Bất cẩn trong khi sử dụng và thay thế bình gas là tự chuốc họa vào thân
Sự bất cẩn khi sử dụng bình gas và trong quá trình thay gas không kiểm tra kỹ càng, sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao…
“Đối với bình gas thì không thể nổ được, mà chỉ có thể nổ khí gas khi bất cẩn để khuếch tán khí gas trong phòng kín, hoặc rò rỉ khí khi hệ thống vòi, dây dẫn van bếp bị hở sẽ gây hỏa hoạn khi gặp tia lửa hoặc lửa trần. Trong trường hợp khẩn cấp này, nếu ngửi thấy mùi gas sống, cần nghiêm cấm bật, tắt các công tắc điện trong nhà cũng như hành động sản sinh ra tia lửa điện. Cùng với đó, mở ngay các cửa và dùng quạt nan, bìa cứng quạt cho khí gas bay hết ra ngoài. Sau khi thực hiện các thao tác này, cần báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC để có biện pháp xử lý an toàn” – Đại tá Nguyễn Trường Sơn, Phó Trưởng CAQ Cầu Giấy cảnh báo.
Vỏ bình gas tại hiện trường vụ cháy nhà ở phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa
Nếu ai cũng thực hiện đúng các quy định về an toàn PCCC đối với việc sử dụng bếp gas, thì sẽ không xảy ra các vụ cháy, nổ liên quan đến loại khí đốt này.
Theo tài liệu của CATP Hà Nội, vụ cháy xảy ra khoảng 6h30 ngày 12-11, tại ngôi nhà số 111 Phố Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội khiến 2 người nhập viện đã cho thấy việc sử dụng bình gas của người dân vẫn chưa an toàn.
Vào khoảng thời gian trên, nhiều người nghe thấy tiếng nổ lớn phát ra từ ngôi nhà 4 tầng, sau đó ngọn lửa bùng phát lên dữ dội. Do ngọn lửa quá lớn, đám cháy xảy ra bất ngờ nên công tác cứu hỏa tại chỗ gặp khó khăn. Ngọn lửa sau đó lan sang nhà bên cạnh.
Video đang HOT
Thời điểm xảy ra vụ cháy, trên tầng 2 của ngôi nhà có 3 người, sau đó họ phải bắc thang sang nhà hàng xóm để thoát thân, còn tầng 1 và tầng 2 được chủ nhà cho thuê để kinh doanh ăn sáng và mở quán cà phê. Vụ hỏa hoạn trên khiến 2 người bị thương phải vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Tài sản thiệt hại gồm nhiều đồ đạc và 2 xe máy bị hư hỏng hoàn toàn.
Nguyên nhân vụ cháy đang được CAQ Đống Đa khám nghiệm và điều tra, làm rõ. Tuy nhiên theo tìm hiểu của phóng viên, trong lúc chuẩn bị đồ bán hàng ăn sáng, một trong hai nhân viên quán ăn đã sử dụng bình gas và nhiều người cho rằng họ đã thay bình gas khi đang đun bếp.
Công an tác khám nghiệm hiện trường cũng cho thấy, 2 vỏ bình gas đã không còn khí gas. Rất có thể việc thay thế gas bị hở dẫn đến bén lửa bùng phát và sau đó nhân viên hoảng loạn không biết cách xử lý đã dẫn đến cháy lan, cháy lớn. Còn tiếng nổ phát ra sau thời điểm xảy cháy lớn, rất có thể lượng gas hở bay ra ngoài quá nhiều, nhưng do ngưng tụ đậm đặc tại điểm vây kín chưa khuếch tán được nên khi gặp lửa đã gây cháy tức thì tạo tiếng nổ, còn thực chất bình gas không thể nổ được, chỉ có khí gas gây nổ.
Ngôi nhà bị cháy tại phố Đặng Tiến Đông
Là chuyên gia thực hiện hàng nghìn lớp tập huấn, tuyên truyền an toàn PCCC và CNCH liên quan đến việc sử dụng gas trong gia đình, Đại tá Nguyễn Trường Sơn phân tích: “Khí gas hở có rất nhiều nguyên nhân, có thể do nhà cung cấp khí gas đến các hộ gia đình vụng về, chỉ đơn thuần là người chở gas thuê, nên khi thay thế bình gas đã vặn van không kín dẫn đến rò rỉ. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp khác như dây dẫn gas để lâu năm không kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế, chuột cắn thủng không biết, hoặc van bếp bị hư hỏng làm gas rò rỉ…các trường hợp nêu trên đều là nguyên nhân dẫn đến việc cháy, nổ khí gas.
Để sử dụng gas an toàn, việc đầu tiên phải khóa van bình gas khi không dùng đến, tuyệt đối không lười chỉ tắt bếp mà không khóa van bình gas. Điều cần lưu ý nữa là không để bình gas trong tủ bếp kín cùng với với hệ thống điện và bơm có rơ le tự động. Việc này có thể gây cháy khí gas bất cứ lúc nào khi bình hoặc dây dẫn, bếp bị rò rỉ và máy bơm tự kích hoạt bằng rơ le, điều này rất nguy hiểm và là thực trạng còn tồn tại ở nhiều gia đình”.
Cũng theo chỉ huy Phòng Cảnh sát PCCC – CNCH, CATP Hà Nội, việc sử dụng bình gas trong gia đình cần phải lắp đặt thêm hệ thống báo rò rỉ gas. Thiết bị này có cảnh báo sớm bằng cách “ngửi mùi gas”, sau đó phát ra âm thanh báo. Cùng với việc trang bị thiết bị cảnh báo, mỗi gia đình cần thiết trang bị bình chữa cháy xách tay để gần khu vực bếp gas, phòng khi không may xảy cháy sẽ có ngay để dập lửa. Bởi lẽ, trong lúc xảy ra tình huống cháy, nếu không có bình chữa cháy tại chỗ và mất bình tĩnh đi tìm dụng cụ để dập lửa sẽ là nguyên dân dẫn đến cháy lan, cháy lớn.
Theo anninhthudo
Hà Nội: Sau tiếng nổ lớn, cửa hàng gas bốc cháy ngùn ngụt
Sau tiếng nổ lớn, người dân nhìn thấy lửa bốc cháy ngùn ngụt từ phía trong một ngôi nhà chứa đầy bình gas tại Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Lúc 15h30 ngày 23/10, các lực lượng chức năng vẫn đang phong tỏa hiện trường ngôi nhà số cấp 4 được đánh số 248 Mễ Trì Thượng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) để khám nghiệm, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ nổ xảy ra vào khoảng 14h cùng ngày.
Một nhân chứng cho hay, thời điểm trên họ nhìn thấy một nhóm thợ sửa mái nhà đến đó làm việc, được khoảng 15 phút thì ngửi thấy khí gas bên trong nhà 248 Mễ Trì Thượng, ít giây sau là một tiếng nổ lớn vang xa, rồi lửa bốc cháy ngùn ngụt.
Tiếp nhận tin báo lực lượng chức năng khẩn trương đến hiện trường để xử lý. Bước đầu xác định, không có ai tử vong.
Vụ việc xảy ra làm người dân khiếp sợ.
Ghi nhận của PV Kiến Thức tại hiện trường nhiều bình gas đủ kích cỡ từ trong ngôi nhà số 248 đã được chuyển hết ra ngoài đường, chăn chiếu, đồ đạc bên trong bị xáo trộn vẫn còn nằm dưới đất.
Để phục vụ công tác điều tra, khám nghiệm cảnh sát phải hướng dẫn người dân và phương tiện đi qua hiện trường di chuyển theo một con đường khác.
Hiện nguyên nhân xảy ra vụ việc đang được làm rõ.
Mạnh Hưng
Theo kienthuc
Ngành gas vẫn rối Không chỉ thương nhân mà ngay cả sở công thương một số tỉnh, thành cũng kêu khó với các quy định mới về quản lý kinh doanh gas Nghị định 87 về quản lý kinh doanh gas chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8 vừa qua. Dù được xem là nghị định thông thoáng nhất trong lĩnh vực gas từ trước tới...