Bất chấp dịch bệnh kéo dài, Chanel liên tiếp tăng giá vì những lý do này
Kể từ khởi đầu đại dịch tới giờ, Chanel đã tăng giá đến tận 4 lần.
Đại dịch Covid-19 là nguồn cơn của bao khổ sở lan rộng khắp chốn, ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Riêng với giới mộ điệu thời trang và đặc biệt là những con chiên ngoan đạo của Chanel, điều tệ hại nhất đã xảy đến: không chỉ bị giới hạn số lượng được mua, giá của những chiếc túi Chanel còn tăng tằng tằng không cản nổi!
Hầu hết dân tình đều phỏng đoán động thái tăng giá này của nhà mốt Pháp nhằm bù lỗ cho 18% sụt giảm trên tổng doanh số. “Trơ trẽn”, “ngạo ngược”, “hút máu quá đà”… là những chỉ trích đang hướng tới Chanel. Một bộ phận còn khẳng định từ giờ sẽ chỉ mua túi second-hand chứ đừng hòng quẹt thẻ món nào “full-price” trong store của thương hiệu này.
Giá của mẫu túi kinh điển Chanel Classic Flap Bag Medium đã tăng từ 1.150 USD (năm 1990) lên tới 7.800 USD (tháng 7 năm 2021)…
… Và so với 4 tháng trước, mẫu túi này tăng đến tận 12.8% giá trị!
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, Chanel có kha khá lý do chính đáng cho động thái của mình.
Thứ nhất, không chỉ mình Chanel tăng giá
Bởi Louis Vuitton, Dior, Burrbery, Prada hay Gucci… cũng tăng ầm ầm. Chẳng qua Chanel được tán tụng là nhà mốt hàng đầu nên thành ra lâm vào cảnh giơ đầu chịu báng.
Đơn cử như Pochette Accessories, mẫu túi hot seller của Louis Vuitton, đã tăng đến 25%: từ 630 USD lên 790 USD. Đây được xem như giải pháp để các thương hiệu xa xỉ đối phó với tình trạng lạm phát không ngừng. Đại dịch khiến nguồn cung về chất liệu cũng như quá trình logistic gặp nhiều khó khăn, các nhà mốt bắt buộc phải xoay sở để cân bằng chi phí trước khi sa chân vào tình trạng thâm hụt ngân sách.
Video đang HOT
Kể từ khởi đầu đại thảm họa Covid-19 đến nay, nhà mốt này đã tăng giá 4 lần: lần thứ nhất vào tháng 5 năm 2020 với 5 đến 17%, lần thứ hai là vào tháng 10 năm 2020 với một số mẫu tăng 5%, lần thứ ba là vào tháng 7 năm 2021 với tỉ lệ tăng từ 10 đến 15%. Từ 3/11/2021 này Chanel sẽ áp dụng đợt tăng giá thứ tư.
Thứ hai, Chanel hiểu rõ khách hàng của mình
“Rolex nâng giá 7-10% vào đầu năm 2020 và đang hạn chế nguồn cung. Kết quả là gì? Nhu cầu khách hàng ngày càng bùng nổ và giá trị thương hiệu tăng vèo vèo”, Tom Morton – Giám đốc chiến lược toàn cầu tại R/GA cho biết.
Tương tự, nhà mốt Pháp đã đi guốc trong bụng giới khách hàng. Những ai trót si mê túi Chanel sẽ tìm cách mua bằng được, bất kể giá cao và khan hiếm ra sao. Những dòng túi kinh điển đều được giới hạn sản xuất và giao dịch. Để chạm tay vào chúng, nhiều khách hàng sẽ phải nhẫn nại với bản danh sách chờ.
“Một khi đã tự đặt mình vào danh sách chờ thì giá cả không thành vấn đề”, ngài Morton chia sẻ.
Tương tự như Hermès, những chiếc túi Chanel đã trở thành biểu tượng của địa vị.
Thứ ba, giá trị thương hiệu đã trở thành bất biến
Với lịch sử gần trăm năm, túi Chanel không đơn thuần là phụ kiện thời trang mà đã trở thành một dạng Hàng hóa Veblen (Veblen Goods). Đây là thuật ngữ để chỉ loại hàng hóa mà nhu cầu tăng khi giá tăng. Vì tính chất độc đáo và hấp dẫn này mà nó được coi như là một biểu tượng của địa vị.
Không có sản phẩm nào thật sự thay thế được Hàng hóa Veblen. Đó là lý do phát sinh khái niệm hàng nhái. Và hơn cả, chẳng ma nào thèm nhái những thương hiệu mà ai ai cũng chạm tay vào dễ dàng như Charles & Keith hay Pedro.
Chanel có sợ mất khách?
Tatiana Dumitru, một nhân vật có tiếng trong lĩnh vực tư vấn chiến lược thương hiệu đã khẳng định: “Thị trường thứ cấp của Chanel là những khách hàng chưa đủ tiền để mua. Họ sắm đồ hiệu để tận hưởng cảm giác xa xỉ mà sản phẩm mang lại thay vì các lý do sử dụng hợp lý. Đối với dạng khách này, sở hữu một chiếc túi Chanel tương tự như cách để vỗ về bản thân, nâng cao lòng tự trọng, giúp họ cảm thấy được chấp nhận.”
Thực tế thì chênh lệch 15% mức giá sẽ khiến nhiều người chùn bước trước cửa hàng Chanel. Hầu hết khách dạng này là những người chắt chiu cốt để mua được một chiếc túi hiệu. Vậy nhà mốt Pháp có quan ngại điều này? Câu trả lời là KHÔNG.
Với Chanel thì tình trạng mất khách cũng tương tự “vắng mợ thì chợ vẫn đông”.
Các chuyên gia mang đến một góc nhìn hoàn toàn mới: một thương hiệu chủ động để bị mất khách không hẳn là tệ, mặc dù thoạt nghe sẽ thấy phũ phàng. Bởi làm vậy, họ có thể toàn tâm toàn ý phục vụ giới khách trung thành nhất, chịu chi nhất, mang lại cho người mua những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Chinh điều này giúp thương hiệu bảo toàn vị thế lâu dài.
Và cuối cùng, Chanel không ngán thị trường second-hand!
Nhiều phong thanh rằng cứ giá cứ tăng phi mã thì khách sẽ đổ xô đi tìm túi second-hand thay “full-price”. Hầu hết suy luận này phát sinh từ người tiêu dùng thị trường thứ cấp, cũng là nhân tố Chanel không mặn mà cho lắm.
Tin tốt là đẩy giá như vậy, hóa ra nhà mốt Pháp vô tình thúc đẩy thị trường này. Bởi đã là tay chơi sành sỏi, ai cũng biết túi Chanel có giá bán lại thuộc diện cao nhất và được săn lùng nhiều nhất. Một khi dân tình đổ xô đi mua túi cũ thì thị trường second-hand càng ăn nên làm ra. Người mua lẫn người bán có thể yên tâm rằng Chanel còn tăng giá thì món đồ trong tay còn lâu mới tụt giá, trừ khi tình trạng sử dụng quá tệ.
Suy cho cùng là nhà mốt Pháp đã chắc kèo trước khi hành động. Họ biết cách để bảo toàn vị thế thương hiệu cũng như mang tới lợi ích dài hơi cho khách hàng, và hoàn toàn làm được!
Phục hồi túi Chanel 2.800 USD bị con vẽ bậy
Một người phụ nữ ở Anh phải gửi chiếc túi hàng hiệu đến trung tâm sửa chữa để làm sạch những hình vẽ nguệch ngoạc.
Theo The Sun, một phụ nữ ở Anh gặp phiền toái với đứa con 5 tuổi của mình. Bé đã dùng bút mực vẽ nguệch ngoạc lên túi Chanel trắng trị giá 2.000 bảng Anh (khoảng 2.800 USD).
Túi xách Chanel bị bé 5 tuổi vẽ lên. Ảnh: Handbagclinic.
Túi xách Chanel nổi tiếng bởi thiết kế dập ô tinh xảo trên bề mặt. Vì vậy, những nét vẽ càng khó bị loại bỏ.
Sau khi được "tô điểm" bởi "tác phẩm nghệ thuật" của con, bà mẹ ngay lập tức gửi chiếc túi đến trung tâm phục hồi túi Handbag Clinic, Newcastle, Anh.
Tại trung tâm, các nhân viên nhận thấy chiếc túi gần như bị "phá hủy" hoàn toàn bởi nét vẽ bằng mực xanh. Rất nhiều người cảm thấy xót xa sau khi nhìn thấy món đồ hàng hiệu bị làm bẩn.
Nhân viên tại Handbag Clinic chia sẻ: "Chúng tôi làm sạch mực một cách cẩn thận. Sau đó, chúng tôi dùng sắc tố metallic đặc biệt để loại bỏ vết bẩn".
May mắn cho người phụ nữ vì chiếc túi đã được làm sạch hoàn toàn. Những nét vẽ nghịch ngượm trước đó hoàn toàn biến mất.
Quy trình phục hồi túi Chanel trở lại vẻ ngoài ban đầu. Ảnh: Handbagclinic.
Theo Who What Wear, việc mua túi xách đến từ nhà mốt xa xỉ giống như sự đầu tư. "Bộ ba thần thánh" bao gồm Chanel, Louis Vuitton và Hermès có những chiếc túi rất đắt đỏ. Nhiều thiết kế của các thương hiệu xa xỉ này không bao giờ lỗi mốt. Thậm chí, giá thành của chúng còn ngày càng tăng theo thời gian.
Thợ sửa túi hiệu Hong Kong: 'chẳng có gì tôi không làm được' Với kinh nghiệm hơn 40 năm, Denny Ng khẳng định một số chiếc túi hàng hiệu không được làm bằng loại da tốt ngay từ đầu. Lên tầng cao nhất của một tòa nhà văn phòng sang trọng ở quận Tsim Sha Tsui của Hong Kong (Trung Quốc), phóng viên SCMP bắt gặp Denny Ng và hai nhân viên làm việc trong không...