Bắt buộc ôtô phải có bình cứu hỏa: Phòng cháy hay mang “bom”?
Nhiều người cho rằng, việc bắt buộc xe ô tô phải trang bị bình cứu hỏa là không cần thiết.
Lo bình chữa cháy phát nổ trên xe
Theo quy định của Bộ Công an tại Thông tư 57, kể từ ngày 6/1, các loại xe du lịch từ 4-9 chỗ ngồi bắt buộc phải có một bình cứu hỏa .
Nếu không có bình cứu hỏa theo quy định, các phương tiện này có thể bị phạt hành chính từ 300.000 đến 500.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt sẽ thuộc về lực lượng cảnh sát giao thông, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và chủ tịch UBND cấp xã, phường.
Tuy nhiên, ngay khi quy định trên được triển khai đã có nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, nhiều người cho rằng, việc bắt buộc xe ô tô phải trang bị bình cứu hỏa là không cần thiết.
Trước và trong ngày thông tư này có hiệu lực, các loại bình chữa cháy mini trên thị trường bán chạy hơn bao giờ hết. Nhiều cửa hàng còn treo biển thông báo hết hàng.
Theo quan sát, hầu hết các mặt hàng bình chữa cháy được bán tại đây đều có xuất xứ từ Trung Quốc, hầu hết đều không có tem bảo hành, tem kiểm định và nguồn gốc xuất xứ. Thậm chí, nhiều bình chữa cháy mini còn bị bong tróc, hoen gỉ phần vỏ.
Có mặt tại phố Lê Gia Định để mua bình chữa cháy mini, anh Nguyễn Thế Anh (quận Hai Bà Trưng) cho biết: “Sợ bị công an phạt nên đi mua chứ cũng không biết chất lượng bình chữa cháy thế nào, không biết có dập lửa được không hay lại nổ luôn trên xe thì nguy, thiết nghĩ cơ quan chức năng cũng cần có giải pháp để quản lý mặt hàng này tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho người tiêu dùng”.
Anh Hoàng, ở Cầu Giấy – người đang sở hữu chiếc xe Huyndai Getz cho hay, quy định ô tô phải có bình chữa cháy của cơ quan chức năng là điều có thể hiểu được sau một loạt vụ cháy nổ mấy năm qua.
“Điều này nghe qua sẽ cảm thấy quy định làm tăng thêm tính an toàn cho xe lưu thông trên đường. Tuy nhiên, nếu tính kỹ, thực tế chưa hẳn đã vậy”, anh Hoàng băn khoăn.
Anh giải thích thêm, bình chữa cháy bản thân là một bình có áp suất và phải cố định để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi bình này để trên xe di chuyển sẽ tạo rung lắc, bình sẽ chịu tác động ngoại lực, gây nguy hiểm.
Cùng quan điểm, anh Hoàng Xuân Nghĩa (29 tuổi, lái xe ô tô cá nhân) cho hay, ngay lúc biết thông tin sẽ bị phạt tiền nếu trên xe không có bình chữa cháy, anh đã đến cửa hàng kinh doanh các sản phẩm về bảo hộ lao động và PCCC để tìm mua bình chữa cháy.
Video đang HOT
Sau khi đọc sách hướng dẫn, anh thấy dụng cụ này yêu cầu phải bảo quản ở nhiệt độ thích hợp dưới 550C và tránh để xảy ra va chạm cơ học.
“Nếu đậu xe lâu ngoài trời nắng 35-400C thì nhiệt độ trong xe có thể vượt mức 55C. Ngoài ra, bảng táp-lô bằng vật liệu nhựa hay da nằm dưới kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường xuyên vào khoảng 70-800C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu được.
Nhiệt độ tăng, làm thể tích các chất bên trong bình cũng tăng theo. Đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ, vô cùng nguy hiểm. Nói thật, tôi vừa dùng vừa lo,” anh Nghĩa nói.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Trí – Cục phó Cục Đăng kiểm khuyến cáo, do thiết kế không gian xe 4 chỗ thường nhỏ nên khi xảy ra cháy nổ, tốt nhất người trong xe nên rời ra xa thay vì lục tìm hay cố gắng mở cốp tìm bình cứu hỏa.
Ảnh minh họa.
Khi Thông tư 57 của Bộ Công an còn là dự thảo, cơ quan quản lý nhà nước phụ trách về chất lượng xe cơ giới đã có ý kiến không đồng tình.Đi ngược xu thế hội nhập?
Cụ thể, trong văn bản tham gia ý kiến cho dự thảo, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Công an xem xét lại cơ sở pháp lý dự thảo. Trong công văn số 13422 do Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ ký nêu rõ:
“Theo khoản 5 Điều 53 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Bộ trưởng GTVT quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh”.
Bộ GTVT cũng cho rằng, những vấn đề yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới tham gia giao thông tại nước ta hiện nay (trong đó có quy định về thiết bị phòng cháy chữa cháy) đã được quy định cụ thể tại nhiều văn bản khác nhau.
Điển hình các văn bản, như: Quy chế kỹ thuật quốc gia, Thông tư số 10 (2009) của Bộ GTVT. Ngoài ra, hiện xe cơ giới đã được kiểm soát chất lượng ngay khi sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu, trong đó có yêu cầu đối với kỹ thuật trong phòng cháy chữa cháy, sử dụng vật liệu có khả năng chống cháy.
Chưa hết, Bộ GTVT từng đề nghị nghiên cứu không áp dụng quy định của thông tư đối với xe nhập mà tại các quốc gia sản xuất không có quy định phải có phương tiện phòng cháy, chữa cháy. Lý do là Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với nhiều quốc gia, trong đó có quy định cho phép nhập khẩu các xe cơ giới đã được kiểm tra, chứng nhận.
Trên thế giới, chỉ một số ít quốc gia quy định ô tô phải có bình chữa cháy và chủ yếu tại các nước châu Phi: Nam Phi, Nigeria, Kenya,… Các nước này cũng chỉ áp dụng đối với với các phương tiện công cộng.
Ngoài ra, việc lắp đặt thêm phương tiện phòng cháy và chữa cháy lên các xe không có sẵn vị trí lắp đặt có thể ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái xe, an toàn của người đi trên xe hoặc không đảm bảo khả năng phòng cháy, chữa cháy.
Cục đăng kiểm không kiểm tra xe dưới 16 chỗ
Liên quan đến vấn đề đăng kiểm xe cơ giới, ông Nguyễn Hữu Trí – Cục phó Cục Đăng kiểm cho biết, cục tiến hành kiểm định xe cơ giới theo quy định của Thông tư 70 của Bộ GTVT, trong khi Thông tư số 57 của Bộ Công an đưa ra quy định về việc kiểm soát trên đường.
Đối tượng áp dụng của Thông tư 57 không liên quan tới việc kiểm định xe cơ giới, việc đưa ra và áp dụng các quy định về kiểm định xe cơ giới là thuộc quyền hạn của Bộ GTVT.
Do đó, hiện nay, Cục Đăng kiểm chỉ chỉ đạo các trạm đăng kiểm nhắc nhở người dân về việc có quy định liên quan tới trang bị bình cứu hỏa. Đại diện Cục Đăng kiểm cũng cho biết cục chỉ kiểm tra về trang bị bình cứu hỏa với xe trên 16 chỗ ngồi và những xe téc, còn xe cá nhân thì không bị kiểm tra, kiểm định về vấn đề này.
Theo Bizlive
Hình ảnh ngày đầu xử phạt ô tô thiếu bình chữa cháy
Trong ngày đầu tiên Thông tư 57 Bộ Công an có hiệu lực thi hành, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, nhắc nhở, tuyên truyền đối với chủ phương tiện và lái xe phải trang bị đầy đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy; chưa tiến hành xử phạt.
Thông tư số 57 của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có hiệu lực thi hành từ 6/1/2016. Theo đó, ô tô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg.
Ngày 6/1, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (C66 - Bộ Công an) triển khai Thông tư 57. Các đơn vị nghiệp vụ C66 phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông dừng phương tiện để kiểm tra trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy, tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với lái xe ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên và ô tô vận chuyển chất dễ cháy, hàng nguy hiểm có ngay cơ cháy nổ cao.
Cán bộ C66 sẽ kiểm tra các phương tiện PCCC được trang bị có phù hợp với từng loại xe hay không, vị trí đặt phương tiện PCCC...
Lái xe sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với hành vi không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho xe ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên.
Đối với phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng nguy hiểm cháy nổ không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng theo quy định, lái xe sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng.
Trong ngày 6/1, Cục C66 đã ra quân tại một số điểm dừng xe trên các tuyến cao tốc để kiểm tra, tuyên truyền và nhắc nhở người dân phải trang bị đầy đủ trang thiết bị PCCC theo quy định.
Ngày đầu ra quân, lực lượng chức năng tập trung tuyên truyền, nhắc nhở, chưa tiến hành xử phạt.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Nhiều lái xe biện minh việc chưa trang bị bình cứu hỏa trên xe ô tô Ngày đầu thực hiện Thông tư số 57 của Bộ Công an, nhiều lái xe khi bị kiểm tra không nắm rõ quy định phải có thiết bị PCCC trên xe. Hôm nay (6/1) là ngày đầu tiên Thông tư số 57 của Bộ Công an hướng dẫn về trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đối với phương tiện...