Bắt cặp vợ chồng mê trò ‘đỏ đen’
Ngày 27/5, Công an huyện Bình Chánh, TP HCM ra quyết định tạm giữ 8 đối tượng để tiếp tục điều tra, xử lý về hành vi “đánh bạc” và “tổ chức đánh bạc”.
Trước đó, chiều ngày 25/5, các chiến sĩ trinh sát ập vào, bắt quả tang sòng bạc chuyên nghiệp được tổ chức tại một ngôi nhà trên địa bàn âp 6, xa Hưng Long, huyên Binh Chanh.
Trong số 20 đối tượng bị bắt quả tang, có đến 10 “quý bà” có mặt tại đây. Bên cạnh đó, công an còn thu giữ tại hiện trường 34 triệu đồng, 9 ĐTDĐ cùng nhiều bộ bài tây.
Con bạc bị bắt giữ.
Sòng bạc này do vợ chồng Nguyễn Hoàng Vũ (1976) và vợ là Lê Thị Thùy Trâm (1979) đứng ra tổ chức, điều hành, bắt đầu hoạt động từ khoảng tháng 2/2010 đến nay. Mỗi ngày, vợ chồng Vũ mở cửa đón con bạc từ trưa và sát phạt nhau đến chiều tối với hình thì bài cào, sau mỗi ván nhà cái phải bỏ tiền xâu từ 20.000 đồng- 50.000 đồng tùy theo mức độ thắng thua.
Video đang HOT
Ngoài việc tổ chức đánh bạc, tham gia đánh bạc, vợ chồng Vũ còn tổ chức ghi đề cho người dân sống tại địa phương chơi và giao trực tiếp cho Nguyễn Hải Đăng (cháu của Vũ) quản lý.
Nguyễn Đăng
Theo Bưu Điện Việt Nam
Sinh viên 'đú' có khi nào qua cơn mê?
Cá độ bóng đá, hy vọng "làm giàu không khó" của nhiều sinh viên trong cơn mông muội. (Ảnh minh hoạ)
Thủ tục cho sinh viên vay nặng lãi hết sức đơn giản: chỉ cần được người quen giới thiệu, đưa chứng minh nhân dân hoặc thẻ sinh viên ra cầm cố và ký vào tờ giấy vay nợ viết tay là được "rót" tiền. Nhiều sinh viên vì vay tiền quá dễ, sẵn sàng ném vào các cuộc "đỏ đen" nên sớm trở thành con nợ...
Có trường học là có cho vay nặng lãi
Xung quanh các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội đều có các hiệu cầm đồ, cho vay nặng lãi. Sinh viên tên Long, học tại ĐH Kinh doanh công nghệ Hà Nội, kể: "Vì cần hai triệu trả tiền bắt bóng, em nhờ anh bạn giới thiệu với một phụ nữ tên Trang tại ngõ Hòa Bình 7, Minh Khai, để vay tiền. Thủ tục hết sức đơn giản, ký vào giấy viết tay, đặt thẻ sinh viên là nhận tiền. Thời gian vay là 10 ngày và chủ cắt luôn phí 20.000 đồng/ngày. Đấy là quen, nếu không chắc chắn mình phải có đồ thế chấp".
Tương tự, tại khu vực ký túc xá Mễ Trì (Lương Thế Vinh, Thanh Xuân, Hà Nội) có các ông chủ tên T. và Đ. đứng ra cho sinh viên vay tiền lãi cao. Những sinh viên mắc phải hai chủ này chủ yếu là những người ham lô đề, cờ bạc và rượu chè. T. sẵn sàng đứng ra nhận ghi lô đề cho sinh viên khi được gọi điện báo. Nếu trúng T. sẽ cắt luôn phần lãi 10 - 15% ngày, còn không số tiền đó sẽ được ghi vào giấy nợ với khoản thế chấp là xe máy của T.
Sinh viên G., Khoa Văn, ĐH KHXH-NV cho hay: "Vay có 5 triệu, nhưng lãi mẹ đẻ lãi con, đến khi ra trường mình vẫn còn chưa trả hết nên họ về tận nhà để đòi". Một sinh viên tên V.T., khoa Ngôn Ngữ, được bạn giới thiệu đến vay 4 triệu đồng, vì không có tiền để thanh toán nên sau 3 tháng số nợ đã lên đến hơn 20 triệu đồng.
Thủ tục cho vay dễ dàng,khiến nhiều SV sập bẫy vay nợ lãi nặng của các hiệu cầm đồ. (Ảnh minh hoạ)
Tại khu vực gần ĐH Công nghiệp Hà Nội, các cửa hiệu cầm đồ mọc lên nhan nhản. Ông Phạm Văn Lợi, thôn Nguyên Xá (Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội), chủ một cửa hiệu cầm đồ cho biết: "Sinh viên cầm cố thẻ, bằng tốt nghiệp... vay tiền có tới cả ngàn người. Không trả tụi tôi lên đến tận trường săn đòi".
Trốn học, lừa cha mẹ
Bị chậm một năm do bỏ học và không đáp ứng đủ số trình học, sinh viên Đ.V.Doanh (ĐH Mỏ - Địa chất) chua chát: "Ngoài em ra có vài anh em chơi với nhau trong trường cũng mắc phải nạn vay nặng lãi. Vay thì dễ, trả thì khó, nợ nhiều quá chẳng có tâm trí đâu mà học, muốn gỡ lại nhưng càng gỡ càng chết". Cũng là nạn nhân của vấn nạn này, sinh viên N.V.C, SV năm thứ 2, ĐH GTVT vừa phải bỏ học. Hai tháng trước, C. đã cắm thẻ SV vay 13 triệu đồng cùng với tiền ghi lô đề nợ tổng lên đến 51 triệu. Do không có tiền trả nên chủ đã ép phải ghi giấy nợ số tiền 82 triệu đồng (gồm cả lãi và gốc).
Những ngày lân la các tiệm cầm đồ quanh các trường đại học, người viết còn chứng kiến cảnh một người mẹ lên trả tiền 13 triệu đồng con mình học ở trường ĐH KHTN. Chân đất, đầu đội nón mê, bọc tiền gói vào cái áo mưa, bà thều thào nói với chủ hiệu tên Tấn: "Bán trâu, tivi và thóc... nhưng vẫn còn thiếu hai triệu, anh cho cháu xin". Chấp nhận giảm cho bà hai triệu, nhưng bà mẹ vừa rời cửa hiệu, Tấn cho biết: "Cả gốc và lãi nó chỉ nợ có 7 triệu thôi, nó báo tăng để để lấy tiền tiêu tiếp...".
Cảnh báo SV việc vay nợ bên ngoài với lãi suất cao "Chúng tôi chưa thấy khoa nào báo cáo về chuyện chủ cửa hàng cầm đồ gửi giấy sinh viên vay nợ về khoa. Các em vay với số tiền lớn không có khả năng trả nợ, đó là việc cá nhân, là quan hệ với xã hội. Nhà trường không căn cứ vào việc sinh viên vay nợ để buộc thôi học hay cấm thi. Tôi cho rằng, việc các em đến hàng cầm đồ vay tiền không phải dùng cho việc học hành mà chỉ để tiêu xài. Hằng năm, vào đầu năm học mới, trường đều tổ chức khóa học về chính trị, phổ biến quy định về sinh viên nghèo được vay vốn ưu đãi học tập và lưu ý và cảnh báo các em việc vay nợ bên ngoài với lãi suất cao".
Theo báo Đất Việt
Tay chân bị lạnh hãy ăn nhiều thực phẩm màu đen Theo Trung y thì việc tay chân hay bị lạnh là do máu lưu thông không đều hoặc do thiếu máu... Đặc biệt phụ nữ thời kỳ mãn kinh do tuyến nội tiết mất ổn định nên cũng ảnh hưởng tới việc lưu thông máu khiến cho chị em đôi khi có cảm giác bị lạnh bất thường. Chính vì vậy bạn cần...