Bất chấp kinh tế khó khăn, người Triều Tiên vẫn giữ lời hứa
Dù kinh tế vẫn còn đang khó khăn, Triều Tiên đã có động thái cho thấy quốc gia này đang giữ lời hứa của Chủ tịch Kim Jong-un với Tổng thống Donald Trump.
Kinh tế khó khăn
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thị sát. Ảnh: KCNA.
Theo Yonhap vào hôm qua (23.7) đưa tin, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên Rodong Sinmun mới đây đã đăng bài xã luận gợi nhắc người dân về nạn đói kinh hoàng những năm 1990. Đây là giai đoạn người dân Triều Tiên phải chịu cảnh đói khổ cùng cực khiến nhiều người thiệt mạng.
“Cho dù có phải &’thắt lưng buộc bụng’ để vượt qua các cơn bão tuyết, người dân Triều Tiên sẽ vẫn tiến thẳng tới con đường vinh quang bất hủ trong quá trình 70 năm đấu tranh đi lên xã hội chủ nghĩa”, tờ Rodong Sinmun viết.
Lời kêu gọi xuất hiện trong bối cảnh những lo ngại về thỏa thuận phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ đang gia tăng. Tiến trình phi hạt nhân hóa chậm hơn dự kiến làm giảm triển vọng nới lỏng bất kỳ biện pháp trừng phạt nào ngay lập tức, mục tiêu mà Bình Nhưỡng có thể đang theo đuổi để thúc đẩy nền kinh tế vốn đang trì trệ.
Ngoài ra, theo giới quan sát nhận định, động thái này còn có thể nhắm tới việc làm giảm kỳ vọng lớn của người dân trong nước về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Kim Jong-un với Tổng thống Moon Jae-in và Tổng thống Donald Trump.
Bước đầu của niềm tin
Video đang HOT
Tuy nhiên, bất chấp các khó khăn về kinh tế, Triều Tiên đang thể hiện thái độ “nghiêm túc” với việc phi hạt nhân hóa theo lời hứa của Chủ tịch Kim Jong-un, theo Reuters đưa tin.
Cụ thể, dựa trên các bức ảnh chụp từ vệ tinh thương mại hôm 22.7 được đăng tải trên bởi 38 North – một nhóm hoạt động chuyên theo dõi tình hình Triều Tiên, các công nhận Triều Tiên dường như đang phá dỡ các tòa nhà vốn được sử dụng để lắp ráp các thiết bị tên lửa trước khi phóng cùng với một khu vực thử động cở tên lửa tại trạm phóng Sohae.
Thử nghiệm động cơ tên lửa mới tại Trạm phóng Sohae. Ảnh: Reuters.
Được biết, Sohae là trạm phóng vệ tinh chính của Triều Tiên kể từ năm 2012. Cơ sở này cũng từng là nơi từng thử nghiệm động cơ hạng nặng Paektusan cho mẫu tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân Hwasong-15.
“Các công trình này được đánh giá đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghệ cho chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Triều Tiên. Việc phá dỡ trạm phóng vệ tinh được coi là biện pháp xây dựng lòng tin quan trọng của Bình Nhưỡng”, trang 38 North nhận định.
Trước đó vào hồi cuối tháng 6, Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng Bình Nhưỡng đã cam kết phá hủy trạm phóng vệ tinh Sohae và có vẻ như, người Triều Tiên đã giữ đúng lời hứa của mình.
Hàn Quốc “nới lỏng” an ninh tại DMZ
Khu vực DMZ Bàn Môn Điếm. Ảnh: Reuters.Theo Reuters, trong báo cáo trình lên ủy ban quốc phòng của quốc hội vào hôm nay (24.7), Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết sẽ thí điểm việc giảm một số trạm gác và thiết bị dọc theo Khu Phi quân sự (DMZ) ở biên giới với Triều Tiên.Được biết, việc cắt giảm này nhằm thực hiện thỏa thuận “chuyển đổi Khu Phi quân sự thành khu vực hòa bình” giữa hai bên tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4. Sau giai đoạn thí điểm, Seoul sẽ xem xét việc cắt giảm nhân lực, khí tài cảnh giới tại DMZ ở quy mô lớn hơn.
Theo Danviet
Giọng điệu chống Mỹ biến mất trên truyền thông Triều Tiên
Việc Triều Tiên thời gian qua không đưa những thông tin tiêu cực về Mỹ được cho là một tín hiệu tốt giúp hóa giải căng thẳng trên bán đảo.
Người dân Triều Tiên đọc thông tin về hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim trên tờ Rodong Sinmun. Ảnh: AFP.
Nhiều thập kỷ qua, Mỹ luôn hiện lên là một quốc gia "mục rữa, thối nát và lưu manh" trong mắt các nhà tuyên truyền Triều Tiên, song thực tế này đã thay đổi, theo Financial Times.
Hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Singapore hôm 12/6 khép lại cũng là lúc giọng điệu và những tư tưởng bài Mỹ biến mất khỏi các phương tiện truyền thông Triều Tiên. Giới chuyên gia lạc quan tin tưởng sự thay đổi bất ngờ ở Bình Nhưỡng là dấu hiệu cho một thời kỳ mới trong quan hệ giữa hai đối thủ lâu năm.
"Tâm lý chống Mỹ đã biến mất. Triều Tiên dường như đang chuẩn bị một khởi đầu mới cho người dân", Peter Ward, chuyên gia nghiên cứu về chiến lược tuyên truyền của Bình Nhưỡng thuộc Đại học Quốc gia Hàn Quốc, nhận xét.
Sự thay đổi trong giọng điệu ở Triều Tiên chắc chắn làm gia tăng hy vọng trong những người tin rằng Kim Jong-un chân thành về việc đưa đất nước hòa nhập trở lại cộng đồng quốc tế, giới quan sát đánh giá.
Khi hai lãnh đạo Mỹ - Triều gặp mặt tại Singapore, họ đã cam kết xây dựng một "tương lai mới". Và từ đó tới nay, mọi dấu hiệu đều khá tích cực, cây bút Bryan Harris từ Financial Times nhận định.
Hôm 19/6, Mỹ tuyên bố hoãn môt trong những cuộc tập trận chung quy mô nhất với Hàn Quốc nhằm giữ bầu không khí hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Đáp lại, Bình Nhưỡng có kế hoạch hồi hương 200 hài cốt binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953.
Tuy nhiên, không ít người vẫn hoài nghi rằng Triều Tiên đang muốn lợi dụng bầu không khí hòa hoãn để thúc đẩy quốc tế từng bước gỡ bỏ các lệnh trừng phạt lên nước này và họ thực sự không có ý định hiện thực hóa cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Những tín hiệu từ truyền thông nhà nước Triều Tiên, bao gồm các bản tin với giọng điệu trung dung không đề cập tới chính trị Mỹ, thực sự đáng chú ý.
Từng tràn ngập những bài viết mang lập trường chống Mỹ, các trang báo của tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận đảng Lao động Triều Tiên, không đưa bất kỳ thông điệp đả kích nào nhằm vào Tổng thống Trump từ tháng ba đến nay, thời điểm các động thái ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên bắt đầu có khởi sắc.
Một số nhà phân tích khác lại chỉ ra những bước phát triển rộng hơn trong cách Rodong Sinmun hay hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA đưa tin các sự kiện liên quan tới quan hệ Mỹ - Triều.
Họ không những đưa tin về các bước tiến triển ngoại giao nhanh chóng hơn mà còn đưa trực tiếp các thông tin thực tế, dù chúng trái ngược với nhận thức chung, Hong Min, nhà nghiên cứu tại Viện Thống nhất của Hàn Quốc, nhận xét. "Đó là bước thay đổi đáng kể đối với Triều Tiên", ông nhấn mạnh.
Giới quan sát cũng không khỏi bất ngờ khi thấy cách Triều Tiên làm nổi bật hình ảnh Singapore khi Kim Jong-un tới đây dự hội nghị thượng đỉnh. Trong ngày diễn ra hội nghị, trang nhất của Rodong Sinmun đăng những bức ảnh màu về Singapore với đường chân trời rực sáng ánh đèn, trái ngược với hình ảnh Triều Tiên vốn tách biệt với thế giới bên ngoài.
Vài ngày sau, Triều Tiên phát sóng một bộ phim tài liệu dài 40 phút về chuyến công tác của lãnh đạo Kim Jong-un, không quên nhấn mạnh vào sự thịnh vượng và hiện đại mà Singapore có được. Từ những dấu hiệu trên, chuyên gia Ward cho rằng lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thực sự muốn lấy Singapore làm hình mẫu phát triển.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Mỹ và Hàn Quốc đồng ý ngừng "chọc giận" Triều Tiên Cả hai bên Mỹ và Hàn Quốc đều cho rằng trong thời điểm hiện tại, không "chọc giận" nhà lãnh đạo Kim Jong-un là lựa chọn khôn ngoan. Theo Tổng thống Trump, các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc rất đắt đỏ và "không phù hợp" trong tình thế hiện tải. Ảnh: Reuters. Theo Reuters đưa tin, các quan chức Mỹ và...