Bất chấp căng thẳng, Úc vẫn kiếm được tiền từ Trung Quốc
Dù căng thẳng giữa Trung Quốc và Úc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, giao thương giữa 2 nước vẫn duy trì ổn định, thậm chí, còn tăng mạnh ở một số lĩnh vực, theo các dữ liệu cập nhật mới nhất về xuất nhập khẩu và các ngành.
Bất chấp căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Úc, giao thương giữa 2 nước vẫn duy trì ổn đinh. Ảnh: ABC
Tờ SCMP hôm 14/7 đưa tin, xuất khẩu tổng thể của Úc sang Trung Quốc gia tăng từ giữa tháng 3 đến tháng 5/2020 – giai đoạn Bắc Kinh đang dần phục hồi kinh tế sau thời gian dài thực hiện phong tỏa chống đại dịch Covid-19.
Theo số liệu thương mại quốc tế do Cục Thống kê Úc công bố hồi đầu tháng 7, xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc, ngoại trừ dịch vụ, tăng 8% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5/2020, ở mức 13,6 tỷ đô Úc (9,4 tỷ USD).
Bắc Kinh một lần nữa là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Canberra trong tháng 5, vượt xa Tokyo (3,8 tỷ đô Úc) và Washington (2,3 tỷ đô Úc).
Video đang HOT
Tổng xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc tăng trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 5/2020, trong khi chỉ số này ở Nhật và Mỹ lại sụt giảm lần lượt là 9% và 7%. Tuần trước, các chuyến hàng quặng sắt của Úc được vận chuyển tới Trung Quốc từ cảng Hedland – trung tâm xuất khẩu hàng đầu thế giới ở Tây Úc, đã đánh dấu mức tăng kỷ lục 46,2 triệu tấn trong tháng 6, theo Reuters. Các lô hàng trong tháng 5 cũng tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bất chấp việc Bắc Kinh cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà cung cấp lớn của Canberra hồi tháng 5, thịt bò và gia súc Úc xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn có tín hiệu tích cực.
Lô gia súc sống miễn thuế đầu tiên của Úc được xuất khẩu tới tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, hồi tuần trước. Tân Hoa xã cho hay, Trung Quốc có kế hoạch nhập thêm 10.000 gia súc sống của Úc vào 6 tháng cuối năm.
Hai tuần trước, lượng thịt bò Úc xuất khẩu sang Trung Quốc thậm chí còn vượt quá mức cho phép trong quy định thương mại tự do. Điều này khiến việc xuất khẩu thịt bò của Úc tới Trung Quốc trong tương lai sẽ không còn nhận được mức thuế quan ưu đãi theo hiệp định thương mại tự do Trung – Úc.
Thuế quan sẽ tăng lên mức 12 – 25% thay vì 4,8-10%. Điều này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Úc trong phần còn lại của năm cho tới khi thuế quan được khôi phục ở mức ưu đãi thấp hơn vào năm 2021.
Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng thịt bò xuất khẩu đông lạnh từ Úc sang Trung Quốc tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng nếu so sánh từ tháng 5 đến tháng 6/2020, chỉ số này giảm 25% so với cùng kỳ năm 2019 vì lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Úc của Trung Quốc.
Căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Úc leo thang sau khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19, xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc.
Bắc Kinh đáp trả bằng một loạt sắc thuế với lúa mạch Úc, cấm nhập khẩu thịt bò từ 4 nhà cung cấp lớn ở Úc và cảnh báo công dân Trung Quốc hạn chế tới Úc du lịch hay học tập.
Mới đây nhất, Úc lại có động thái được xem là “chọc giận” Trung Quốc khi Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong và trao thị thực tạm thời, tạo điều kiện cho người Hong Kong được cư trú tại Úc sau khi Trung Quốc đại lục áp luật an ninh mới với đặc khu này.
Australia không đảm bảo quyền cư trú cho người Hong Kong
Bộ trưởng Australia hôm nay tuyên bố "không đảm bảo" quyền cư trú cho người Hong Kong, sau khi hứa hẹn về "vùng an toàn" cho họ hồi đầu tháng.
Quyền Bộ trưởng Di trú Australia Alan Tudge hôm nay nói rõ Australia không đảm bảo sẽ cấp thị thực thường trú cho người Hong Kong.
"Chúng tôi muốn nói rằng người Hong Kong sẽ có cơ hội nộp đơn đăng ký thường trú ở Australia, nhưng nếu có bất kỳ vấn đề an ninh nghiêm trọng liên quan tới người đó, họ sẽ bị gửi trở lại đặc khu", Tudge nói trong chương trình Insiders của đài ABC.
Quyền Bộ trưởng Di trú Alan Tudge trong cuộc họp báo tại Canberra tháng này. Ảnh: SMH.
Để được cấp quyền thường trú, người Hong Kong vẫn phải vượt qua bài kiểm tra nhân thân, an ninh quốc gia và nhiều thứ tương tự, theo Quyền Bộ trưởng Tudge. Ông thêm rằng hàng nghìn người Hong Kong ở Australia có thị thực học tập hoặc làm việc đã được cho phép gia hạn tới 5 năm.
Ước tính khoảng 10.500 sinh viên và 1.500 lao động Hong Kong đang ở Australia. Họ có thể nộp đơn xin tị nạn nếu chứng minh họ sẽ gặp nguy hiểm nếu trở lại đặc khu. Tudge nói rằng đã có 137 người nộp đơn xin ở lại theo hình thức này.
Tuyên bố của Quyền Bộ trưởng Tudge đưa ra sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 2/7 cho biết tình hình ở Hong Kong "rất đáng lo ngại" và chính phủ của ông "rất tích cực" xem xét các đề xuất để chào đón cư dân Hong Kong. Morrison thậm chí đã hứa hẹn xem xét về "vùng an toàn" cho người dân Hong Kong.
Động thái của Australia đến sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới của Hong Kong hôm 30/6. Luật mới sẽ hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm an ninh. Nhiều quốc gia lo ngại luật này sẽ làm suy yếu chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho đặc khu Hong Kong mức độ tự trị cao.
Nhiều người cho rằng các tuyên bố của Australia sẽ làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng với Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả mạnh mẽ các động thái của Canberra. "Australia sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả", Triệu Lập Kiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói hôm 9/7.
Dịch Covid-19 tại Australia bước vào giai đoạn nguy hiểm Dịch Covid-19 tại bang Victoria của Australia đã phát triển đến mức "nguy hiểm" khi số ca mới tiếp tục tăng nhanh. Thủ hiến bang Victoria của Australia Daniel Andrews hôm nay (12/7) cho biết dịch Covid-19 tại bang này đã phát triển đến mức "nguy hiểm" và bang Victoria đang phải ở trong giai đoạn khó khăn khi có thêm 273 ca...