Bất chấp các lệnh trừng phạt, sản lượng dầu thô của Iran tăng 140.000 thùng/ngày
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, trong báo cáo công bố mới đây, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết sản lượng dầu thô của Iran trong năm 2022 đã ở mức trung bình 2,54 triệu thùng/ngày, tăng 140.000 thùng/ngày so với năm 2021.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo này, Iran đã sản xuất trung bình 2,56 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong quý cuối cùng của năm 2022, trong đó riêng sản lượng tháng 12/2022 đạt 2,58 triệu thùng/ngày. Theo đó, sản lượng dầu thô của Iran trong tháng 12/2022 ghi nhận mức tăng 20.000 thùng so với tháng trước đó và tăng 130.000 thùng so với cùng kỳ năm 2021.
EIA ước tính doanh thu từ dầu mỏ của Iran trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt 34 tỷ USD, thấp hơn 5 tỷ USD so với doanh thu bán dầu thô của nước này trong cả năm 2021. Doanh thu dầu thô của Iran trong giai đoạn từ tháng 1-7/2022 cao gấp đôi doanh thu năm 2020.
Video đang HOT
Điều này cho thấy tác động của các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này đang giảm dần. Iran đã thu được 17 tỷ USD từ việc bán dầu mỏ trong năm 2020 và 39 tỷ USD năm 2021. EIA dự đoán Iran sẽ đạt tổng doanh thu dầu mỏ 58 tỷ USD trong năm 2022.
Iran đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu dầu thô trong năm 2022 khi nước này thực hiện các chiến lược mới để vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong “Báo cáo Thị trường Dầu mỏ” được công bố hồi đầu tháng này, IEA ước tính sản lượng dầu của Iran trong tháng 12/2022 đạt 2,72 triệu thùng/ngày, qua đó đưa quốc gia Trung Đông này lên vị trí thứ 4 trong số các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).
Trong diễn biến khác, Công ty Hóa dầu quốc gia Iran (NPC) cho hay kim ngạch xuất khẩu hóa dầu của nước này đã đạt 18 tỷ USD trong 10 tháng kể từ đầu năm 2022 (bắt đầu từ ngày 21/3/2022 theo lịch Iran) so với mức 15 tỷ USD của cả năm 2021. Iran có kế hoạch nâng công suất sản xuất hóa dầu hàng năm lên 90 triệu tấn.
Ngành hóa dầu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phi dầu mỏ của Iran vì xuất khẩu hóa dầu là nguồn doanh thu lớn thứ hai của nước này sau dầu thô. Xuất khẩu hóa dầu hiện chiếm gần 33% tổng giá trị xuất khẩu phi dầu mỏ của quốc gia trên.
Iran nhấn mạnh vai trò quan trọng giúp cân bằng thị trường dầu mỏ
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji nhấn mạnh thị trường dầu mỏ toàn cầu cần có nguồn cung "vàng đen" của Iran để đáp ứng nhu cầu hiện nay và duy trì tính cân bằng cung-cầu.
Một cơ sở khai thác dầu của Iran ở đảo Khark. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Shana ngày 4/2 dẫn lời Bộ trưởng Oji nêu rõ nếu các nước tiêu thụ dầu trên thế giới không hài lòng với giá dầu thô và các mức cung hiện nay, Iran đề nghị nhanh chóng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào nước này. Thị trường toàn cầu đang cần nguồn cung dầu thô từ Iran và Tehran sẵn sàng cung cấp nguồn cung cho các thị trường thế giới càng sớm càng tốt.
Cũng theo người đứng đầu Bộ Dầu mỏ Iran, trong cuộc họp mới đây, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , đã nhất trí tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong tháng 3/2022. Ông Oji lưu ý rằng OPEC đã nhấn mạnh việc theo dõi liên tục và thường xuyên các diễn biến trên thị trường để thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm duy trì sự ổn định của thị trường dầu mỏ.
Về điều kiện thị trường hiện nay, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran nêu rõ các số liệu gần đây cho thấy thị trường dầu mỏ toàn cầu đang hướng tới sự cân bằng và ổn định, bất chấp những lo ngại về sự bùng phát của biến thể Omicron, nhờ các chỉ số kinh tế trên thế giới được cải thiện, đặc biệt tại các quốc gia tiêu thụ dầu hàng đầu. Theo quan chức này, các thành viên OPEC cũng hài lòng với tình hình hiện nay của thị trường dầu mỏ.
Liên quan đến dự báo của một số tổ chức quốc tế cho rằng giá dầu thô sẽ tăng lên 100 USD/thùng, Bộ trưởng Oji nêu rõ: "Về cơ bản, mục tiêu của OPEC không phải là xác định giá dầu trên thị trường. Giá dầu toàn cầu được xác định dựa trên một tập hợp các chỉ số cung-cầu và tất cả các nước thành viên OPEC đều tìm kiếm một mức giá hợp lý cho cả nhà sản xuất, người tiêu dùng và nền kinh tế toàn cầu. Các thành viên OPEC hài lòng với tình hình thị trường hiện nay và sẽ tiếp tục nỗ lực để củng cố thị trường".
Bộ trưởng Oji cũng kêu gọi dỡ bỏ càng sớm càng tốt các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ chống lại Iran để đưa quốc gia Trung Đông này trở lại thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Xuất khẩu dầu của Nga sụt giảm mạnh sau một tuần bị trừng phạt Theo hãng tin Bloomberg, khối lượng xuất khẩu dầu thô của Nga đã sụt giảm 54% trong tuần đầu tiên bị trừng phạt. Nhân viên làm việc tại trạm nén khí đốt ở Ihtiman, Bungaria. Ảnh: AFP/TTXVN Các chuyến hàng dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga đã sụt giảm 1,86 triệu thùng/ngày, tương đương với 54%, sau khi phương Tây...