Bất chấp dịch COVID-19, BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn đạt doanh thu lớn
Ngược với hàng loạt các trạm BOT khác bị giảm mạnh lưu lượng xe do dịch COVID-19, BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn đạt tỷ lệ lưu thông khá lớn.
Trả lời VTC News sáng 9/2, ông Phạm Văn Khôi, Tổng giám đốc Công ty CP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cho biết, lưu lượng xe cộ đi qua trạm BOT này hiện vẫn đạt tỷ lệ lớn.
Bất chấp những ảnh hưởng của dịch COVID-19 đang khiến các doanh nghiệp BOT khác “đứng ngồi không yên”, BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn có số lượng xe lưu thông khủng, thậm chí vẫn xảy ra tình trạng ùn tắc trong những ngày giáp tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.
Lưu lượng xe trên BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn đông bất chấp những ảnh hưởng của dịch COVID-19.
“So với những năm trước, số lượng xe năm nay có giảm một chút, nhưng nhìn chung con số vẫn cao. Cận tết, nhu cầu về quê của người dân vẫn rất lớn, trong khi BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ như là “cửa ngõ”, vì thế lượng xe vẫn hoạt động với cường độ cao”, ông Phạm Văn Khôi cho biết.
Video đang HOT
Tổng giám đốc BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ cũng thừa nhận có tình trạng ùn tắc cục bộ. Đây là hiện tượng bình thường, và xảy ra liên tục trong những ngày lễ tại đơn vị này. Vì thế chủ đầu tư cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ đang đề xuất mở rộng tuyến đường này lên 8-10 làn xe do nguy cơ quá tải trong 2 năm tới.
Khảo sát của PV VTC News cũng cho thấy, lượng xe lưu thông qua trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ luôn trong tình trạng lấp kín các cổng soát vé ở cả làn dành cho xe thu phí tự động không dừng và làn thu phí truyền thống. Hiện tượng ùn tắc kéo dài bắt đầu xuất hiện vào chiều ngày 8/2 đến sáng hôm nay 9/2. Hiện tượng này có thể sẽ kéo dài trong những ngày sắp tới khi lượng người về quê càng tăng.
BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ là một trong những số ít doanh nghiệp BOT ít bị ảnh hưởng nhất bởi dịch COVID-19.
Tháng 5/2020, doanh thu của nhà đầu tư này vẫn ở mức 2 tỷ đồng/ngày, với lưu lượng xe đạt bình quân khoảng 60.000 xe/ngày đêm.
So với trung bình năm 2019, con số này giảm 4%. Năm 2019, lưu lượng xe trên cao tốc tăng 25% so với năm 2017. Doanh nghiệp cũng đặt kế hoạch dự kiến đến năm 2021 sẽ tăng 20% so với năm 2019.
Thất thu vụ cá bổi đón Tết, người dân Cà Mau ở thế "tiến thoái lưỡng nan"
Năm nay giá cá liên tục giảm mạnh khiến người dân không khỏi lo lắng, nhiều nơi thương lái còn không đến thu mua cá thương phẩm.
Hiện đang là chính vụ thu hoạch của các nông hộ nuôi cá bổi (sặc rằn) ở tỉnh Cà Mau. Mọi năm, cận Tết nguồn cầu tăng, giá cá cũng có chiều hướng tăng theo. Tuy nhiên, năm nay giá cá liên tục giảm mạnh khiến người dân không khỏi lo lắng. Nhiều nơi thương lái còn không đến thu mua cá thương phẩm.
Thường vào khoảng 1 tháng trước Tết Nguyên đán là cao điểm thu hoạch cá bổi của người dân Cà Mau. Sau đó, bà con cải tạo lại thả nuôi để đến cận Tết năm sau tiếp tục thu hoạch. Cá bổi loại 8 con/kg đang có giá khoảng 30.000 đồng/kg, thấp hơn khoảng 40% so với cùng kỳ. Với giá bán như hiện nay, người nuôi cá đang thua lỗ.
Ông Văn Công Vẹn, người dân nuôi cá ở thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời cho biết, đang cao điểm thu hoạch cá nhưng giá không lên. Nguyên nhân là do đầu ra không có nhưng khó khăn hơn ở chỗ là người dân bây giờ không có tiền để mua thức ăn nuôi tiếp.
Người nuôi cá bổi đang gặp khó do giá cá thương phẩm giảm thấp.
Từ thời điểm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến nay, giá cá bổi liên tục giảm. Nguyên nhân giá cá bổi giảm theo người dân địa phương thì có biểu hiện ép giá. Thực tế, giá cá tươi thương phẩm giảm mạnh nhưng giá cá bổi khô chỉ giảm nhẹ, có những cơ sở vẫn giữ giá bán như thường niên. Còn theo thương lái địa phương, do đầu ra khó khăn và nguồn cá ở các tỉnh trên đưa về nhiều nên giá cá thấp.
Hiện thương lái với những lý do khác nhau chưa thu mua cá nên người dân đang ở thế "tiến thoái lưỡng nan". Bà con muốn nuôi tiếp cũng không được vì không có tiền đầu tư mà muốn bán cũng không xong.
"Năm nay giá cá rất thấp, đầu ra không ổn định nên khó giữ giá như mọi năm. Nhiều người gọi thương lái để bán cá nhưng thương lái lần lữa không mua", bà Cao Thị Lệ ở thị trấn Trần Văn Thời chia sẻ.
Vùng nuôi cá bổi thương phẩm của tỉnh Cà Mau nằm chủ yếu ở huyện Trần Văn Thời. Năm nay, điều kiện tự nhiên cũng gây nhiều khó khăn cho người nuôi. Thời điểm đầu năm thì hạn hán gay gắt, đến mùa mưa thì ngập lụt đã làm cá thất thoát và tăng chi phí đầu tư. Trước thực trạng giá cá liên tục giảm càng thêm phần khó khăn cho nhà nông.
"Mức giá cá hiện tại khiến người nuôi khó có lời. Các ngân hàng cần khoanh nợ hoặc giảm lãi suất để trợ giúp khó khăn cho người nuôi hiện nay. Trong đợt mưa lũ vừa qua người nuôi cũng đã bị thiệt hại, thất thoát rất nhiều", ông Lữ Kìm Mến, người dân địa phương kiến nghị.
Giá cá tươi giảm mạnh nhưng giá cá khô bổi không giảm nhiều.
Ông Duy Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời cho biết, tại địa phương còn khoảng 1.600 tấn cá bổi của hơn 300 hộ dân chưa có đầu ra. Thực trạng nguồn nguyên liệu cá bổi được đưa từ các tỉnh vùng trên về đã tồn tại nhiều năm. Tuy nhiên, việc tự do buôn bán ngành chức năng không thể can thiệp được.
Ông Tuấn khuyến cáo, các cơ sở sản xuất khô ở địa phương nên dùng nguồn nguyên liệu tại chỗ để chia sẻ khó khăn với người nuôi. Đặc biệt, đó cũng là việc làm để bảo vệ thương hiệu "Cá khô bổi U Minh" và giúp nghề nuôi cá bổi phát triển bền vững./.
Đồng Tháp triển khai 5 khu cách ly tập trung phòng Covid-19 Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp cho hay đến nay, tỉnh đã tiếp nhận cách ly 2.380 người, trong đó có 1.507 trường hợp nhập cảnh từ Campuchia. Báo cáo với đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn làm trưởng đoàn, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Tháp...