Bất chấp lệnh ngừng bắn, Slavyansk tiếp tục bị pháo kích
Tối ngày 20, rạng sáng 21-6, các khu vực ngoại vi thành phố Slavyansk tiếp tục rung chuyển bởi các đợt pháo kích của quân đội Ukraine bất chấp tuyên bố ngừng bắn đơn phương kéo dài 1 tuần do đích thân Tổng thống Ukraine Petro Poroshenco tuyên bố trước đó.
>Lệnh ngừng bắn vô hiệu, giao tranh bùng phát ở Đông Ukraine / Tổng thống Ukraine tuyên bố quân đội đang tổng phản công / Quân đội Ukraine tiếp tục pháo kích dữ dội Slavyansk
Theo đại điện tự vệ Slavyansk, tiểu khu Artem bắt đầu bị pháo kích dữ dội vào rạng sáng 21-6, còn làng Semenivka tiếp tục bị tấn công bằng đạn và bom cháy. Sau đó, đã xuất hiện thêm thông tin, nhiều chiến đấu cơ Ukraine đã dùng rocket và bom cháy tấn công một số chốt kiểm soát của tự vệ gần làng Semenivka.
Quang cảnh đổ nát sau vụ pháo kích của quân đội Ukraine.
Các thành viên tự vệ đi tuần tại ngoại vi thành phố Slavyansk.
Hiện tại, chưa rõ con số thương vong do các vụ tấn công nêu trên của quân đội Ukraine. Nhiều người dân địa phương cho biết, hoạt động pháo kích trên của quân đội Ukraine là bất ngờ vì ngay sau tuyên bố của ông P. Poroshenco, các đợt pháo kích nhằm vào Slavyansk và Kramatorsk đã tạm thời dừng lại.
Trong chuyến thăm với vùng Donbass ngày 20-6, Tổng thống Ukraine đã công bố kế hoạch hòa bình gồm 15 điểm để ổn định tình hình miền Đông. Theo đó, quân đội Ukraine tạm thời ngừng bắn, các nhóm vũ trang bất hợp pháp phải bị giải giáp và thành lập hành lang nhân đạo cho người dân Ukraine và gốc ra thoát khỏi các vùng chiến sự. Ngoài ra, 10 vùng đệm tại khu vực biên giới giữa Nga và Ukraine cũng được thành lập.
Video đang HOT
Kế hoạch hòa bình tại miền Đông Ukraine có chữ ký của Tổng thống Ukraine P. Poroshenco với tiêu đề “Tối hậu thư cho lực lượng tự vệ miền Đông” được chuyển tới điện Kremlin trong tối 20-6. Trong tài liệu này hoàn toàn không đề cập tới khả năng tổ chức đàm phán với người biểu tình yêu cầu liên bang hóa và đại diện các nước cộng hòa tự phong ở Donetsk và Lugansk.
Theo VNE
Tu-160 bay sang Crimea, Ukraine rút khỏi Kramatorsk, thả người biểu tình Odessa
Sau khi hàng loạt máy bay tiêm kích và máy bay ném bom Nga ồ ạt xuất hiện ở Crimea, chiều tối ngày 4/5, quân đội Ukraine bất ngờ rút ra khỏi Kramatorsk, đồng thời cũng đã thả 67 nhà hoạt động ở Odessa.
Kênh 5 truyền hình Ukraine Pravda tối ngày 4/5 đưa tin, quân đội Ukraine đã triệt thoái khỏi những vị trí đã chiếm ở Kramatorsk trở về căn cứ, cách trung tâm thành phố khoảng 15km. Tuy nhiên, kênh truyền hình này không cho biết lý do của cuộc rút quân đột ngột nêu trên.
Trước khi rút lui, trong 2 ngày phát động chiến dịch "chống khủng bố", quân đội Ukraine đã huy động hàng ngàn binh sĩ cùng sự hỗ trợ của trực thăng chiến đấu, xe tăng đã mở các cuộc tập kích vào lực lượng ly khai tại thành phố Kramatorsk thuộc tỉnh Donetsk.
Cùng ngày, truyền thông khu vực dẫn lời một chỉ huy của lực lượng tự vệ địa phương tại thành phố Kramatorsk thừa nhận, lực lượng ly khai và tự vệ quân chỉ còn kiểm soát trung tâm thành phố và một số vùng lân cận. Đụng độ ác liệt giữa tự vệ địa phương và an ninh Ukraine từ rạng sáng 4/5 đã làm thêm 7 thành viên tự vệ thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương.
Kênh truyền hình Russia-24 tối ngày 4/5 cũng đưa tin về vụ rút quân của lực lượng an ninh Ukraine nhưng xuất phát từ nguyên nhân khác. Họ cho biết, lực lượng dân quân đã phản công và buộc quân đội Ukraine phải rút về khu vực sân bay Kramatorsk.
Kênh truyền hình Nga còn cho biết thêm, lực lượng dân quân Donbass phối hợp với nhân dân vùng này đã giành lại quyền kiểm soát một số thành phố và thị trấn quan trọng ở miền Đông Ukraine như Konstantinovka, Slavyansk, Andreyevka và Kramatorsk.
Bộ 3 máy bay ném bom chiến lược Nga: Tu-95MS và Tu-22M3 (trái) và Tu-160 (phải)
Còn ở khu vực Odessa, trước sức ép của hàng ngàn người dân biểu tình bao vây tòa nhà Sở Nội vụ, với thái độ vô cùng căm phẫn, cảnh sát Odessa phải thả một nhóm lớn gồm 67 nhà hoạt động chống chính phủ, sau khi bắt giam họ hôm 2/5. Cùng được thả còn có cả những người sống sót bị giữ lại sau vụ hỏa hoạn hôm 2/5 ở tòa nhà Công đoàn.
Hãng thông tấn Nga Itar-Tass cho biết có hơn 1.000 người đã phong tỏa sở cảnh sát tại thời điểm đó. Trong khi đó một hãng tin của Pháp cho rằng, có khoảng hơn 3.000 người biểu tình. Cảnh sát chống bạo động có mặt ở đây đã buộc phải đứng yên, trong khi những người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Anh hùng!" và "Tự do!".
Việc thả tự do cho một số nhà hoạt động không làm xoa dịu đám đông. Một số người biểu tình đã cố gắng để xâm nhập vào bên trong tòa nhà, la lớn: "Phát xít, phát xít!" và đòi trả tự do cho gần 100 người biểu tình nữa vẫn tiếp tục bị giam giữ.
Trước đó, Bộ Nội vụ Ukraine thông báo rằng họ đã bắt giữ 160 người "tham gia tích cực nhất vào các hoạt động gây bất ổn công cộng" và buộc tội họ "làm rối loạn" và "là mối đe dọa hoặc bạo lực đối với việc thực thi pháp luật".
Người dân Odessa bao vây trụ sở Sở Nội vụ Odessa
Bộ này cũng đổ lỗi cho "Nga là kẻ chủ mưu xúi giục, cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych là người cung cấp tiền, những người biểu tình chống chính phủ đã khởi xướng bạo lực hôm 2-5 và thậm chí cáo buộc họ ném bom xăng từ tầng trên xuống tầng dưới, gây cháy lớn, cướp đi sinh mạng của 42 nhà hoạt động của chính họ!?"
Theo tờ RT, đã có bằng chứng rõ ràng về việc những người theo phe ủng hộ Kiev đã bắn vào những người trong các lều trại của phe chống chính phủ, dồn họ vào trong tòa nhà và ném "Bom xăng Molotov" gây ra vụ cháy tòa nhà Công đoàn. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông phương Tây có vẻ "vẫn đang mơ hồ về nguyên nhân của thảm kịch này".
Quyền Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cũng đã có những động thái xoa dịu cơn giận giữ của người dân Odessa khi tuyên bố, Kiev sẽ chuyển giao nhiều quyền lực hành chính hơn cho chính quyền khu vực đồng thời đảm bảo thêm về việc sử dụng tiếng Nga.
Theo hãng tin Itar-Tass, trong chuyến thăm Odessa hôm 4/5 - 2 ngày sau khi diễn ra vụ hỏa hoạn, quyền Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk hứa hẹn "sẽ theo đuổi con đường phân cấp quyền lực" thông qua việc sửa đổi Hiến pháp Ukraine và cung cấp thêm nhiều bảo đảm liên quan đến việc sử dụng tiếng Nga và các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số khác.
Người dân Odessa bao vây trụ sở Sở Nội vụ Odessa
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông Nga tỏ vẻ nghi ngại về các cam kết của ông này vì đây không phải là lần đầu tiên giới chức Kiev hứa hẹn như vậy. Cuối tháng 4 vừa qua, nội các Ukraine cũng từng ra tuyên bố trong đó cam kết sẽ "lắng nghe tất cả các yêu cầu hợp pháp của cả phía Đông và phía Tây của Ukraine".
Các động thái này của Kiev diễn ra trong bối cảnh, bắt đầu từ lúc 16h ngày 4-5, đã có tổng cộng 43 lượt máy bay chiến đấu Nga xuất hiện trên bầu trời nước Cộng hòa Crimea. Các máy bay này bay thành đội hình biên đội rõ ràng với các máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30, máy bay vận tải Il-76 và tiếp dầu Il-78 với máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và Tu-95MS.
Sự xuất hiện của những tiêm kích và máy bay ném bom này đã dấy lên sự quan ngại khi liên hệ chúng với những phát biểu giận dữ và cứng rắn của Moscow trong bối cảnh gần 100 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Trong số này, có cả công dân Nga và thường dân Ukraine thảm tử dưới tay quân đội Ukraine và Tổ chức cực đoan Pravyi Sector trong các vụ thảm sát ở Slavyansk và Odessa.
Đặc biệt là 2 loại máy bay ném bom Tu-160/Tu-95 của Nga gây ra sự lo lắng nhất bởi vì chúng có khả năng mang các tên lửa hành trình siêu xa, tầm bắn 10.000km, đồng thời có khả năng gắn các đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Với tầm bay 14.000-16.000km và tầm phóng của tên lửa hành trình, chúng có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraine chứ không chỉ khu vực đông nam nước này.
Theo ANTD
Tổng thống Nga-Ukraine thảo luận ngừng bắn trong tiếng súng ở miền Đông Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Poroshenko đã thảo luận về khả năng ngừng bắn ở Ukraine, trong khi tiếng súng vẫn nổ và thêm nhiều người chết ở miền Đông nước này. Trong một cuộc điện đàm mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng nhiệm Ukraine của ông là Petro Poroshenko đã thảo luận về khả năng...