Bắt cá hổ khổng lồ ăn thịt được cá sấu ở Congo
Cá hổ không phải là mục tiêu của hầu hết các ngư dân vì đây là loài cá cực kì nguy hiểm với hàm răng sắc như dao cạo và mỗi răng dài tới 5 cm.
Cá hổ goliath là một loài cá ăn thịt nguy hiểm sống ở sông Congo, châu Phi. Gần đây, có rất nhiều trường hợp cá hổ tấn công người diễn ra. Người dân địa phương thậm chí còn khẳng định, cá hổ goliath có thể tấn công các con mồi lớn hơn, chẳng hạn như cá sấu.
Mới đây, tờ Daily Star của Anh đã đăng tải đoạn video rợn người khi Jeremy Wade, một chuyên gia săn thủy quái, kéo lên bờ con cá hổ khổng lồ. Hàm răng tua tủa của cá hổ khiến không ít người phải ớn lạnh khi chứng kiến. Nếu trở thành mồi cho cá hổ, hậu quả để lại sẽ là vô cùng thảm khốc.
Hàm răng ghê rợn của cá hổ.
Để bắt được con cá hổ này, Wade nhận được sự hỗ trợ từ một người dân địa phương có kinh nghiệm. Quá trình bắt cá lên bờ cũng phải hết sức thận trọng vì răng của nó có thể cắt đứt tay người dễ dàng.
Wade dùng lưỡi câu chuyên dụng, kéo con cá sát bờ rồi dùng lưới trùm lên. Ông để con cá bơi sát mặt nước trong vài chục phút để nó đuối dần rồi mới ra tay. Những chiếc răng của cá hổ có thể dài tới 5 cm, đủ sức cắm ngập vào xương người.
Một độc giả bình luận: “ Thế giới bên dưới lòng sông thật quá nguy hiểm”. Người khác nói: “Tôi không nghĩ rằng dưới nước có loài cá ghê rợn tới vậy cho tới khi chứng kiến nó bị bắt”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Trung Quốc xây thủy điện cực lớn khống chế Châu Phi
Trung Quốc dự kiện xây dựng nhà máy thủy điện công suất bằng 20 nhà máy điện hạt nhân trải khắp dòng sông Congo.
Theo The Guardian, đập thủy điện chặn dòng nhánh của con sông Congo tại quốc gia châu Phi Cộng hòa Dân chủ Congo được Trung Quốc xúc tiến đầu tư sẽ khởi công trong vòng vài tháng tới.
Tờ báo Anh cho hay, thủy điện này sẽ bắt đầu phát điện sau thời gian chưa đến 5 năm.
Dự án xây đập thủy điện giữa Trung Quốc và Congo mang tên dự án Inga 3 nằm trên dòng nhánh của con sông Congo tại thác Inga, bao gồm 1 con đập lớn và một nhà máy thủy điện công suất 4.800MW có trị giá 14 tỷ USD. Số tiền trên chỉ là phần đầu tiên của dự án thủy điện khổng lồ này.
Trung Quốc đầu tư tăng tốc vào châu Phi.
Toàn bộ dự án có thể tiêu tốn số tiền tới 100 tỷ USD và trải khắp dòng sông Congo, lớn thứ nhì thế giới về lưu lượng dòng chảy. Công suất phát điện của dự án có thể đạt mức gần 40.000 MW, gần cao gấp đôi so với công suất của đập thủy điện Tam Hiệp ở Trung Quốc, hoặc tương đương công suất của 20 nhà máy điện hạt nhân lớn gộp lại.
Theo dự kiến, Chính phủ Congo sẽ chọn một nhóm nhà thầu gồm hai công ty Trung Quốc để thực hiện công trình thủy điển lớn này. Việc chốt nhà thầu sẽ được thực hiện trong thời gian từ nay đến tháng 8, và công trình sẽ được khởi công trước tháng 11.
Theo BBC, hai tập đoàn điện lực Trung Quốc là Tập đoàn Tam Hiệp (Three Gorges) và Tâp đoàn Sinohydro đã được mời tham gia thầu. BBC cho hay, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các tập đoàn này khi tham gia thầu sẽ phải có bản đánh giá tác động môi trường (EIA).
Theo Bruno Kapandji, người phụ trách dự án, nhóm nhà thầu Trung Quốc nói dự án có thể phát điện trong vòng 4-5 năm. Trong khi đó, một nhóm nhà thầu Tây Ban Nha nói dự án này phải mất ít nhất 6 năm để hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án.
Dự án này đã bị trì hoãn từ lâu do nhận nhiều phản ứng. Những người ủng hộ nêu bật các lợi ích mà thủy điện mang lại như đáp ứng 40% nhu cầu điện năng của lục địa đen. Những người phản đối lại đưa ra con số 60.000 người dân sẽ phải rời bỏ nhà cửa và con đập sẽ phá hỏng hệ sinh thái. Dự án này có thể vi phạm luật của Congo và các quy định quốc tế về xây dựng các đập thủy điện khổng lồ.
Inga 3 không phải là dự án thủy điên duy nhất do nhà thầu Trung Quốc thực hiên tại châu Phi hiên đang găp phản đối. Hai công ty Trung Quốc, Sinohydro và China Water (CWE) trước đó cũng đã ký hợp đồng xây đâp Isimba ở Uganda. Công trình này do Ngân hàng Xuất nhâp khẩu Trung Quốc (Exim Bank) chi tiền và hiên đang bị khiếu kiên.
Một "chuỗi ngọc trai" nữa trên sông Congo?
Uy tín trong hoạt động của các công ty Trung Quốc cũng đã tạo nên sự không hài lòng với lãnh đạo các nước châu Phi.
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe trong bữa tiệc sinh nhật lần thứ 92 của mình đã đưa ra lời cáo buộc các công ty khai thác dầu mỏ nước ngoài ăn cắp của cải tài sản của đất nước mình.
Dù không khẳng định muốn nhắc tới các doanh nghiệp Trung Quốc nhưng vị lãnh đạo cho rằng, Zimbabwe đã gần như không nhận được gì cả từ việc khai thác kim cương và cáo buộc các đối tác nước ngoài là những kẻ buôn lậu và lừa đảo.
Theo Tổng thống Mugabe, Zimbabwe chỉ nhận được khoảng 2 tỷ USD từ việc khai thác kim cương, trong khi doanh thu từ lĩnh vực này lên đến 15 tỷ USD. Zimbabwe là nước xuất khẩu kim cương lớn thứ tám trên thế giới trong năm 2014.
Đích thân ông Robert Mugabe đã từng than phiền với Chủ tịch Tập Cận Bình về những gì nhận được từ liên doanh với các công ty khai thác mỏ Trung Quốc trong chuyến thăm châu Phi của ông Tập hồi nửa cuối năm 2015.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma từng gây chấn động hồi năm 2012 ngay tại Bắc Kinh khi thẳng thắn nhận xét rằng "hợp tác với Trung Quốc có vấn đề".
Nếu như ban đầu tài trợ của Trung Quốc có những điều kiện dễ dãi, thì về lâu dài lại trở thành gánh nặng khó chịu nổi bởi lãi suất rất cao. Trong thời buổi khó khăn, ngân sách eo hẹp, nhiều quốc gia châu Phi không thể không thấy áp lực ngày càng tăng từ những khoản nợ dần chồng chất với Trung Quốc.
Mặt khác, hợp tác với Trung Quốc cũng đặt ra những vấn đề xã hội : tiền của Trung Quốc đưa vào châu Phi cũng để chi vào những lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Các nước châu Phi thường than phiền và chỉ trích rằng Trung Quốc không thuê lao động tại chỗ mà đưa người của mình đến, còn nếu có mướn nhân công bản địa thì Trung Quốc vẫn áp dụng chính sách quản lý với bàn tay sắt.
Hồng Cúc (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
CHDC Congo bác tin nhận súng của Triều Tiên Công hoà Dân chủ Congo đã bác bỏ những cáo buôc cho rằng binh lính và cảnh sát nước này sử dụng súng ngắn của Triêu Tiên cung câp, vi phạm lênh câm của quôc tê. Linh CHDC Congo thuôc Phai đoan hô trơ quôc tê tai Công hoa Trung Phi. AFP Người phát ngôn chính phủ Cộng hoà Dân chủ Congo, ông...