Bất chấp phản đối, Nhật vẫn thúc đẩy dự luật cho phép quân đội chiến đấu ở nước ngoài
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang tích cực đẩy mạnh dự luật đầu tiên từ Thế chiến thứ 2, cho phép quân đội chính phủ chiến đấu ở nước ngoài, bất chấp phản đối mạnh mẽ từ công chúng và các đảng phái chính trị khác.
Ông Abe nhấn mạnh rằng hoạt động này vô cùng quan trọng để đáp ứng những thách thức mới đang đặt ra với nước Nhật, đặc biệt khi Trung Quốc bắt đầu tăng cường các hoạt động trái phép trong khu vực. Sự thay đổi của một quốc gia hòa bình luôn giữ vững lập trường trong suốt 70 năm qua, đã nhận được được sự hoan nghênh chào đón từ quốc gia đồng minh lớn nhất của Nhật Bản là Mỹ.
Tuy nhiên, những người phản đối dự luật lại nói rằng điều này sẽ vi phạm hiến pháp hòa bình của đất nước và có thể khiến Tokyo vướng vào các cuộc xung đột do Washington dẫn đầu trên thế giới.
Sự ủng hộ đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã giảm mạnh trong thời gian qua
Mới đây, hãng tin Kyodo đã công bố kết quả của một cuộc điều tra qua điện thoại cho thấy lên tới 58,7% số người được hỏi phản đối mạnh mẽ dự luật, trong khi chỉ có 27,8% tỏ ý ủng hộ.
Sáng 15-7, Ủy ban Hạ viện của Nhật Bản đã tiến hành bỏ phiếu sớm về dự luật này. Có mặt tại Hạ viện, hàng chục chính trị gia của Đảng đối lập với Đảng Dân chủ Tự do của ông Abe đã vây kín Thủ tướng, cầm biểu ngữ phản đối việc diễn giải Hiến pháp, nới lỏng hạn chế quân sự.
Video đang HOT
Bên ngoài, hàng nghìn người biểu tình cũng tập trung trước cửa Hạ viện, phản đối động thái của Liên minh cầm quyền. Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều thành phố khác của Nhật Bản, chỉ tính riêng ở Tokyo, hơn 200.000 người đã xuống đường tuần hành.
Biểu tình phản đối dự luật ở Tokyo sáng 14-7
Bất chấp sức ép lớn từ phía công chúng và đảng đối lập, ông Abe vẫn tuyên bố: “Có vẻ như người dân Nhật Bản vẫn chưa thực sự hiểu về dự luật này, tôi sẽ cố gắng để họ hiểu sâu sắc hơn”.
Một lần nữa, Thủ tướng Nhật đã giải thích mục đích của dự luật bằng việc mạnh mẽ thúc đẩy thực hiện nó. Điều đó bao gồm việc diễn giải lại Hiến pháp cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc tiến tới hỗ trợ Mỹ và các nước hữu hảo khác trước cuộc tấn công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không chịu bất kỳ cuộc tấn công nào.
Sau khi bỏ phiếu nhiều vòng tại Hạ viện, dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện xem xét trước khi trở thành luật chính thức tại Nhật Bản.
Trước tình hình đó, ông Minoru Morita, một nhà phân tích chính trị độc lập cho rằng, ông Abe có thể sẽ đạt được mục đích của mình, nhưng ngược lại ông sẽ phải từ chức, giống như ông nội Nobusuke Kishi của ông trước đó.
Ông Nobusuke Kishi, một Bộ trưởng trong Nội các chính phủ và giữ chức Thủ tướng Nhật Bản từ năm 1957 đến 1960. Ông đã từ chức cách đây 55 năm vào đúng ngày 15-7, sau sự giận dữ của công chúng có liên quan đến việc sửa đổi Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích khác nhận định Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ giữ vững được cương vị, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ trong nước.
Theo Hà Triệu/IbTimes
An ninh Thủ đô
Nhật Bản dự kiến bỏ phiếu sớm dự luật an ninh tại Hạ viện
Liên minh cầm quyền ngày 14/7 đã quyết định sẽ đưa dự luật an ninh gây tranh cãi ra bỏ phiếu tại Hạ viện ngày 15/7, mở đường cho việc Hạ viện thông qua sớm nhất một ngày sau đó.
Thủ tướng Abe trong một phiên họp của Hạ viện Nhật Bản. (Nguồn: Kyodo/ TTXVN)
Nghị sỹ cấp cao đảng Dân chủ Tự do (LDP) Yasukazu Hamada, hiện là Chủ tịch Ủy ban đặc biệt Hạ viện phụ trách luật an ninh, đã thúc đẩy quyết định này trong cuộc gặp của Ủy ban tối 14/7 bất chấp sự phản đối từ phía đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ, đảng đối lập chính hiện nay và đảng Cộng sản Nhật Bản (JCP).
Để phản đối, ba đảng đối lập gồm DPJ, JCP và đảng Duy tân Nhật Bản dự kiến sẽ tẩy chay cuộc bỏ phiếu trong ngày 15/7 về dự luật được chính phủ hậu thuẫn này. Dự luật an ninh nếu được thông qua sẽ mở rộng quy mô các chiến dịch của Lực lượng phòng vệ (SDF) ở nước ngoài.
LDP và đối tác trong liên minh của đảng này, đảng Công minh Mới, dự kiến sẽ thông qua dự luật này tại Ủy ban trên và cả Hạ viện - theo như kế hoạch. Đây là một động thái có thể tác động đến tình cảm của công chúng đối với dự luật và Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe.
Trong cuộc điều tra mới đây qua điện thoại của hãng tin Kyodo, 58,7% số người trả lời phản đối dự luật trong khi 27,8% tỏ ý ủng hộ.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra ở nhiều nơi trên nước Nhật ngày 14/7 để phản đối động thái của Liên minh cầm quyền muốn thông qua dự luật tại Hạ viện. Riêng ở trung tâm thủ đô Tokyo, số lượng người tham gia biểu tình lên tới 20.000 người.
LDP và đảng Công minh Mới hy vọng sau khi gửi dự luật lên Thượng viện để thảo luận thêm, dự luật sẽ được cơ quan này thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 27/9, thời điểm kết thúc kỳ họp Quốc hội được kéo dài của nước này. Liên minh cầm quyền hiện nắm đa số tại cả hai viện của Quốc hội.
Nếu được thông qua, dự luật trên sẽ chính thức hiện thực hóa quyết định lịch sử của Nội các Nhật Bản hồi tháng 7/2014 theo đó Tokyo diễn giải lại Hiến pháp cho phép Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể hoặc tiến tới hỗ trợ Mỹ và các nước hữu hảo khác trước cuộc tấn công vũ trang ngay cả khi Nhật Bản không chịu bất kỳ cuộc tấn công nào.
Tại cuộc họp của Ủy ban trên tối 14/7, liên minh cầm quyền đề xuất tổ chức phiên hỏi đáp về dự luật trong ngày 15/7 với sự tham dự của Thủ tướng Abe. Liên minh này cũng cũng đề nghị sau phiên hỏi đáp, liên minh cầm quyền và đối lập sẽ thảo luận và đưa dự luật ra bỏ phiếu.
Trong khi đó DPJ và JCP nói với phe cầm quyền là sẽ cân nhắc lại đề xuất trên và cho biết sẽ tham dự phiên họp ngày 15/7 với điều kiện phe này không thúc đẩy việc bỏ phiếu thông qua. Đảng JIP từ chối tham gia cuộc họp với lý do phản đối bỏ phiếu ngày 15/7./.
Theo Vietnam
Trung Quốc xây xẩm vì "đòn đánh kép" Không rõ có sự thỏa thuận ngầm nào hay không nhưng hai cường quốc lớn của thế giới cũng là đồng minh thân thiết của nhau - Mỹ, Nhật Bản đã cùng lúc tung đòn "song kiếm hợp bích" nhằm vào Trung Quốc, khiến đối thủ của họ không khỏi choáng váng. Ảnh minh họa Nhật Bản tiếp tục thách thức Trung Quốc...