Bất chấp nắng nóng, dân trồng nấm bào ngư vẫn lời tiền triệu/ngày
Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra các đợt nắng nóng cục bộ, nhiệt độ miền Cắc nhiều nơi trên 41 độ C khiến cho việc sản xuất nông nghiệp của bà con gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng, dân trồng nấm ở Nam Định vẫn đút túi tiền triệu mỗi ngày nhờ bán nấm ăn.
Nấm sò hay có tên là nấm bào ngư, sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C, độ ẩm không khí trên 85% nên vào mùa hè không phù hợp để trồng loại nấm này.
Cũng chính vì điều này mà nhiều trại nấm hay các cơ sở trồng nấm… đều dừng hoặc giảm bớt khối lượng sản xuất nấm vào mùa hè, nhất là thời gian nắng nóng cực điểm, kéo dài như tháng 6 và nửa đầu tháng 7.
Nhưng ở Nam Định, có nhiều hộ nông dân làm trái với điều đó, vẫn duy trì sản lượng như mùa vụ chính và đem lại một khoản thu nhập lên đến vài chục triệu đồng mỗi tháng.
Nắng nóng, gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở xóm Sơn Đông, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu vẫn hái ra tiền triệu mỗi ngày.
Di chuyển dưới cái nóng hầm hập của mùa hè, PV Báo điện tử DANVIET.VN cũng đến được trại nấm của chị Nguyễn Thị Huệ (35 tuổi, xóm Sơn Đông, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Khác hẳn với khung cảnh vắng vẻ của các trại nấm khác, tại trại nấm của chị Huệ dù nhiệt độ bên ngoài có khi lên đến 41 độ C nhưng công việc sản xuất nấm vẫn diễn ra nhộn nhịp không khác vụ sản xuất chính là mấy.
Chị Huệ cho biết, dù thời tiết có nắng nóng đến mấy thì gia đình chị vẫn trồng nấm sò bình thường và công việc này diễn ra quanh năm. Tuy trồng không vào chính vụ nhưng sản lượng thu về vẫn duy trì như mùa vụ nấm chính.
“Vào thời điểm này có những ngày gia đình tôi thu được khoảng 6 tạ nấm sò, tính trung bình ra thì một tháng thu được khoảng trên dưới 3 tấn. Hiện giá thu mua nấm bào ngư đang ở mức 30 ngàn đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí cũng lãi hơn 40 triệu. Tính bình quân ra thì mỗi ngày cũng thu về được hơn 1 triệu đồng tiền lời bán nấm..”, chị Huệ tiết lộ.
Cũng theo chị Huệ, so với chính vụ thì việc trồng nấm vào mùa hè tốn khá nhiều chi phí và cũng như công sức chăm sóc. Do nhiệt độ quá cao, không phù hợp cho cây nấm phát triển nên phải dùng nhiều cách để giảm nhiệt độ trong nhà nấm xuống, đồng thời cũng thường xuyên kiểm tra tình hình phát triển của nấm để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mặc dù thời gian gần đây, nhiệt độ miền bắc luôn ở mức cao đỉnh điểm nhưng gia đình chị Huệ vẫn xuất bán đều đặn mỗi tháng lên đến trên dưới 3 tấn nấm sò, cho thu nhập hơn 1 triệu đồng/ngày.
“Về việc làm hạ nhiệt độ trong nhà trồng nấm vào những ngày nóng thì gia đình tôi sử dụng hệ thống phun sương trên mái nhà. Buổi sáng bắt đầu phun từ 8h cho đến tận 4h chiều mới dừng. Nhờ vào cách làm này mà nhiệt độ trong nhà trồng nấm giảm đáng kể so với bên ngoài, đồng thời làm cho độ ẩm cao phù hợp cho cây nấm phát triển”, chị Huệ chia sẻ.
Video đang HOT
Cũng giống gia đình nhà chị Huệ, vào thời điểm này gia đình ông Nguyễn Văn Ổn ( 52 tuổi, xóm 3, xã Khánh Hải, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) cũng đang tất bật với công việc sản xuất nấm. Gia đình ông Nguyễn Văn Ổn bắt đầu xây dựng trang trại trồng nấm ở Ninh Bình từ năm 2003.
Ông chọn loại nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư để khởi nghiệp, bởi đây là loài nấm khá dễ trồng, thị trường tiêu thụ rộng hơn bởi tính phổ biến của nấm bào ngư trong chế biến cá món ăn. Nấm bào ngư dễ dàng đi vào các món ăn mặn hoặc ăn chay. Mặt khác nguồn nguyên liệu làm nấm bào ngư cũng rất dồi dào từ rơm rạ, mùn cưa…dễ kiếm, dễ tìm, dễ vận chuyển…
“Sản xuất nấm trái vụ không phải lo lắng về đầu ra và giá thu mua còn cao hơn từ mức 5-10 ngàn đồng/1kg, thậm chí sản xuất không kịp đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, chị Huệ tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Ổn cho hay, vào mùa hè thì việc nuôi trồng nấm rất dễ bị rủi ro do điều kiện thời tiết không phù hợp, tuy nhiên nếu biết cách thì vẫn có thể trồng được bình thường, nhưng sản lượng không thể bằng các vụ khác được, chỉ hơn được cái là giá bán ra ở mức cao và ổn định.
“Thông thường vào chính vụ nấm sò chỉ ở mức 20 ngàn/kg, còn thời điểm này nấm sò được thu mua với giá lên đến 30 ngàn đồng/kg và giá thu mua lại ổn định, nhiều khi không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng. Như năm ngoái thời điểm này có khi mỗi tháng bán được gần 3 tấn nấm sò, nhưng do thời tiết năm nay quá nóng nên khó làm, mỗi tháng cũng chỉ được hơn 1 tấn”, ông Ổn chia sẻ thêm.
Bất chấp nắng nóng, nông dân trồng nấm vẫn bỏ túi tiền triệu mỗi ngày.
Chia sẻ với PV Báo điện tử DANVIET.VN, ông Ổn cho biết, nấm là loại khó tinh nên khá khó trồng, nhưng nếu tuân thủ theo quy trình thì trồng nấm cực kỳ đơn giản. Không chỉ nguồn nguyên liệu đầu vào phải sạch mà nguồn nước tưới cho nấm cũng phải đảm bảo. Nếu tưới bằng nước bẩn, nhiễm phèn, nhiễm khuẩn hay thừa sắt thì nấm sẽ chết, không thu hoạch được nên trồng nấm phải tuyệt đối giữ sạch nguồn nước.
“Còn trồng nấm trái vụ vào mùa hè thì cần tiến hành làm mát nhà trồng nấm bằng hệ thống phun sương, nếu cách làm này vẫn chưa hạ được nhiệt thì căng thêm bạt đen phía bên trên thì sẽ hạ nhiệt đáng kể cho nhà trồng nấm”, ông Ổn tiết lộ.
Theo Danviet
Cất bằng kỹ sư công nghệ thông tin, về núi trồng nấm thành tỷ phú
Từng tốt nghiệp khoa CNTT của ĐH Bách Khoa nhưng cơ duyên lại đưa anh Bùi Văn Phương ở tiểu khu 4 (thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đến với nghề trồng nấm. Sau 5 năm nỗ lực, hiện tại anh Phương đang làm chủ của 4 cơ sở sản xuất nấm, thu về gần 1 tỷ đồng tiền lãi mỗi năm.
Có đến thăm xưởng nấm của anh Phương mới cảm nhận rõ không khí làm việc khẩn trương, tập trung của các công nhân ở đây. Dưới cái nắng hè oi ả, họ vẫn tích cực đóng phôi nấm cho kịp tiến độ sản xuất.
Rót ly trà đá mời khách, anh Phương nói: "Làm liên tục vậy mà vẫn không đủ bán đấy. Mỗi ngày tôi xuất khoảng 1,2 tấn nấm sò và phải chia đều cho các thương lái nếu không người ta lại trách."
Nấm sò là 1 thực phẩm bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ngon như: xào, nấu canh, làm lẩu...
Chia sẻ về cơ duyên đến với cây nấm của mình, anh Phương kể: Trước anh từng học tại khoa công nghệ thông tin-CNTT của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Sau khi ra trường anh, anh theo một số người bạn sang Lào làm việc.
Đến năm 2014, công việc bên Lào không thuận lợi nên anh về quê tìm công việc mới. Trong một chuyến đi "phượt" Ninh Bình, anh vô tình gặp và làm quen với một chuyên gia ở Viện nghiên cứu phát triển nấm. Qua trò chuyện, anh cảm thấy hứng thú nên đã quyết định làm giàu bằng nghề trồng nấm.
"Ngày ấy, tôi "khăn gói" xuống tận Viện nghiên cứu và phát triển nấm để học hỏi kỹ thuật trồng và sản xuất nấm. Các thầy, cô ở đấy hướng dẫn rất tận tình. Sau này khi mở xưởng nấm rồi, mỗi lần có khó khăn gì về kỹ thuật tôi lại gọi điện hỏi thêm.", anh Phương chia sẻ thêm.
Anh Phương dùng mùn cưa cây cao su trộn cùng bông sợi theo tỉ lệ nhất định để làm phôi nấm sò.
Sau khi nắm chắc về kĩ thuật trồng nấm cũng như học hỏi kinh nghiệm trồng nấm từ một số xưởng nấm khác, anh Phương đã đầu tư xây một xưởng chuyên sản xuất nấm sò và nấm linh chi trên mảnh đất của mình tại xã Chiềng Mung (Mai Sơn, Sơn La). Anh trực tiếp xuống huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) để tìm mua nguyên liệu về làm phôi nấm. Với diện tích hơn 300m2, anh treo 2.000 phôi nấm sò, diện tích còn lại anh trồng 1 số nấm linh chi và ươm cây giống.
Anh Phương cầm 1 bịch phôi nấm trên tay và bảo: "Bịch nấm này có nhiệt độ khoảng 70độ C. Tiếp xúc với nấm nhiều nên chỉ cần cầm thế này tôi cũng có thể xác định được nhiệt độ của bịch nấm khá chính xác. Một chu kì của nấm kéo dài khoảng 2 tháng và mùa này sau khi gieo giống từ 18-22 ngày sẽ được thu hoạch, 7 ngày sẽ thu hoạch nấm 1 lần."
Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm sò, anh Phương cho biết: Bước quan trọng đầu tiên là phải tạo được phôi nấm chất lượng tốt. Theo đó, anh dùng mùn cưa của cây cao su, trộn cùng bông sợi theo tỉ lệ nhất định, rồi xử lý với nước vôi đem ủ trong 3 ngày.
Sau công đoạn trên thì đảo đều hỗn hợp này rồi ủ thêm 3 hoặc 6 ngày nữa là có thể đóng thành phôi nấm. Một khâu quan trọng nữa là cần xác định thời điểm để có cách treo phôi nấm khác nhau.
Ví dụ vào mùa hè, trời nóng thì cần treo bịch nấm nằm ngang và thu hoạch nấm từ củ nút (lồng 1 ống nhựa nhỏ ở miệng của bịch nấm để nấm mọc ra). Tuy nhiên, vào mùa đông thì cần treo bịch nấm dọc và tiến hành rạch khoảng 4 - 8 đường thẳng dọc bịch phôi để nấm mọc.
Ngoài nấm sò, anh Phương còn trồng nấm linh chi cho hiệu quả kinh tế cao.
Để tối ưu sản lượng và chất lượng nấm sò, anh Phương thường chỉ thu hoạch nấm vào sáng sớm bởi vì anh biết chỉ cần qua 1 đêm là nấm đã lớn rất nhanh. Chính vì thế, để kịp có nấm xuất cho thương lái và đảm bảo người tiêu dùng được thưởng thức nấm tươi, ngon, xưởng của anh thường xuyên hoạt động từ 1h sáng.
Theo kinh nghiệm của mình, anh Phương cho rằng: Trồng nấm sò vào khoảng tháng 8 là thuận lợi nhất, nấm phát triển tốt và cho năng suất cao. Một bịch nấm có thể cho thu từ 0,8 - 1kg nấm thành phẩm. Ở Sơn La thời tiết mát mẻ, ổn định nên có thể trồng nấm quanh năm.
"Rất may là từ ngày trồng nấm đến giờ tôi chưa thất bại lần nào, từ khâu chăm sóc, thu hoạch đến tiêu thụ đều rất thuận lợi. Mới đầu tôi chỉ dám đầu tư 1 xưởng, sau khi thấy có hiệu quả tôi mạnh dạn xây thêm 3 xưởng khác nữa. Có được thành công này cũng là nhờ sự chỉ bảo tận tình của các chuyên gia ở Viện nghiên cứu và chắc một phần cũng do tôi có "duyên" với cây nấm...", anh Phương bộ bạch.
Với 4 trại nấm đặt ở 4 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La, anh Phương đang tạo việc làm cho khoảng 100 lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.
Hiện tại, anh Phương đang làm chủ của 4 cơ sở sản xuất nấm đặt tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Mộc Châu và TP.Sơn La. Mỗi ngày anh xuất khoảng 1,2 tấn nấm tươi với giá bán sỉ 30.000 đồng/kg, số nấm này được bán cho các tiểu thương tại tỉnh Sơn La.
Bên cạnh nấm sò, anh Phương còn trồng nấm linh chi, mỗi năm anh thu hoạch khoảng 800kg nấm linh chi với giá bán dao động từ 500.000-650.000 đồng/kg. Theo tính toán của mình, sau khi trừ hết chi phí, anh "bỏ túi" khoảng 900 triệu đồng/năm.
Không những "làm giàu" cho chính mình, anh Phương còn giúp tạo ra công ăn việc làm, kiếm thêm thu nhập cho người dân địa phương. Hiện tại ở mỗi xưởng nấm của anh đều có từ 15-25 người làm việc thường xuyên với mức tiền công 200.000 đồng/người/ngày.
"Vì không đủ nấm cung cấp cho thị trường nên khi thương lái đến thu mua, tôi phải chia đều nấm cho họ, nếu không sẽ bị họ trách là không công bằng. Tôi đang có kế hoạch mở rộng thêm xưởng nấm ở một số khu vực khác nữa trong và ngoài tỉnh." Anh Phương chia sẻ thêm.
Theo Danviet
Vợ chồng "thảo dân" trồng loài nấm Hoàng đế ăn cực ngon, bán rõ đắt Ghé thăm trại nấm của chị Nguyễn Thị Hải, thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị trong một ngày nắng nóng đầu tháng 7, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên với giống nấm mới mà chị Hải đang đưa vào trồng. Thoạt nhìn qua thì nó trông như những chiếc ô vươn lên từ mặt đất. Chị Hải...