Bất chấp nghi hoặc về sở thích kỳ lạ, cô gái bỏ hơn trăm triệu đồng gắp ngàn con thú bông để nhận ra bài học cuộc sống quý giá
Dù gặp phải rất nhiều ý kiến trái chiều, nhưng cô gái 28 tuổi không hề hối hận về việc làm của mình, ngược lại cô còn nhận ra những điều sâu sắc trong cuộc sống.
Nhã Ly, sinh năm 1990, người ở Thanh Viễn, Quảng Đông, Trung Quốc là một phóng viên ảnh. Năm 2016, Nhã Ly bị mê hoặc bởi những con thú bông ở trung tâm thương mại và khiến cô tốn 40.000 nhân dân tệ (hơn 130 triệu đồng) một năm để gắp chúng. Tính đến nay, gia tài thú bông của Nhã Ly đã lên đến con số 7000 và còn có thể tăng thêm. Đối với sở thích này, cô cũng nhận được khá nhiều ý kiến trái chiều, nhưng bản thân cô và bố mẹ đều cảm thấy không có vấn đề gì vì chẳng làm hại đến ai.
Nhã Ly bị mê hoặc bởi chú vịt bông màu vàng. (Ảnh: Sina)
Cô gái 9x mê gắp thú. (Ảnh: Sina)
Nhã Ly cho biết, ngày xưa cô cho rằng trò chơi gắp thú là một mánh khóe trong những trung tâm thương mại. Cho đến nửa cuối năm 2016, cô bị một chú vịt nhỏ màu vàng thu hút khiến cô không thể nào không có nó. Sau khi gắp 2 lần, Nhã Ly dần nhận ra một số kỹ năng và phương pháp nhất định trong việc gắp thú. Cô bắt đầu cảm thấy hứng thú và bắt đầu theo đuổi sở thích này.
Đến khi trung tâm đóng cửa cô vẫn miệt mài với sở thích của mình. (Ảnh: Internet)
Cô “càn quét” thú bông ở những trung tâm thương mại. (Ảnh: Internet)
Nhã Ly nói: “Việc gắp thú cũng giống như học một loại nhạc cụ. Sau khi bạn nắm vững những kiến thức căn bản về âm nhạc, việc còn lại chỉ cần luyện tập một thời gian dài thì có thể tạo thành một kỹ năng chuyên nghiệp. Lúc đầu, tôi đứng quan sát người khác gắp thú để tìm ra nguyên tắc nhưng không hiệu quả.
Cô nghiêm túc tìm hiểu kỹ năng gắp thú. (Ảnh: Sina)
Video đang HOT
Vì vậy, tôi bắt đầu lên mạng để nghiên cứu và liên tục luyện tập. Không những thế, tôi đã đến những chiếc máy gắp thú khác nhau thì phát hiện chúng có những nguyên tắc khác nhau. Ban đầu, tôi tốn rất nhiều tiền cho việc luyện tập, nhưng sau này khi “tay nghề” điêu luyện, tôi chỉ cần gắp lần đầu đã thu hoạch được. Nhiều người nhìn tôi gắp thú với ánh mắt tò mò, vì đến khi trung tâm thương mại đóng cửa, tôi vẫn miệt mài như thế”.
Quá trình vận chuyển thú bông mất nửa tháng. (Ảnh: Sina)
Việc gắp thú bông đã trở thành sở thích không thể thiếu trong cuộc sống của Nhã Ly. Cô gắp thú từ nới này sang nơi khác, máy nào cũng bị cô gắp hết thú bông. Tháng 8/2017, Nhã Ly chuyển từ nhà thuê sang nhà mới cùng khu vực. Lúc này, cô cảm thấy có chút rắc rối khi di chuyển những con thú bông. Nhưng sau cùng, cô vẫn quyết định mang 7000 thú bông sang nhà mới, đồng thời livestream chia sẻ trên mạng. Quá trình vận chuyển cũng khá vất vả, vì nhà mới không có thang máy nên cô phải mang từng bao lên tầng 6 của nhà mới. Đồ đạc cá nhân không bao nhiêu, nhưng Nhã Ly mất nửa tháng mới vận chuyện hết “gia tài” thú bông của mình.
Đồ đạc cá nhân không là gì so với số thú bông mà cô gắp được. (Ảnh: Sina)
Hình ảnh Nhã Ly và 7000 thú bông do chính tay mình gắp. (Ảnh: Sina)
Sau khi mang thú bông vào nhà mới, cô đã bày ra trong một căn phòng và livestream thu hút hơn 23.000 lượt bình luận. Mẹ Nhã Ly nói rằng, bà không có ý kiến gì về sở thích của con gái, miễn việc này không ảnh hưởng tiêu cực đến người khác là được. Ngay cả khi Nhã Ly gắp được nhiều thú bông, bà cũng ca ngợi con gái của mình. Khi có quá nhiều thú bông, Nhã Ly nghĩ đến chuyện bán bớt, nhưng tốc độ bán chậm hơn việc cô mang thú bông về nhà mỗi ngày. Cuối cùng, cô quyết định bán từ thiện và đã tiêu thụ được hơn 200 thú bông các loại. Toàn bộ số tiền này Nhã Ly đã sử dụng để mua thức ăn cho những người cao tuổi ở khu Thanh Thành.
Mẹ Nhã Ly cũng ca ngợi kỹ năng gắp thú bông của con gái. (Ảnh: Internet)
Cô cũng bán bớt thú bông của mình nhưng tốc độ bán chậm hơn việc cô mang chúng về mỗi ngày. (Ảnh: Internet)
Toàn bộ số tiền bán thú bông từ thiện sẽ được mua đồ ăn cho người cao tuổi. (Ảnh: Sina)
Thực tế, việc gắp thú bông chỉ là sở thích của Nhã Ly, nghề nghiệp chính của cô vẫn là phóng viên ảnh. Cô thích có cảm giác được chinh phục, cảm giác đầu tư và sinh lời về mặt tinh thần. Mặc dù tốn rất nhiều tiền cho sở thích này, nhưng cô cảm thấy hài lòng và không hối tiếc vì cô hiểu được rằng trong cuộc sống này không có chuyện không thể làm mà quan trọng là bạn có muốn thử hay không.
(Nguồn: Sina)
Theo Helino
Thị trường BĐS TP.HCM những tháng cuối năm: Nhiều ý kiến trái chiều về bong bóng bất động sản
Các chuyên gia cho rằng hiện có nhiều lo ngại về bong bóng bất động sản trong những tháng tới. Lo ngại này không phải không có cơ sở, song cần có cái nhìn toàn diện hơn về bức tranh thị trường ở thời điểm hiện tại.
Theo nhận định của chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu nhiều khả năng xảy ra bong bóng bất động sản. Lỳ giải về nhận định này, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ trong số tổng dư nợ 6,8 triệu tỷ đồng tính đến thời điểm hiện tại thì tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản (BĐS) ước chiếm 7,5%.
Tuy nhiên, theo tính toán của vị chuyên gia này, tín dụng cho vay BĐS nói chung phải lên đến 20% và đây là con số rất lớn; nếu tính cả cho vay chứng khoán thì con số không dưới 1/3 tổng dư nợ. Sở dĩ con số ước tính lên đến 20% là vì cộng cả những khoản cho vay mua nhà, sửa nhà nhưng không có mục đích kiếm lời mà để sinh sống.
Ông Hiếu phân tích thêm chính sách tiền tệ hiện tại đang thắt chặt hơn là nới lỏng. Chính phủ đã thông qua NHNN hạn chế cho vay BĐS và chứng khoán. Tuy nhiên, ông Hiếu cho rằng đà tăng tín dụng hiện nay đang giúp hình thành bong bóng bất động sản.
"Năm tới nếu không giải quyết và kiểm soát được dòng tín dụng đổ vào BĐS một cách nghiêm ngặt hơn, bong bóng BĐS có thể nổ ra vào năm 2019. Khi giá tăng lên trên 100% là dấu hiệu đi vào bong bóng BĐS bởi vì cầu có giới hạn trong khi nguồn cung cứ tăng lên và giá bị đẩy lên, có nơi giá tăng khoảng 100%", vị chuyên gia này nhận định thêm.
Dưới góc độ của những người trực tiếp làm việc trên thị trường bất động sản, ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản, giám đốc Công ty Netland cho rằng cơn sốt đất xảy ra tại TP.HCM, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng và 3 đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, Vân Đồn, Phú Quốc vừa qua rất nóng.
Riêng TPHCM và Đà Nẵng là 2 địa bàn xảy ra cơn sốt đầu tiên, nên nhìn chung giá đã đạt đỉnh. Nhà đầu tư cũng trải qua nhiều cơn sốt, rút ra được bài học xương máu. Đáng chú ý, trong cơn "nhốn nháo" sốt đất đó, các đại gia, nhà đầu cơ lớn bắt đầu rút khỏi thị trường, thì ngược lại nhà đầu tư nhỏ lẻ lại cố gắng lao vào.
Ở những giai đoạn trước, giá đất tăng nóng chỉ tăng khi có thông tin về quy hoạch, phát triển hạ tầng. Còn nay, mọi ngõ ngách đều nóng lên chuyện mua bán đất, người người đi gom đất, buôn đất. Họ bất chấp đất ở đó có được mua bán chuyển nhượng hay không, có phù hợp với quy hoạch hay không. Việc mua bán đất thiếu tỉnh táo như vậy là rất nguy hiểm và đáng báo động.
Ở một góc nhìn khác, TS Trương Huy Mai, chuyên gia kinh tế của Trường Đại học Quốc tế RMIT cho biết: "Nguyên nhân của các đợt sốt đất hiện nay là do thông tin về thị trường BĐS chưa đầy đủ và thiếu thống nhất, từ các cơ quan quản lý đến những đơn vị nghiên cứu thị trường. Việc thiếu thông tin chính là kẽ hở để các nhà đầu tư thu gom nhà, đất nhằm mục đích đầu cơ thay cho mua để ở".
Theo đó, thực tế này đã góp phần đẩy giá nhà đất lên cao hơn nhiều so với nhu cầu thực của người dân, khiến những người có thu nhập thấp khó mua nhà để ở. Chính vì lý do đó, cơn sốt đất hiện nay theo nhận định của tôi là rất nguy hiểm. "Tôi nghĩ các nhà đầu tư đang mua trên giá trị lợi nhuận, mua theo tin đồn, không mua trên giá trị thật BĐS. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, có thể vỡ bong bóng", TS. Mai nói thêm.
Cũng theo TS Mai phân tích, với diễn biến giá đất tăng nóng, tích tụ lâu ngày sẽ tác động cực xấu lên thị trường và nền kinh tế.
Thứ nhất, người có nhu cầu thực về BĐS rất khó tìm được một căn nhà hay miếng đất có giá trị phù hợp. Thứ hai, các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất sẽ gặp khó khăn về đền bù, giải phóng mặt bằng. Thứ ba, đối với ngân hàng, khi sử dụng BĐS làm tài sản thế chấp việc định giá càng khó khăn, chưa kể nguồn lực dồn vào BĐS quá nhiều tiềm ẩn nguy hại cho nền kinh tế. Thứ 4, giới đầu tư, đầu cơ đất thường sử dụng đòn bẩy tài chính bằng việc vay vốn ngân hàng.
"Khi cơn sốt đi qua, vỡ bong bóng BĐS, ngân hàng sẽ đối mặt với rất nhiều khoản nợ xấu có thể mất rất nhiều năm để xử lý", TS. kết luận.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những ý kiến trái chiều cho rằng vẫn chưa có khả năng xảy ra bong bóng vào thời điểm này.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thời gian qua, thị trường địa ốc quả thực đã xuất hiện các cơn sốt ảo. Tuy nhiên, đây chỉ là những đợt sốt giá cục bộ trong phân khúc thị trường đất nền, đất nông nghiệp.
Ông Châu cho biết, "thủ phạm chính" là giới đầu nậu và cò đất thổi giá, tạo sóng gây ra các đợt sốt ảo giá đất nền tại một số địa phương. Nhưng đối với thị trường căn hộ chung cư, là phân khúc lớn nhất của thị trường bất động sản, đã không xảy ra hiện tượng sốt giá, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã giảm giá bán căn hộ, nhất là các dự án căn hộ vừa túi tiền. Điều này có thể khẳng định, cơn sốt trên thị trường vừa qua chỉ mang tính cục bộ.
TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Chiên lươc va thương hiêu canh tranh, cho rẳng để xác định được thị trường có bong bóng hay không cần xem xét 3 dấu hiệu. Đó là thanh khoản, giá bán toàn thị trường và giao dịch trên thị trường thứ cấp.
Soi vào thị trường hiện tại, mức độ thanh khoản hiện nay vẫn tương đối tốt. Theo báo cáo của Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA), thanh khoản tốt nhất ở TP.HCM cho đến thời điểm này vẫn là nhà thương mại giá vừa phải và bình dân. Giao dịch ở một số phân khúc có phần giảm nhưng không nhiều. Thời gian qua, phân khúc đất nền tăng rất mạnh ở một số khu vực, trong khi các phân khúc khác mức tăng giảm không nhiều, chỉ từ 3-5%. Có những giai đoạn, đất nền tại TP.HCM và một số nơi kỳ vọng được quy hoạch thành đặc khu có tính đầu cơ rất rõ nét. Nhưng bây giờ thị trường đã chững lại.
"Nhìn vào những tín hiệu đó trên thị trường để thấy rằng, chúng ta có những mối lo ngại và rất cần thận trong nhưng không nên quá hốt hoảng", ông Thành phát biểu.
Đồng tình với quan điểm này, bà Dung của CBRE cho rằng thị trường không có nguy cơ bong bóng bất động sản vì thanh khoản đang ổn định. Nguồn cung chào bán căn hộ cho đến biệt thự nhà phố tăng trưởng không quá cao. Thị trường đang khá cân bằng trong vòng 12 tháng trở lại đây. Nếu như thời điểm 2007, phân khúc trung cấp chỉ chiếm 30-35% tổng nguồn cung thì trong năm 2017 tỷ lệ này tăng khá mạnh, lên khoảng 60% căn hộ trung cấp, 25% căn hộ bình dân.
Từ những phân tích trên, bà Dung kết luận đây là dấu hiệu cho thấy chủ đầu tư và người mua đang hướng đến người mua thực sự, là những người mua để ở.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Noo Phước Thịnh: "Nếu muốn tôi tạo ra một "cú nổ" lớn trong âm nhạc thì hãy trả lại thị trường cũ cho tôi đi" Noo Phước Thịnh đã có những chia sẻ thẳng thắn về những dự định tiếp theo trong âm nhạc sau khi ra mắt sản phẩm mới "Đến với nhau là sai". Anh cũng khẳng định sẽ giữ vững màu sắc và hình ảnh riêng của mình để tiếp tục đi đường dài với người hâm mộ. MV "Đến với nhau là sai" đã...