Bất chấp cảnh báo, nam thanh niên vẫn “yêu” bé gái đến có thai
Dù các cơ quan chức năng đã răn đe, tuyên truyền về mối tình với bé gái dưới 16 tuổi là vi phạm pháp luận nhưng nam thanh niên ở Bình Định vẫn bất chấp.
Sáng 7-2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Đỗ Văn Nam (19 tuổi; ngụ phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi, theo khoản 2 điều 142 Bộ luật Hình sự.
Ảnh minh hoạ
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy từ năm 2021, phát hiện Đỗ Văn Nam và H.T.L. (sinh năm 2010, ngụ thị xã Hoài Nhơn) có biểu hiện yêu đương, Công an phường Hoài Đức cùng các ban, ngành, đoàn thể phường đã gọi hỏi, răn đe, giáo dục, tuyên truyền pháp luật; đồng thời yêu cầu gia đình Nam và L. quản lý giáo dục con em, không để dẫn đến hậu quả xấu phải bị xử lý hình sự.
Thê nhưng Nam và L. vẫn bất chấp sự khuyên can của gia đình, răn đe của pháp luật, tiếp tục quan hệ yêu đương. Sau đó, L. bỏ học, cùng Nam sang phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn thuê nhà ở trọ, sinh sống như vợ chồng.
Trong quá trình sinh sống ở phường Bồng Sơn, Nam và L. thường xuyên quan hệ tình dục dẫn đến có thai. Hiện L. đã mang thai hơn 8 tháng.
Video đang HOT
Khi nào chồng 'lấy trộm' tiền của vợ bị khởi tố hình sự?
Nếu chồng trộm tiền của vợ thì cơ quan chức năng cần làm rõ tài sản bị lấy là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người vợ.
Nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng của người vợ thì không thể xử lý hình sự của người chồng.
Tang vật của vụ án chồng trộm tiền của vợ ở Quảng Nam
Chồng lấy trộm tiền của vợ bị xử lý hình sự
Mới đây, chiều ngày 31/1/2023, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Quảng Nam) tiếp nhận tin báo của Công an huyện Thăng Bình về việc nhà bà Nguyễn Thị M. (54 tuổi, trú tại xã Bình Minh, huyện Thăng Bình) bị kẻ gian đột nhập, trộm cắp tài sản. Tổng cộng, số tiền bà M. bị mất trong két sắt gần 3 tỷ đồng cùng nhiều trang sức có giá trị cất giữ trong phòng ngủ.
Sau khi thu thập thông tin, ngày 1/2, Phòng Cảnh sát hình sự đã tạm giữ hình sự Đinh Văn T. (54 tuổi, trú tại xã Bình Minh, là chồng của bà M.) để điều tra, làm rõ vụ nghi phạm này phá két sắt lấy tiền cùng trang sức của vợ. Tại thời điểm thực hiện hành vi trên, ông T. và bà M. đang ly thân.
Sau khi sự việc được thông tin, dư luận đã có ý kiến trái chiều. Theo đó, có ý kiến cho rằng hành vi của ông T. không vi phạm pháp luật, bởi lẽ cả hai đang là vợ chồng. Việc chồng lấy tiền của bà M. là tiền của chung vợ chồng nên không thể xử lý về hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, hành vi của ông T. là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý hình sự do cả hai đã ly thân.
Liên quan đến vụ việc trên, luật sư Đinh Đức Duy, Văn phòng Luật sư Kết Nối (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, trong vụ việc này cơ quan điều tra cần làm rõ tài sản do người chồng lấy là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người vợ.
Theo luật sư Duy, pháp luật Việt Nam có quy định về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể, tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Đồng thời, vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo quy định tại Điều 213 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Lâu nay, nhiều người quan niệm đã là vợ chồng thì của chồng công vợ, tiền chồng là tiền vợ và tiền vợ là tiền chồng. Do đó, nhiều người cho rằng tất cả tài sản của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung, việc người chồng lấy tiền là tài sản chung, không vi phạm pháp luật.
Trên thực tế, số lượng các vụ việc hai vợ chồng có mâu thuẫn về tài sản rất nhiều, tuy nhiên các vụ án hình sự liên quan đến tài sản của vợ chồng chiếm số lượng rất ít, cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật để đánh giá khách quan, toàn diện. Mặc dù pháp luật quy định tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nhưng không phải là tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung vợ chồng.
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, giữa vợ chồng vẫn có thể có tài sản riêng gồm tài sản mà mỗi người có trước trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng, được cho tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản thỏa thuận là tài sản riêng...
Về nguyên tắc thì tài sản riêng của ai thì sẽ do người đó quản lý, sử dụng, định đoạt. Hành vi xâm phạm đến tài sản riêng là vi phạm pháp luật.
Luật sư Đinh Đức Duy, Văn phòng Luật sư Kết Nối, Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Chồng lấy trộm tiền của vợ bị xử lý như thế nào?
Luật sư Duy cho rằng, đối với vụ việc này, cơ quan điều tra cần làm rõ tài sản bị trộm cắp là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng của người vợ.
Trong trường hợp có căn cứ chứng minh được số tài sản đó là tài sản riêng của vợ, người chồng biết rõ nhưng vẫn lén lút thực hiện hành vi vi phạm để chiếm đoạt thì sẽ bị xử lý hình sự về tội "Trộm cắp tài sản" theo quy định tại Khoản 4 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, với khung hình phạt từ 12 đến 20 năm tù.
Trường hợp không có cơ sở xác định đây là tài sản riêng của người vợ thì đây là tài sản chung vợ chồng. Theo đó, tài sản của hai vợ chồng phải được phân chia theo thỏa thuận hoặc một bản án có hiệu lực của cơ quan Tòa án.
Nếu chưa xác định được phần của mỗi người là bao nhiêu trong tài sản bị lấy thì không thể xác định được số tài sản người chồng chiếm đoạt là bao nhiêu. Do đó, dù người chồng có hành vi lén lút nhưng vẫn chưa đủ cơ sở, căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự cũng như xử lý hành vi của người chồng.
Tiến sĩ Đặng Anh Quân trong vụ án Nguyễn Phương Hằng hiện nay thế nào? Liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, dư luận đang quan tâm có đủ cơ sở xử lý hình sự tiến sĩ Đặng Anh Quân hay không? Ngày 3-2, một nguồn tin cho biết tiến sĩ Đặng Anh Quân vẫn đang tham gia công tác giảng dạy tại Trường Đại học Luật TP HCM. Lãnh đạo Trường Đại học Luật TP...