Bất cập tại ’siêu dự án’ trồng cao su ở Nghệ An – Bài 1: Không như kỳ vọng
Để thực hiện dự án trồng cao su ở Nghệ An, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An đã được tỉnh bàn giao hơn 12.500 ha đất tại các huyện miền núi: Quế Phong, Anh Sơn, Thanh Chương.
Dự án được kỳ vọng không chỉ giúp Nghệ An có thêm sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách mà còn góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội của người dân trên địa bàn.
Những giấy tờ về tranh chấp giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An với cộng đồng thôn bản tại xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong (Nghệ An). Ảnh: TTXVN phát
Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai, dự án này không chỉ chậm tiến độ, quá trình triển khai dự án còn xảy ra tình trạng tranh chấp với người dân thôn, bản – nơi triển khai dự án. Các vấn đề pháp lý của dự án như thủ tục giao đất, xin thuê đất theo quy định phải hoàn thành trước khi triển khai, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 2 bài viết phản ánh những bất cập tại “ siêu dự án” trồng cao su này.
Bài 1: Không như kỳ vọng
Nhằm tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An kịp thời trồng cao su trong vụ Thu năm 2014, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản đồng ý về chủ trương cho đơn vị này tiến hành trồng cao su trước khi UBND tỉnh có quyết định thu hồi đất. Từng được kỳ vọng sẽ tạo động lực thay đổi bộ mặt vùng miền núi Nghệ An, thế nhưng quá trình triển khai dự án, nhiều vấn đề bất cập đã nảy sinh, liên quan đến việc chồng lấn quy hoạch, tranh chấp đất đai… khiến tình trạng khiếu kiện kéo dài. Sau gần 10 năm triển khai, dự án trồng cao su của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nghệ An là một trong 5 dự án trồng rừng, cao su và dược liệu chậm tiến độ mà UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu xử lý. Hàng nghìn ha đất rừng không được sử dụng, thiếu sự chăm sóc, trông coi không chỉ tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn, phá rừng, mà còn gây lãng phí nguồn tài nguyên đất đai.
Tranh chấp kéo dài
Theo phản ánh của người dân bản Chiếng, bản Quang Vinh, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, quá trình triển khai dự án, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An đã san ủi đất và trồng cao su vào 7 ha đất tại tiểu khu 85 và 3,2 ha đất tại tiểu khu 82. Đây là những phần đất do cộng đồng dân bản quản lý đã được nhà nước giao đất, giao đất tạm thời theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp quản lý từ năm 2003, 2012. Nhân dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương, yêu cầu Công ty phải đền bù thiệt hại nhưng đến nay đã gần 10 năm, cây cao su đã lớn và cho thu hoạch, nhưng sự việc vẫn chưa được giải quyết.
Thủ tục giao đất, xin thuê đất theo quy định phải hoàn thành trước khi triển khai dự án thì sau gần 10 năm triển khai dự án, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An vẫn chưa hoàn thành.
Ông Bùi Văn Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Quế Phong cho biết, mặc dù mới được quy hoạch, chưa có quyết định giao đất, thuê đất của cấp có thẩm quyền, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An đã trồng cao su tại xã Tiền Phong và xã Hạnh Dịch. Quá trình triển khai, Công ty không thông báo cho chính quyền địa phương và người dân, không tổ chức kiểm tra, bàn giao ngoài thực địa, không tiến hành kiểm kê hiện trạng giải phóng mặt bằng trước khi thiết kế hồ sơ. Ngoài ra, đơn vị này còn trồng lấn sang khoảng 7 ha đất do người dân bản Quang Vinh quản lý và 22,6 ha thuộc tiểu khu 77 do UBND xã Hạnh Dịch quản lý. Đây là phần đất không có trong quy hoạch trồng cao su theo Quyết định 4081/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Nghệ An. Đơn vị này còn trồng lên đất được giao cho người dân bản Chiếng, xã Hạnh Dịch quản lý theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, khoảng 3,2 ha.
Video đang HOT
UBND huyện đã nhiều lần làm việc với Công ty và ban hành nhiều văn bản, kiến nghị UBND tỉnh, các sở, ngành có liên quan. Tuy nhiên, đến nay phía Công ty không phối hợp giải quyết. Để giải quyết dứt điểm vụ việc trên, UBND huyện đề nghị giải quyết theo quy định của Luật Đất đai 2013. Trường hợp hòa giải không thành công, gửi đơn đến Tòa án UBND huyện Quế Phong để được giải quyết theo quy định.
Trong khi đó, theo đại diện của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An, đơn vị này tiếp quản toàn bộ diện tích mà Tổng đội TNXP 7-XDKT Nghệ An đang quản lý theo Quyết định 1364/QĐ-UBND.ĐT ngày 26/4/2011 về việc sáp nhập Tổng đội TNXP 7-XDKT Nghệ An vào Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nghệ An của UBND tỉnh Nghệ An, trong đó có đất ở tiểu khu 82, 85. Vì vậy, đối với việc tranh chấp 7ha ở tiểu khu 85, đại diện Công ty cho rằng, năm 2012, UBND huyện Quế Phong giao đất gắn với giao rừng và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân bản Quang Vinh (ngày nay) mà không thông báo cho Công ty biết và không có quyết định thu hồi đất trong diện tích mà Công ty đang quản lý. Việc làm này chưa đúng quy định của Luật Đất đai. Riêng tại tiểu khu 82, quá trình triển khai, đơn vị đã bồi thường giải phóng mặt bằng cho 6 hộ dân (trong đó có 3,2 ha đất do Chi đoàn Đoàn Thanh niên bản Chiếng quản lý), có đại diện UBND xã Hạnh Dịch chứng kiến. Về nội dung này, Công ty đề nghị thành lập đoàn công tác kiểm tra thực địa. Trường hợp nếu diện tích này chưa chi trả tiền hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng sẽ thực hiện theo quy định của pháp luật, còn nếu diện tích này đã có bồi thường hỗ trợ, UBND xã phải thu hồi số tiền này từ các hộ đã nhận tiền và chuyển trả cho Đoàn Thanh niên.
Đề nghị kiểm tra
Sau khi được phê duyệt quy hoạch, ngày 24/7/2014, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản số 5199/UBND-NN đồng ý về chủ trương để Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An tiến hành trồng cao su trước khi UBND tỉnh thu hồi đất đối với diện tích của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển cao su Nghệ An, Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông lâm nghiệp Sông Hiếu, thống nhất với lý do để kịp trồng cao su trong vụ Thu năm 2014.
Sau đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An tiến hành trồng hàng ngàn héc-ta cao su. Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án đã nảy sinh những bất cập, được UBND huyện Quế Phong chỉ rõ. Cụ thể, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An chưa lập hồ sơ xin giao đất, thuê đất theo quy định của Luật Đất đai; quy hoạch đất trồng cao su chồng lấn với diện tích đất UBND tỉnh đã thu hồi của Lâm trường Quế Phong giao cho địa phương quản lý với diện tích khoảng 1.045 ha. Quy hoạch không phù hợp với thực tế địa phương như quá sát với khu dân cư, đầu nguồn sông suối. Công ty không phối hợp với địa phương trong việc rà soát, bóc tách điều chỉnh quy hoạch.
Ngoài ra, hơn 500 ha được quy hoạch trồng cao su thuộc rừng tự nhiên tại xã Tiền Phong (chưa tiến hành trồng cao su), chồng lấn với phương án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư của xã Tiền Phong theo đề án giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4213/QĐ-UBND ngày 20/9/2018.
Dựa trên những tồn tại đó, ngày 22/6/2020, huyện Quế Phong có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An đưa vào kế hoạch kiểm tra trong năm 2020. Đồng thời cho rằng, nếu dự án không có đủ điều kiện thực hiện đối với diện tích đã quy hoạch nhưng chưa triển khai trồng cao su thì đề xuất UBND tỉnh chủ trì cùng với các sở, ban, ngành có liên quan làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An và yêu cầu Công ty trả lại số diện tích đó để tránh tình trạng quy hoạch treo, lãng phí đất đai; không ai chịu trách nhiệm chính khi có hỏa hoạn, phá rừng xảy ra. Mặt khác, yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An thực hiện đầy đủ các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai đối với phần diện tích đã trồng cây cao su trên địa bàn huyện Quế Phong.
Theo tìm hiểu của phóng viên TTXVN, ngoài địa bàn Quế Phong, dự án trồng cao su của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển cao su Nghệ An còn triển khai ở các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, cũng đang tồn tại nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
TPHCM: Siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ lỗi hẹn đến bao giờ?
Sau nhiều lần lỗi hẹn, lãnh đạo UBND TPHCM cho biết, dự án chống ngập 10.000 tỷ của địa phương tiếp tục đình trệ do vấn đề liên quan hợp đồng.
Nhà đầu tư cùng chính quyền cần ngồi lại để tháo gỡ.
Khởi công từ năm 2016, siêu dự án chống ngập với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ của TPHCM dự kiến hoàn thành năm 2018. Tuy nhiên, đến nay, tiến độ của dự án vẫn là câu hỏi của người dân đặt ra cho các lãnh đạo thành phố mỗi lần gặp gỡ, đối thoại.
Sau nhiều lần lỗi hẹn, dự án được người dân TPHCM mong đợi nhất gần như "đứng hình" nhiều năm qua khi đã đạt hơn 90% khối lượng công việc. Mùa mưa năm 2022, kỳ vọng về việc xóa ngập cho đô thị sôi động nhất cả nước vẫn chưa thành hiện thực.
Những lần lỗi hẹn của siêu dự án
Giữa năm 2018, chủ đầu tư dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) thông báo tạm ngừng thi công khi đã hoàn thành được khoảng 70% tiến độ công việc. Đơn vị này đưa ra nguyên nhân là chính quyền thành phố chưa ký xác nhận báo cáo thanh toán giải ngân để thực hiện tái cấp vốn.
Đến tháng 8/2018, các xác nhận báo cáo còn vướng mắc đã được UBND TPHCM ký ban hành. Tuy nhiên, dự án tiếp tục phải tạm dừng để thành phố giải quyết dứt điểm các vấn đề phát sinh trong quá trình tạm dừng thi công và những vướng mắc liên quan đến đơn vị tư vấn giám sát hợp đồng.
Các cống ngăn triều của dự án chống ngập 10.000 tỷ vẫn bất động (Ảnh: H.Q.).
Sau những bất đồng giữa nhà đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát, Kiểm toán Nhà nước đã vào cuộc chỉ rõ việc tính sai, chênh lệch về vốn, chi phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng trong quá trình triển khai dự án. Ngoài ra, một số phần đất dùng để thanh toán cho nhà đầu tư chưa được UBND thành phố trình HĐND phê duyệt, thu hồi...
Ngày 26/2/2019, dự án được tái khởi động sau quá trình vào cuộc quyết liệt của UBND TPHCM nhằm giải quyết các vướng mắc còn tồn tại. Thời điểm đó, nhà đầu tư đưa ra mốc thời gian hoàn thành dự án vào quý I/2020.
Sau một năm triển khai, dự án tiếp tục phải dừng thi công vào tháng 11/2020, khi hoàn thành 90% khối lượng công việc. Nhà đầu tư cho biết, hợp đồng cũ đã hết hạn từ tháng 6/2020, tuy nhiên UBND TPHCM chưa ký phụ lục mới về thời gian hoàn thành nên dự án phải tạm dừng.
Nửa năm sau, tháng 4/2021, Thủ tướng đã ký Nghị quyết 40 nhằm gỡ vướng cho siêu dự án chống ngập của TPHCM. Theo đó, UBND thành phố chịu trách nhiệm toàn diện trong quá trình hoàn thành dự án, đồng thời thanh toán cho nhà đầu tư, loại bỏ các chi phí bất hợp lý.
Dù đã được Chính phủ gỡ vướng nhưng từ thời điểm đó đến nay, siêu dự án chống ngập gần như "dậm chân tại chỗ". Trên công trường, vật liệu xây dựng nằm yên tại nơi tập kết, khung cảnh vắng lặng vẫn bao trùm...
Dự án chống ngập 10.000 tỷ còn vướng gì?
Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết, theo tiến độ thể hiện trong các báo cáo mới nhất, dự án chống ngập 10.000 tỷ đã hoàn thành khoảng 91-93% khối lượng công việc. Tuy nhiên, công trình đang gặp tình trạng "nhà đã xây nhưng chưa hoàn công nên chưa thể ở", dự án vẫn chưa thể đi vào hoạt động.
Vướng mắc lớn nhất hiện tại của dự án nằm ở vấn đề phụ lục hợp đồng do phía nhà đầu tư đề xuất. Cụ thể, ngoài việc gia hạn thêm thời gian thi công, nhà đầu tư đã đề xuất thêm một số nội dung mới.
Người dân TPHCM kỳ vọng dự án 10.000 tỷ có thể xóa cảnh ngập nước cho địa phương (Ảnh: Hoàng Giám).
"UBND thành phố sẵn sàng ký lại phụ lục mới để gia hạn thời gian. Tuy nhiên, nhà đầu tư đã đưa thêm một số nội dung mới, thường trực UBND TPHCM đã đề nghị đàm phán lại vì phát sinh các vấn đề phải xin ý kiến cấp trên, nếu không sẽ làm thay đổi bản chất của hợp đồng", Chủ tịch UBND TPHCM thông tin.
Người đứng đầu chính quyền thành phố cho biết thêm, phía nhà đầu tư có đặt điều kiện, khi thanh toán đủ giá trị của dự án, đơn vị này sẽ đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành siêu dự án chống ngập vào cuối năm nay, chậm nhất là đầu năm sau. Tuy nhiên, việc này vẫn phụ thuộc chính vào kết quả ký phụ lục hợp đồng.
Cuối tháng 6 vừa qua, lãnh đạo UBND TPHCM đã yêu cầu chủ đầu tư dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) hoàn thành dự án, đưa vào sử dụng năm 2023.
Chủ tịch UBND TPHCM phân tích, đây là mốc thời gian để các bên ngồi lại với nhau nhằm phấn đấu. Trước mắt, để hoàn thành đúng tiến độ, dự án còn rất nhiều vướng mắc cần phải tháo gỡ.
"Đặt ra mốc thời gian đó nhưng chúng ta không làm bất chấp, không để xảy ra những sai phạm mới. Nếu để nảy sinh những vấn đề pháp lý, dự án lại tiếp tục mất thêm nhiều thời gian", ông Phan Văn Mãi lý giải.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TPHCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, giai đoạn 1, là dự án trọng điểm của thành phố, góp phần hoàn thành chương trình đột phá "Giảm ngập nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng".
Dự án được triển khai với các mục tiêu ngăn triều cường và ứng phó tác động của biến đổi khí hậu cho khu vực có diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc bờ hữu sông Sài Gòn cùng trung tâm TPHCM.
Dự án được khởi công từ giữa năm 2016, dự kiến hoàn thành trong tháng 4/2018. Tuy nhiên, những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vốn khiến tiến độ hoàn thành dự án lùi lại nhiều lần.
Nhiều uẩn khúc trong vụ lấy đất dân nghèo cấp cho người giàu Liên quan đến vụ việc hàng loạt sai phạm trong việc cấp đất 135 sai đối tượng mà Báo CAND đã phản ánh, mới đây, Thanh tra tỉnh Đắk Nông cũng đã chỉ ra nhiều bất thường. Theo Thanh tra tỉnh Đắk Nông, liên quan đến vụ việc cấp đất trái quy định cho gia đình ông Nguyễn Thanh Sơn (nguyên Giám đốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong

'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng

Ngay lúc này bến Bạch Đằng đông kín người chờ xem trình diễn drone 'vượt sức tưởng tượng'

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý

Tối nay tổng duyệt trình diễn 10.500 drone trên bầu trời TPHCM

Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm

Xe khách mất lái, nạn nhân nằm la liệt

Vụ cháy nhà ở Hoàng Mai làm 3 người chết: Chủ tịch TP. Hà Nội chỉ đạo khẩn
Có thể bạn quan tâm

Thám Tử Kiên: Kỳ Án Không Đầu - Phim trinh thám Việt đủ sức khiến Conan gọi bằng điện thoại
Phim việt
23:55:05 28/04/2025
Mỹ nhân Việt sở hữu biệt thự 40 tỷ, làm chủ 4 công ty, xuất hiện vài giây ở Lật Mặt 8 vẫn bùng nổ visual
Hậu trường phim
23:50:00 28/04/2025
Khoảnh khắc cực đẹp của Tăng Thanh Hà trong dịp đại lễ 30/4
Sao việt
23:44:18 28/04/2025
Phim Netflix mới 'Weak Hero Class 2': Quy mô 'khủng' nhưng nội dung 'nhàm'
Phim châu á
23:37:10 28/04/2025
Park Hyung Sik: Vươn đến đỉnh cao nhờ chọn đúng 'nền văn minh'
Sao châu á
23:31:23 28/04/2025
Mai Tuấn 'Mưa bụi' tiết lộ về cuộc sống khi lui về làm thầy giáo dạy Toán
Nhạc việt
23:19:21 28/04/2025
Jennifer Garner sánh vai bên người yêu sau tin đồn tái hợp Ben Affleck
Sao âu mỹ
23:11:16 28/04/2025
Chàng nhạc công dùng tiếng đàn violin chinh phục được nữ luật sư hơn tuổi
Tv show
23:08:54 28/04/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 28/4 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
22:17:29 28/04/2025
BTS và BLACKPINK được vinh danh là nghệ sĩ Kpop được yêu thích nhất năm 2025
Nhạc quốc tế
22:14:09 28/04/2025