Bất chấp mưa gió, người đàn ông liều mình ra ngoài chằng chống nhà cửa
Bão số 9 đổ bộ vào đất liền vào trưa ngày 28/10 với tâm bão kéo dài từ Quảng Nam đến Quảng Ngãi và Bắc Bình Định.
Để bảo vệ căn nhà của mình, nhiều gia đình đã cố gắng chằng chống bằng bao cát và các vật dụng khác. Mới đây, clip ghi lại cảnh người đàn ông leo lên nóc nhà trong thời điểm gió lớn đã khiến dân mạng lo lắng.
Đoạn video đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. (Ảnh: Chụp màn hình)
Người đàn ông chằng chống nhà cửa giữa thời tiết mưa to gió lớn
Mới đây, tài khoản có tên H.N vừa đăng tải lên mạng xã hội clip mà mình quay được vào trưa ngày 28/10. Theo video này, một người đàn ông mặc áo mưa leo lên mái nhà và đang cố gắng đưa thêm nhiều bao cát để chằng chống nơi mình ở thật kỹ càng. Trong thời điểm ấy, trời đã bắt đầu có mưa to, gió liên tục thổi mạnh khiến cây cối xung quanh xiêu vẹo.
Hình ảnh làm nhiều người lo lắng. (Ảnh: Cắt từ clip)
Đoạn clip còn ghi được âm thanh gió rít lên từng hồi, tiếng mái tôn vỗ cành cạch. Không chỉ vậy, bên cạnh điều kiện thời tiết bất lợi, việc người đàn ông này leo lên nóc nhà mà không hề có bất kỳ thiết bị bảo hộ nào khiến ai nấy chứng kiến hình ảnh trên đều thấy lo lắng. Theo chủ nhân bài viết, sự việc này được ghi nhận tại Quảng Ngãi.
Cộng đồng mạng: “Hành động quá nguy hiểm”
Video đang HOT
Đoạn clip kể trên ngay sau khi chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận được sự quan tâm rất lớn và ai nấy đều tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của người đàn ông kể trên.
Một số bình luận của dân mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
“Nguy hiểm quá luôn ạ, có chuyện gì lại khổ chú ơi! Còn người thì còn của”.
“Nhìn căn nhà đã cũ mà sao thương quá trời. Có thể đó chính là tài sản có giá trị nhất của gia đình chú ấy”.
“Tự nhiên nhớ ba mình ở quê quá. Dù đã chuẩn bị trước đó cẩn thận, nhưng khi mưa gió đến ông vẫn leo lên trên mái để bảo vệ thêm.
Ba bảo bay nhà thì mất hết. Giờ chỉ mong sao bão tan sớm thôi”.
Không chỉ vậy, tài khoản có nickname P.T.Đ cũng đăng tải clip quay cảnh một nam thanh niên leo lên mái nhà để gia cố bất chấp thời tiết đang mưa bão và các tấm tôn đang “bay phất phới”. Lúc này, một tấm lợp bằng kim loại mà người đàn ông đang sửa chữa bất ngờ bị gió cuốn phăng khiến dân mạng khi xem video không khỏi giật mình hoảng sợ.
Người đàn ông lên mái nhà để sửa chữa giữa thời điểm gió bão to đã làm dân mạng khá lo lắng. (Ảnh: Cắt từ clip)
Có thể nói, cơn bão số 9 gây ra thiệt hại không nhỏ về tài sản và làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người. Trước đó tại Quảng Ngãi, tính đến trưa ngày 28/10 đã có 2 cá nhân không qua khỏi khi chằng chống, bảo vệ nhà cửa. Chính vì vậy, khi chứng kiến hình ảnh kể trên, nhiều dân mạng đã bày tỏ lo lắng cho sự an toàn của những cá nhân khi ra ngoài trong thời tiết mưa bão. Bạn thấy như thế nào về sự việc này, hãy chia sẻ cùng chúng mình nhé!
Bão số 9: Khẩn cấp sơ tán
Với mục tiêu hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trước nguy cơ bão số 9 gây ra, các tỉnh - thành từ Phú Yên đến Thừa Thiên - Huế đã sơ tán khẩn cấp hàng chục ngàn hộ dân đến nơi trú tránh an toàn .
Ngày 27-10, người dân khắp địa bàn các huyện ven biển, các địa phương ở đồng bằng tại tỉnh Quảng Nam đã cấp tốc gia cố, chằng chống nhà cửa, di tản đến nơi kiên cố để đối phó với bão số 9.
Đủ kế chống bão
Ghi nhận vào sáng 27-10, khắp các khu dân cư ở Quảng Nam phát loa cảnh báo bão số 9. Đâu đâu cũng thấy lực lượng bộ đội, công an, dân quân giúp đỡ người dân gia cố nhà cửa. Tại thôn Tỉnh Thủy (xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ), rất nhiều hộ dân sử dụng bao chứa cát, túi ni-lông chứa nước chèn mái nhà, dùng dây thừng buộc cửa để đối phó với gió bão. Trong khi đó, tại các xã ven biển như Bình Nam, Bình Minh của huyện Thăng Bình, người dân "phòng thủ" bằng cách đào hầm trú ẩn.
Theo số liệu từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Nam, tính tới 16 giờ ngày 27-10, cả tỉnh đã hoàn tất sơ tán 17.913 hộ/53.097 người. Một số địa phương phải sơ tán toàn bộ người dân, như xã Tam Thanh (TP Tam Kỳ) với 1.200 hộ/6.000 người.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu người dân không ra khỏi nhà từ 20 giờ ngày 27-10 cho đến khi có thông báo mới. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được nghỉ làm việc ngày 28-10 (trừ các bộ phận liên quan đến phòng chống thiên tai).
Tại tỉnh Quảng Ngãi, ghi nhận tại xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, cảnh "chạy bão" diễn ra rất khẩn trương. Hàng ngàn gia đình đùm túm, khăn gói rời nhà cửa, đến những địa điểm kiên cố tạm trú. Chu tich UBND tinh Quang Ngai Đang Van Minh cho biết đến 16 giờ ngày 27-10, tổng số tàu, thuyền của tỉnh được neo trú an toàn là 1.280 chiếc. Các địa phương đã di dời, sơ tán 15.361 hộ/55.600 khẩu.
Người dân huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đào hầm tránh bão. Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Hoàn tất sơ tán trong đêm
Ghi nhận của phóng viên, sau gần cả ngày trời nắng, tĩnh lặng, từ 17 giờ ngày 27-10, Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện gió mạnh. Lực lượng chức năng đã xuống tận các âu thuyền, bến cảng vận động người dân nhanh chóng rời khỏi tàu thuyền.
Công tác ứng phó được các cấp ngành, địa phương ở Đà Nẵng đồng loạt sơ tán người dân ở các khu vực nguy hiểm đến nơi trú ẩn an toàn. Theo Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh, dự kiên TP sơ tan 12.067 hộ dân với 52.180 nhân khẩu. Công tac sơ tan hoan thanh ngay trong chiều tối 27-10.
Sau khi mưa dồn lũ dập, chịu thiệt hại nặng nề, tỉnh Thừa Thiên - Huế lại phải đối mặt với bão số 9. Với tinh thần không chủ quan, ưu tiên hàng đầu bảo vệ tính mạng người dân, tỉnh huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, cấp tốc di dời hơn 17.665 hộ với gần 58.300 người đến nơi an toàn. Trong đó, huyện Phú Vang có 11.607 người, huyện Phú Lộc gần 10.600 người.
Tại Bình Định, ngay trong chiều 27-10, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng ban hành văn bản gửi các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương về việc triển khai cấp bách công tác ứng phó cơn bão số 9. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu người dân không được ra khỏi nhà bắt đầu từ 22 giờ ngày 27-10; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không ra đường khi xảy ra bão, mưa lớn. Các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tuyệt đối không để người dân ở lại trên các lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản, trên tàu thuyền; khẩn cấp sơ tán người dân sinh sống trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn, hoàn thành trước 17 giờ.
Chiều cùng ngày, UBND tỉnh Bình Định cũng quyết định cho học sinh nghỉ học để phòng chống bão số 9. Theo Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Bình Định, hiện địa phương có trên 15.300 hộ dân với gần 65.000 nhân khẩu trong khu vực nguy hiểm đang được khẩn trương sơ tán đến nơi an toàn.
Đến tối 27-10, tỉnh Phú Yên cũng đã di dời khẩn cấp hơn 40.000 người đến nơi an toàn. Trong đó, địa phương phải di dời nhiều nhất là thị xã Sông Cầu, với hơn 9.300 hộ/37.000 người.
TP. Nha Trang: Gần 2.000 người sẵn sàng tham gia cứu hộ cứu nạn Chiều 27-10, ông Nguyễn Sỹ Khánh - Phó Chủ tịch UBND TP. Nha Trang cho biết đã trực tiếp đi kiểm tra các điểm xung yếu trên địa bàn thành phố, đặc biệt là tại khu vực đồi núi ở xã Phước Đồng, phường Vĩnh Trường, phường Vĩnh Hòa... Tại các điểm kiểm tra, thành phố yêu cầu các địa phương quán triệt...