Bất cập từ tổ chức không gian vỉa hè
Nhằm tạo cảnh quan đô thị, TP Hà Nội đã có chủ trương sơn kẻ vạch vỉa hè, tách biệt khu vực để phương tiện và phần dành cho người đi bộ.
Đây là một chủ trương đúng đắn nhằm đảm bảo quyền lợi của người đi bộ. Thế nhưng, tại một số tuyến đường, khu vực, việc sơn kẻ một cách cứng nhắc đã khiến vỉa hè vô tình trở thành của riêng.
Mặc dù đã sơn kẻ vạch phục vụ việc sắp xếp phương tiện nhưng nhiều cửa hàng vẫn chiếm dụng để kinh doanh.
Theo quy định của UBND TP Hà Nội, việc sắp xếp phương tiện ( xe đạp, xe máy) tại vỉa hè các tuyến đường phải thực hiện theo nguyên tắc: Khu vực sắp xếp là phía sát tường nhà dân, đầu xe hướng vào trong, cách tường hoặc công trình trên vỉa hè 0,2m, bảo đảm tối thiểu 1,5m dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, thực tế tại một số tuyến đường, dù vỉa hè không đảm bảo điều kiện để sắp xếp phương tiện nhưng chính quyền các địa phương vẫn tổ chức sơn kẻ vạch… khiến việc di chuyển của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Đơn cử tại phố Nguyễn Văn Tuyết (quận Đống Đa), nhiều đoạn vỉa hè chỉ rộng khoảng 2m, sau khi được sơn kẻ vạch, phần dành cho người đi bộ chỉ khoảng… 30cm. Cũng trên tuyến đường này, nhiều đoạn phần được kẻ vạch nhằm mục đích sắp xếp phương tiện lại rộng hơn rất nhiều so với phần đường dành cho người đi bộ. Điều này khiến việc di chuyển của các phương tiện gặp rất nhiều khó khăn.
Trao đổi với phóng viên, một người dân trên phố Nguyễn Văn Tuyết bức xúc cho biết, theo quy định, sau khi sơn kẻ vạch, phần vỉa hè sát tường nhà dân sẽ là nơi sắp xếp phương tiện. Vậy nhưng, một số hộ kinh doanh lại ngang nhiên biến khu vực này thành nơi kinh doanh trước sự thờ ơ của các lực lượng chức năng. “Khi tiến hành sơn kẻ vạch, dường như các hộ kinh doanh đã mặc định đó là của riêng và thản nhiên bày bàn ghế tràn khu vực sắp xếp phương tiện khiến việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn” – một người dân cho biết.
Theo ông Trần Hữu Minh – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia, chức năng của vỉa hè là phục vụ người đi bộ – vận tải phi cơ giới, giúp phân tách người đi bộ với các phương tiện vận tải và xe cơ giới để bảo đảm ATGT. Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều thống nhất vỉa hè là phục vụ cho người đi bộ, các hoạt động phi cơ giới, còn lòng đường phục vụ phương tiện cơ giới. Tuy nhiên, cần hiểu điều này trên góc độ tương đối vì người đi bộ vẫn phải sử dụng lòng đường ở những vị trí nhất định và phương tiện cơ giới vẫn phải đi qua vỉa hè để tiếp cận vào nhà dân.
Chính vì vậy, trong tổ chức giao thông liên quan tới không gian vỉa hè, đối tượng cần được ưu tiên số một phải là người đi bộ. Sau đó, nếu không gian cho phép, mới tính đến việc đáp ứng các nhu cầu khác. Theo QCVN 07:2010/BXD của Bộ Xây dựng, chiều rộng tối thiểu cho một làn đi bộ một chiều là 0,75m, như vậy không gian đi bộ trên một bên vỉa hè ít nhất phải đáp ứng là 0,75 x 2 = 1,5m. “Nếu việc kẻ vạch ranh giới tại một số nơi dẫn tới việc thu hẹp không gian cho người đi bộ xuống dưới mức yêu cầu, làm người đi bộ không thể đi lại thuận tiện do vướng cột điện, gốc cây, buộc phải đi sang không gian khác gây mất ATGT thì cần phải sửa chữa khắc phục ngay” – ông Trần Hữu Minh cho biết.
Đừng làm theo kiểu "bắt cóc bỏ dĩa"
Rất nhiều lần, cơ quan chức năng và chính quyền các quận, huyện trên địa bàn TP HCM thường xuyên ra quân lập lại trật tự đô thị.
Những lúc như thế, lòng lề đường thông thoáng, vỉa hè mới thực sự là của... người đi bộ.
Thế nhưng, sau những đợt ra quân lập lại trật tự ấy, tình trạng lấn chiếm lòng lề đường lại diễn ra tràn lan ở mọi nơi. Tại khu vực trung tâm TP, người dân chiếm vỉa hè phía trước nhà để buôn bán. Không ít khu phố, góc đường và cả những tuyến phố đi bộ cũng trở thành điểm tập kết bán hàng của nhiều xe hàng rong. Quanh khu vực Công viên 23 Tháng 9, Công viên Tao Đàn, Hội trường Thống Nhất, chợ Bến Thành, đường Phạm Ngũ Lão, đường Đề Thám..., tình trạng người buôn bán hàng rong, chèo kéo, đeo bám khách du lịch rất lộn xộn, nhếch nhác, làm phiền lòng du khách. Ở hầu hết các tuyến đường, cứ vào buổi chiều, hàng rong xe đẩy tràn hết xuống lòng đường, gây ùn tắc và làm mất an toàn giao thông. Đáng nói, nhiều quận, phường, tổ dân phố..., đã cắt cử người làm công tác giữ gìn trật tự và hạn chế tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè nhưng vẫn không xử lý được dứt điểm.
Nhiều vỉa hè bị chiếm để kinh doanh
Để xây dựng văn minh đô thị, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cơ quan chức năng, chính quyền các địa bàn cần phải kiên quyết và mạnh tay trong việc xử lý các trường hợp cố tình vi phạm lấn chiếm lòng lề đường. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên và tổ chức sắp xếp lại các điểm mua bán phù hợp, nhất là đối với các xe mua bán hàng rong, để họ có nơi buôn bán mưu sinh. Bên cạnh đó, cần kiên trì và ra quân thường xuyên, đừng làm theo kiểu lâu lâu mới ra quân theo phong trào, bởi như vậy không khác nào "bắt cóc bỏ dĩa", hay "ném đá ao bèo"..
5 phố đi bộ ở Sài Gòn dự kiến tổ chức thế nào 5 tuyến mới đề xuất cùng 2 phố Nguyễn Huệ, Bùi Viện sẽ hình thành khu phố đi bộ liên hoàn, kỳ vọng đẩy mạnh phát triển du lịch, kinh tế đêm cho trung tâm TP HCM. Theo phương án của đơn vị xây dựng đề án là Trung tâm quản lý khai thác hạ tầng (Sở Giao thông Vận tải TPHCM) 5...