Bất chấp dịch Covid-19, vốn FDI vào bất động sản vẫn tăng
Tính đến hết tháng 10/2021, tổng nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI vào lĩnh vực bất động sản (BĐS) đã tăng thêm khoảng 35% so với thời điểm cuối quý I, BĐS vẫn đang được đánh giá có vị thế tốt để thu hút đầu tư FDI.
Theo số liệu báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), BĐS đứng thứ 3 trong danh sách các lĩnh vực thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau 10 tháng đầu năm, với số tiền 2,12 tỷ USD, tương đương gần 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó 44 dự án được cấp mới, giá trị vốn đăng ký gần 1,1 tỷ USD, 17 dự án điều chỉnh từ đầu năm giá trị điều chỉnh tăng gần 116 triệu USD. Số lượt góp vốn mua cổ phần là 94, đạt gần 912 triệu USD.
Tính lũy kế đến nay, 978 dự án BĐS còn hiệu lực giá trị lên đến 61,3 tỷ USD. Đây là lĩnh vực có vốn FDI đăng ký lũy kế lớn thứ 2 cho đến nay (chỉ xếp sau lĩnh vực chế biến chế tạo với con số 239 tỷ USD). Bên cạnh đó, BĐS là số ít ngành có lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ (cùng với tài chính và vận tải kho bãi). Có hơn 5.900 doanh nghiệp BĐS ra đời kể từ đầu năm, tăng 7,8% so với cùng kỳ. Ngoài ra, số doanh nghiệp kinh doanh BĐS quay trở lại hoạt động cũng tăng 13,8%, đạt 1.161 đơn vị. Đây cũng là 1 trong 3 ngành ghi nhận doanh nghiệp quay lại hoạt động tăng lên kể từ đầu năm.
Vốn FDI vào BĐS tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
Tuy lượng vốn FDI tăng nhưng hoạt động phát hành trái phiếu của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh BĐS lại giảm, số liệu từ Bộ Xây dựng, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành đạt mức 111.744 tỷ đồng, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2020, có 88 doanh nghiệp phát hành tổng cộng 107.944 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ, tỷ lệ phát hành thành công đạt 63,4%. Nhưng đáng chú ý, BĐS là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 46,8%) trong tổng giá trị phát hành. Các doanh nghiệp BĐS phát hành giá trị lớn nhất bao gồm: Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa (6.885 tỷ đồng), Công ty CP Osaka Garden (6.800 tỷ đồng)… Lãi suất trái phiếu doanh nghiệp BĐS ở mức khá cao so với lãi suất tiền gửi trong khoảng 7,4 – 13%/năm.
Video đang HOT
Về tình hình cấp tín dụng, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 682.594 tỷ đồng, trong đó: Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, phát triển nhà ở 168.687 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,7% tổng dư nợ tín dụng kinh doanh BĐS; Dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 38.991 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,7%; Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 28.326 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1%.
Dư nợ dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 26.919 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4%; Dự án nhà hàng, khách sạn đạt 53.348 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,8%; Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 105.558 tỷ đồng, chiếm 15,5%; nợ tín dụng đầu tư kinh doanh BĐS khác đạt 186.932 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27,4%.
Quý 1/2021, vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh, đạt hơn 10 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020...
Ảnh minh hoạ.
Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/3/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Đây là mức tăng khá mạnh, sau hai tháng đầu năm liên tiếp sụt giảm.
Vốn giải ngân ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 7,2 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ; vốn điều chỉnh đạt 2,1 tỷ USD, tăng 97,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng giá trị đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 908 triệu USD, giảm 58,5% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt 58,59 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ, chiếm 76,4% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 58,21 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ, chiếm 75,9% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 49,8 tỷ USD, tăng 30,3% so cùng kỳ và chiếm 66,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Tính chung trong 3 tháng đầu năm 2021, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 8,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 8,4 tỷ USD không kể dầu thô. Xuất siêu khu vực đầu tư nước ngoài đã bù đắp phần nhập siêu gần 6,7 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng 2,1 tỷ USD.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 600 triệu USD.
Đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,6 tỷ USD, chiếm gần 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,1 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 93,4% và 70,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.
Trong khi đó, Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ...
Trong quý I/2021, Việt Nam đã cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh vốn cho khá nhiều dự án quy mô lớn. Lớn nhất là Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD, tại Long An. Tiếp theo là Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD, tại Cần Thơ.
Bên cạnh đó, còn có Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD; Dự án Chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD. Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang.
VCCI góp ý hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi hướng dẫn thi hành Luật Du lịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có phản hồi đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc góp ý hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết...