ninh ở Biển Đông. Trước đó Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã tiến hành chuyến thăm 3 nước Philippines, Singapore và Brunei.

Nhật Bản quan tâm tới Đông Nam Á không chỉ vì những lợi ích kinh tế cố hữu mà cả nhu cầu an ninh. Cả Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á đều là nạ.n nhâ.n của chính sách bành trướng về lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc.

Trước đó, chính sách an ninh, quốc phòng của Chính phủ Noda cũng thể hiện rõ chủ trương của Nhật Bản tăng cường sức mạnh Hải quân và Không quân (đóng tàu DDH trị giá khoảng 1,5 tỉ USD, mua máy bay chiến đấu thế hệ mới thay thế các phi đội F4, F15), thúc đẩy nhanh việc triển khai quân tại một số đảo xa phía Tây Nam, Okinawa và tăng cường tập trận chung với Mỹ ở vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Vận động các nghị sĩ Quốc hội xem xét lại 3 nguyên tắc cấm xuất khẩu vũ khí và đề xuất thông qua Dự luật cho phép Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sử dụng vũ khí bảo vệ quân đội của các đồng minh trong hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Thắt chặt liên minh quân sự Nhật - Mỹ - Hàn và đẩy mạnh đối thoại Nhật - Mỹ - Ấn Độ nhằm hình thành cục diện mới ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TBD).

Do thường xuyên phải đối phó với các tàu của Trung Quốc và Đài Loan xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku, lực lượng tuần duyên Nhật Bản (JCG) đã xây dựng một đội tàu tuần tra biển vô cùng hiện đại. Tháng 11/2013, JCG đã tiếp nhận tàu tuần tra lớp Shikishima thứ hai mang tên Akitsushima lớn nhất thế giới, với chiều dài 150 m và độ giãn nước 6500 tấn. Với vận tốc 46 km/giờ, tầm hoạt động 20.000 hải lý, tàu này có thể chạy một mạch từ Nhật Bản sang châu Âu mà không cần tiếp nhiên liệu.

Hiện nay JCG đang sở hữu 350 tầu tuần tra các loại, phần lớn trong số đó được trang bị radar hiện đại và hệ thống kiểm soát hỏa lực tiên tiến, được hỗ trợ quang học, định tầm laser. Được trang bị hiện đại, lực lượng tuần duyên của Nhật Bản lại rất thiện chiến qua các lần va chạm với tầu tuần duyên Trung Quốc và Đài Loan.

Như vào ngày 7/9/2010, một tàu tuần duyên Nhật Bản đã rượt đuổi bắt một tàu cá Trung Quốc trên vùng biển Tokyo tuyên bố chủ quyền gần Senkaku. Mặc dù tàu cá Trung Quốc phớt lờ lệnh cảnh báo của phía Nhật và còn tông thẳng vào tàu Nhật, nhưng cuối cùng vẫn bị bắt giữ.

Ngày 25/9/2012, các tàu tuần duyên Nhật Bản đã có cuộc đấu vòi rồng quyết liệt với 12 tàu tuần tra Đài Loan hộ tống 40 tàu cá kéo đến Senkaku. Sau 3 giờ đồng hồ, nhóm tàu Đài Loan không chịu nổi đành phải rút lui.

Ngày 24/1/2013, lực lượng tuần duyên Nhật Bản tiếp tục dùng vòi rồng đẩy lui tàu tuần duyên Đài Loan khỏi vùng biển gần Senkaku...

Được trang bị mạnh và hiện đại như vậy, lực lượng tuần duyên và hải quân Nhật Bản càng tự tin khi thấy cần có những phản ứng hợp lý trong trường hợp gia tăng căng thẳng trên Biển Đông

Theo An Ninh Thế Giới

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Túi Hermès bạch tạng mà bà Trương Mỹ Lan xin lại đắt đỏ ra sao?
10:57:08 28/09/2024
Lễ tang Phó Giáo sư Đặng Bích Hà - Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp
21:04:03 28/09/2024
Thảm họa lũ quét ở Làng Nủ: Tìm thấy thêm một th.i th.ể
17:34:57 27/09/2024
Cứu chồng bị điện giật, vợ t.ử von.g
16:46:40 27/09/2024
Tạm ngưng giảng dạy cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân
21:00:28 28/09/2024
Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"
18:25:19 28/09/2024
Bệnh nhân vỡ ruột thừa nguy kịch, người nhà tố bệnh viện tắc trách
19:52:17 27/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024

Tin đang nóng

Lộ bí mật 2 chiếc túi Hermes bạch tạng Trương Mỹ Lan xin lại, chấn động thế giới
10:27:27 29/09/2024
MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"
07:30:22 29/09/2024
NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"
06:05:54 29/09/2024
Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?
08:04:34 29/09/2024
Tấm cũng dở như Cám
06:53:29 29/09/2024
BTC Miss Cosmo lên tiếng về việc sập sân khấu chính tại TP.HCM tối 28/9
06:01:21 29/09/2024
Xót làng Nủ: Nghẹn lời cậu bé tìm thấy mẹ sau 17 ngày, anh Thới chưa nguôi ngoai
10:03:15 29/09/2024

Tin mới nhất

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Lũ lịch sử 53 năm qua ở sông Hồng do đâu?

11:13:57 29/09/2024
Bão Yagi (bão số 3) là cơn bão mạnh, dị thường, có sức tàn phá rất lớn khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng gió vùng tâm bão mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17.

Miền Bắc mưa trên 200 mm, đề nghị 26 tỉnh thành ứng phó

11:04:20 29/09/2024
Theo dự báo, từ nay đến đêm 30.9, ở miền Bắc và Thanh Hóa mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến từ 50 - 100 mm, có nơi trên 200 mm.

5 bài học lớn sau bão số 3

11:00:46 29/09/2024
Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan, bão số 3 gây thiệt hại kinh tế cũng như về người rất lớn (344 người chế.t và mất tích), trong đó số người chế.t do sạt lở đất, lũ quét (264 người chế.t và mất tích) chiếm tỷ lệ cao.

Sập sân khấu Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ

10:24:54 29/09/2024
Sân khấu Miss Cosmo 2024 tại Nhà thi đấu Phú Thọ gặp sự cố kỹ thuật, ban tổ chức khẳng định không có thiệt hại nghiêm trọng.

4 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông di chuyển thế nào?

10:05:26 29/09/2024
Cơ quan khí tượng của Việt Nam cho biết, ở tây bắc Thái Bình Dương có 2 cơn bão, 2 áp thấp nhiệt đới, các cơn bão này có tỷ lệ đi vào Biển Đông rất thấp.

Một bé 3 tháng tuổ.i từng ở Mái ấm Hoa Hồng viêm phổi nặng, t.ử von.g

09:57:00 29/09/2024
Tối 28.9, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, một b.é tra.i (3 tháng tuổ.i) từng ở Mái ấm Hoa Hồng (Q.12, hiện đã bị đình chỉ) bị viêm phổi, sau 20 ngày nhập viện điều trị tích cực nhưng đã không qua khỏi.

Thêm kỷ lục chưa từng xảy ra ở Việt Nam của bão Yagi

09:52:48 29/09/2024
Khi đổ bộ khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, gió vùng tâm bão Yagi (bão số 3) mạnh cấp 13 - cấp 14, giật cấp 16 - cấp 17, cấp gió giật 17 chưa từng xảy ra trong lịch sử của Việt Nam.

Hai thiếu niên bị chế.t đuố.i khi đi câu cá

09:46:13 29/09/2024
Ngày 28/9, theo thông tin từ UBND xã Hoằng Đạt (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa), trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 2 người t.ử von.g.

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop

07:51:52 29/09/2024
UBND quận 1 đã chỉ đạo các đơn vị xử lý nghiêm vụ việc trên. Ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn quận cũng rà soát lại toàn bộ và không được để xảy ra trường hợp tương tự , Phó chủ tịch quận 1 nhấn mạnh.

Quân đội chuẩn bị những bước cuối cùng thiết lập cầu phao Phong Châu

21:11:27 28/09/2024
Khoảng 29 đốt cầu phao dã chiến đang được lực lượng công binh thả xuống khu vực cầu phao Phong Châu, chuẩn bị cho việc thiết lập cầu phao, phục hồi giao thông hai bờ những ngày tới.

Có thể bạn quan tâm

Pokemon bất ngờ xuất hiện trong bài kiểm tra, câu hỏi về "thuyết tiến hóa" khiến game thủ chào thua

Mọt game

11:53:53 29/09/2024
Không có gì bí mật khi series Pokemon vẫn duy trì vị thế là một trong những thương hiệu quen thuộc trong suốt nhiều thập kỷ qua và trở thành niềm cảm hứng cho các nhà phát triển tạo ra không ít trò chơi thú vị.

Lisa nghi sắp rời BLACKPINK, sự nghiệp bỏ xa đồng đội, không còn chung đẳng cấp?

Sao châu á

11:41:19 29/09/2024
Sau 10 tháng kể từ khi ngừng hợp đồng cá nhân với YG Entertainment, Lisa có những bước tiến lớn trong sự nghiệp. Sau hơn 7 năm hoạt động, Lisa mới khai thác hết tiềm năng và thử sức với những lĩnh vực mới.

NSND Tự Long phá cách, hát ca khúc "Phai" theo phong cách mới

Tv show

11:31:24 29/09/2024
Tại sân khấu Công diễn 5 của Anh trai vượt ngàn chông gai 2024, ở tiết mục vocal, với ca khúc Phai , NSND Tự Long lại tiếp tục lột xác, đem lên sân khấu một hình ảnh hoàn toàn mới.

Mẫu nhí Alice Nguyễn catwalk thần sầu gây bấn loạn, hot rần rần màn nhảy múa

Sao việt

11:22:07 29/09/2024
Cô bé 13 tuổ.i được NTK Nguyễn Tùng Chinh chọn làm gương mặt mẫu nhí duy nhất mở màn cho BST À ơi tại đêm diễn thời trang tại Văn miếu Trấn Biên, Đồng Nai tối 25/9 vừa qua. Loạt khoảnh khắc model nhí sải bước khiến cõi mạng xôn xao.

TP.Thủ Đức: Đang bơi, tá hỏa phát hiện kỳ đà quý hiếm lặn dưới đáy hồ

Lạ vui

11:07:03 29/09/2024
Một người đàn ông nước ngoài đang bơi thì tá hỏa phát hiện một con kỳ đà 8 kg lặn dưới đáy hồ bơi ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Một cặp đôi nổi tiếng MXH bỗng có "biến": Vợ livestream tố chồng vô tâm, tất cả thể hiện chỉ là "diễn"

Netizen

11:02:39 29/09/2024
Cô không kìm nén được xúc động, bật khóc nức nở tố sự vô tâm của chồng, khiến 90.000 người theo dõi trực tiếp vô cùng bất ngờ.

Amee nói hết nỗi lòng con gái khi yêu trong MV "Cuộc gọi lúc nửa đêm"

Nhạc việt

10:52:29 29/09/2024
Mới đây, Amee đã chính thức phát hành MV Cuộc gọi lúc nửa đêm với sự sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ý tưởng thực hiện.

Tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9: Ngọ công việc hanh thông, Mão tài lộc cải thiện

Trắc nghiệm

10:49:09 29/09/2024
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9/2024 các tuổ.i: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe.

Món ăn này vừa ngon lại bổ dưỡng, dễ làm mà bạn không cần phải nấu thêm cơm hay mì

Ẩm thực

10:45:32 29/09/2024
Món ăn này chỉ cần 3 nguyên liệu quen thuộc, cũng dễ chế biến và bạn có thể dùng như một bữa ăn mà không cần nấu cơm hay các món khác.

Rời xa Real Madrid là bão tố

Sao thể thao

10:42:45 29/09/2024
Raphael Varane và Casemiro là hai trường hợp tiêu biểu không thể tái hiện phong độ của mình sau khi rời CLB Hoàng gia Tây Ban Nha.

Dầu em bé chính là "bảo bối dọn nhà" của tôi, điều này không phải ai cũng biết!

Sáng tạo

10:39:43 29/09/2024
Baby oil (dầu em bé) hay còn được biết đến với tên gọi là dầu massage tr.ẻ e.m. Loại dầu này có dạng lỏng, màu trong suốt, được dùng để làm sạch và massage nhẹ nhàng cho cơ thể trẻ