Bất cập trong khu cách ly tập trung ở TP.HCM
Đoàn kiểm tra đề nghị cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế, bổ sung khẩu trang N95 cho người trực tiếp phục vụ công dân đang được cách ly.
Ngày 5/7, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế thuộc Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế hỗ trợ TP.HCM đã kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại các khu cách ly tập trung.
Đoàn kiểm tra gồm ông Nguyễn Huy Cường, Phó trưởng phòng Quản lý Sức khỏe Môi trường và Hóa chất, Cục Quản lý Môi trường Y tế và ông Nguyễn Đình Trung, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Viện Sức khỏe Nghề nghiệp và Môi trường. Đoàn kiểm tra này đã đến khu cách ly quận 10 (đang cách ly 148 công dân, 10 F0 được phát hiện tạ đây) và Ký túc xá Đại học Sài Gòn (đang cách ly 210 công dân, 50 F0 được phát hiện tại đây).
Đoàn kiểm tra tại khu cách ly KTX Đại học Sài Gòn, 99 An Dương Vương, Quận 8. Ảnh: HT.
Theo đoàn kiểm tra, khu cách ly đã hoạt động ổn định. Tuy nhiên, nơi này còn một số tồn tại như rác thải ở khu vực tầng của người cách ly bừa bãi, thiếu phòng đệm cho nhân viên y tế, cán bộ phục vụ để mặc, tháo bỏ đồ bảo hộ trước và sau khi ra vào nơi ở của người đang cách ly; chỗ ở của dân quân tự vệ vệ sinh rất kém, lộn xộn; khu vực thải bỏ đồ phòng hộ, chỗ tập kết rác thiếu mái che.
Video đang HOT
Qua kiểm tra, Tổ thực hiện cách ly, xử lý môi trường y tế đề nghị HCDC tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực cách ly tập trung, đảm bảo đúng các quy định.
Tổ này cũng đề nghị HCDC hướng dẫn các quận, huyện triển khai quản lý và tách gộp của các mẫu dương tính. Những người xét nghiệm trong mẫu gộp không tập trung, thực hiện cách ly cùng nhau; ưu tiên dùng test nhanh để tách trước khi có kết quả xét nghiệm PCR mẫu đơn; rà soát và xây dựng kế hoạch mở mới khu cách ly tập trung để đảm bảo trong trường hợp số người cách ly lớn; thực hiện nghiêm bảo hộ, phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly; thu gom và xử lý rác thải lây nhiễm đúng quy định.
Đoàn còn đề nghị HCDC cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế cho khu cách ly, bổ sung khẩu trang N95 cho nhân viên trực tiếp phục vụ người đang được cách ly. Ngoài ra, mỗi người cách ly cần được trang bị một nhiệt kế thủy ngân để tự theo dõi nhiệt độ. Các nội quy, tài liệu truyền thông phòng chống Covid-19 cũng cần được bổ sung.
Đoàn cũng kiến nghị thành lập đoàn kiểm, tra giám sát cấp quận/huyện, chỉ sử dụng 80% công suất phòng cách ly F1 và bố trí đủ 20% số phòng để làm phòng cách ly cho F0 và F1 nguy cơ cao (F1 cùng phòng với F0).
Sở Y tế TP.HCM: Không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để cách ly F1
Đó là chia sẻ của Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch tại thành phố chiều 28/6.
Ngày 27/6, Bộ Y tế đã ra công văn đề nghị TP.HCM thực hiện việc cách ly các F1 tại nhà. Đây là vấn đề được nhiều người dân tại thành phố quan tâm.
Tại cuộc họp chiều 28/6, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, thành phố đã nhận được văn bản hướng dẫn cách ly tại nhà các trường hợp F1 ít có nguy cơ. Hiện, Sở Y tế đã giao Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) xem xét, tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 và UBND TP.HCM quyết định.
Các trường hợp F1 tại khu cách ly tập trung. Ảnh: Tú Anh.
"Văn bản hướng dẫn cách ly F1 tại nhà của Bộ Y tế tương đối cụ thể", ông Hưng nói. Tuy nhiên, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho rằng, mục tiêu cuối cùng của cách ly là an toàn của cộng đồng chứ không chỉ giải quyết bài toán về chỗ cách ly.
"Các điều kiện về cách ly tại nhà của Bộ Y tế đưa ra rất nghiêm ngặt, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để đáp ứng được", ông Hưng nói.
Ông Hưng cho biết, khi triển khai kế hoạch này, bên cạnh yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, nhân viên y tế cũng phải tham gia nên cần từng bước thí điểm trước khi nhân rộng. "Chúng ta tổ chức thận trọng thì mức độ an toàn của cộng đồng đảm bảo hơn", ông Hưng nói.
Nói về việc cách ly F1 ít có nguy cơ tại nhà ở TP.HCM, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết, các khu cách ly tập trung của thành phố quá tải, nhiều nhân viên y tế, lực lượng chức năng đang trực tại đây đã quá sức. Vì vậy, trước đó, Thứ trưởng đề xuất, thành phố cần phải cách ly các trường hợp F1 ít có nguy cơ tại nhà.
Theo Thứ Trưởng Sơn, đây là phương án mà Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 quốc gia đã bàn, thống nhất từ tháng 4, khi tình hình dịch bệnh ở các địa phương phức tạp, các khu cách ly tập trung không thể đáp ứng đủ.
Hiện TP.HCM có nhiều chuỗi lây nhiễm, nhiều ca bệnh chưa rõ nguồn lây, số trường hợp F1 phải cách ly ngày càng đông nên các điểm cách ly tập trung còn hạn chế. Hơn nữa, ở các điểm cách ly tập trung quản lý không tốt cũng có khả năng lây nhiễm chéo giữa các phòng, các tầng.
Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, việc cách ly các F1 ít có nguy cơ tại nhà phải đảm bảo về công tác y tế, lấy mẫu xét nghiệm. Đây là một điều hết sức quan trọng.
"Cách ly các F1 tại các khu nhà trọ và nhà ống san sát nhau là không thể được. Người phải cách ly tập trung mà ở trong không gian hẹp, thường xuyên đi lại từ nhà này qua nhà kia là không đảm bảo", Thứ trưởng nói.
Cũng tại cuộc họp chiều nay, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết, thời gian tới, TP HCM sẽ ngưng hoạt động các khu cách ly tập trung tại trường học, do không có nhà vệ sinh riêng nên việc ngăn chặn lây nhiễm chéo rất khó khăn.
Ông Đức cho hay việc trưng dụng các trường học làm khu cách ly tập trung đã được các nơi trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, chủng Delta dễ lây lan, nhất là khi sử dụng chung nhà vệ sinh.
"Hiện TP.HCM là một trong những địa phương thực hiện tổ chức các khu cách ly tập trung tốt nhất", ông Dương Anh Đức nói. Ông cũng cho biết, thành phố sẽ chuyển các khu cách ly theo cách cuốn chiếu, khu mới sẽ phải đạt chuẩn để đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch bệnh.
TP HCM lập thêm 3 khu cách ly tập trung Chính quyền TP HCM lập thêm 3 khu cách ly tập trung tại Khu B - ký túc xá Đại học Quốc gia, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Cao đẳng Công thương. Quyết định thành lập các khu cách ly tập trung vừa được Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức ký nhằm đáp ứng nhu cầu...