Bắt buộc phải tiêm vắc-xin đối với 21 bệnh dịch truyền nhiễm
Theo Bộ Y tế, bắt đầu từ ngày 1/9/2011, Thông tư về danh mục các truyền nhiễm và các vắc-xin, sinh phẩm y tế bắt buộc phải sử dụng đối với người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch hoặc đến vùng có dịch sẽ có hiệu lực thi hành.
Theo đó, sẽ có 21 bệnh dịch truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vắc-xin phòng chống như:
- Bệnh Rubella bắt buộc phải sử dụng vắc-xin Rubella đơn giá hoặc vắc-xin phối hợp có chứa thành phần Rubella;
- Bệnh thủy đậu bắt buộc phải sử dụng vắc-xin thủy đậu;
- Bệnh tiêu chảy do Rotavirus bắt buộc phải sử dụng vắc-xin Rotavirus;
Video đang HOT
- Bệnh viêm gan virus B bắt buộc phải sử dụng vắc-xin viêm gan B đơn giá hoặc vắc-xin phối hợp có chứa thành phần viêm gan B, huyết thanh kháng viêm gan B (HEPABIG), Interferon;
- Bệnh cúm bắt buộc phải sử dụng vắc-xin cúm (cúm mùa, đại dịch), huyết thanh kháng cúm…
Riêng đối với bệnh sốt vàng, đối tượng sử dụng vắc-xin là những người đến từ nơi có dịch sốt vàng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Thông tư trên cũng quy định, đối với những người đã tiêm vắc-xin, sinh phẩm y tế đang trong thời hạn có miễn dịch thì không bắt buộc phải tiêm chủng.
Trong khi đó, liên quan tới tình hình dịch bệnh tay- chân- miệng, Cục Y tế dự phòng cho biết, đến nay cả nước ghi nhận hơn 29.200 trường hợp mắc dịch bệnh này tại 49 địa phương, trong đó đã có 79 trường hợp tử vong tại 16 tỉnh, thành phố. Khu vực phía Nam chiếm 79,3% số mắc và 91,1% số tử vong của cả nước. Còn ở miền Bắc, dịch bệnh tay- chân- miệng đã xuất hiện ở một số địa phương như Hà Nội, Thanh Hóa, Thái Bình và đã có 2 ca tử vong ở Thanh Hóa.
Đáng chú ý, qua những xét nghiệm mới đây của Viện Vệ sinh dịch tế TƯ, Viện Pasteur TPHCM và Nha Trang cho thấy, có tới 35,6% mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân bị tay-chân-miệng là dương tính với virus EV 71 là loại virus gây bệnh nguy hiểm nhất.
Theo Dân Trí
Bị viêm khớp nên ăn nhiều gừng
Theo các bác sĩ, gừng là một "vũ khí mạnh" để chống lại một số loại viêm gây đau, nhất là viêm khớp gây đau đớn cho người bệnh.
101 công dụng của gừng
Theo Tạp chí Dược Thực phẩm, nhà nghiên cứu Nhật Bản Huffington Post cho biết: " Gừng đỏ được sử dụng trong y học truyền thống của Indonesia như một loại thuốc giảm đau cho các bệnh viêm khớp".
Gừng còn giúp tăng cường lưu thông máu, có lợi cho hệ tim mạch, huyết thanh và cải thiện chất béo trung tính, cholesterol HDL và mức độ cholesterol VLDL. Nó làm giảm mỡ trong máu, làm giảm quá trình oxy hoá LDL và ngăn ngừa mảng bám động mạch. Khi gừng được kết hợp với tỏi thì nó còn đem lại rất nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ.
Không chỉ vậy, gừng khuyến khích tiêu hoá, chữa đau dạ dày, chống buồn nôn, kích thích chuyển hoá thức ăn qua đường ruột, giảm độc tố trong ruột, tăng bài tiết dịch tiêu hoá và hạn chế khó chịu ở bụng, đầy hơi.
Giảm đờm trong phổi và thích hợp khi bị cảm lạnh. Giảm ốm nghén cho phụ nữ mang thai khi dùng khoảng 1.000 - 1.500mg gừng khô.
Món ăn từ gừng
Để ăn được nhiều gừng hơn trong chế độ ăn uống, bạn có thể sử dụng gừng theo một số gợi ý sau:
- Gừng tươi: Gừng thực sự rất dễ sử dụng trong nhiều món ăn, sau khi cạo vỏ bạn có thể cắt lát hoặc giã nhỏ nấu chín trực tiếp cùng với các món ăn.
- Bột gừng: Nếu bạn không thích gừng tươi hoặc chưa kịp mua thì có thể dự trữ gia vị bột gừng. Nó rất tiện lợi cho nấu nướng, các món súp, món hầm, ướp gia vị. Có thể thêm 1 muỗng cà phê bột gừng vào tách trà để thưởng thức trong ngày.
- Trà gừng: Bạn có thể dùng trà gừng để bổ sung thêm nước cho cơ thể, ngoài ra bạn cũng có thể chế thêm gừng tươi vào nước sôi để khoảng 2 đến 3 phút.
Theo Dân Trí
Rượu: Lợi hay hại phụ thuộc vào mức độ uống Nhiều tài liệu y học khuyên nên uống chút rượu vang đỏ hoặc rượu thuốc vào mỗi bữa ăn. Nhưng cũng có thầy thuốc bảo đừng vướng vào rượu bia vì chúng rất có hại. Thực ra, việc có nên uống hay không phụ thuộc vào chính bạn. Rất khó trả lời thật khoa học và chính xác câu hỏi "có nên uống...