Bắt buộc lấy ý kiến cộng đồng khi quy hoạch xây dựng
Theo Luật Xây dựng (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua và vừa được Chủ tịch nước chính thức công bố sáng nay (10/7), cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng phải lấy ý kiến cộng đồng dân cư…
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan – ảnh minh họa
Cụ thể, Điều 16 của Luật Xây dựng sửa đổi quy định, cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng.
Ủy ban nhân dân có liên quan, tổ chức tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tổ chức lập quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong việc lấy ý kiến.
Theo đó, đối với nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến các Bộ, cơ quan, tổ chức khác ở trung ương có liên quan.
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan về đồ án quy hoạch xây dựng. Các ý kiến đóng góp phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết định phê duyệt.
Trong khi đó, theo Điều 17, việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về quy hoạch xây dựng được thực hiện bằng hình thức gửi hồ sơ, tài liệu hoặc tổ chức hội nghị, hội thảo. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng được thực hiện thông qua lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư bằng hình thức phát phiếu điều tra, phỏng vấn. Đại diện cộng đồng dân cư có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Video đang HOT
Trong khi đó, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư về nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng và quy hoạch chung xây dựng xã, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn được thực hiện bằng phiếu góp ý thông qua hình thức trưng bày công khai hoặc giới thiệu phương án quy hoạch trên phương tiện thông tin đại chúng.
Thời gian lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng ít nhất là 15 ngày làm việc đối với cơ quan, 30 ngày làm việc đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Cơ quan, tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được lấy ý kiến để hoàn thiện đồ án quy hoạch xây dựng. Trường hợp không tiếp thu thì phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Liên quan đến vấn đề lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng, tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, giải trình trước Quốc hội, Ủy ban TVQH cho biết, việc lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng là nhằm thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quy hoạch. Do đó, ngoài việc lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm bảo đảm chất lượng quy hoạch thì việc lấy ý kiến của người dân trong khu vực bị tác động bởi quy hoạch là rất cần thiết để bảo vệ quyền lợi của họ.
Về vai trò của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, tiếp thu ý kiến ĐBQH, khoản 4 Điều 34 đã được quy định “Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức lập quy hoạch xây dựng có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quy hoạch này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt”.
Ngoài ra, tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Ủy ban TVQH đã chỉ đạo chỉnh sửa Điều 42, quy định hình thức bắt buộc công bố thông tin quy hoạch xây dựng được duyệt trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng và tùy theo điều kiện, tình hình thực tế lựa chọn thêm các hình thức công bố khác như thông qua hội nghị, trưng bày tại nơi công cộng, tại cơ quan quản lý nhà nước, in ấn phát hành rộng rãi…
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Có Chỉ thị 11, sẽ không còn mập mờ giá điện?
Với Chỉ thị 11, Bộ Công thương sẽ công khai tất cả chi phí đầu vào cũng như cách tính giá điện bán ra để người dân giám sát - Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 11/5.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng
Điện, giá điện và khả năng cung ứng điện luôn là một vấn đề nóng, nhất là mỗi khi mùa hè và mùa khô lại tới. Đại diện của Bộ Công Thương trong một cuộc họp báo định kỳ gần đây đã thừa nhận, để người dân còn thắc mắc băn khoăn về sự minh bạch của giá điện, giá xăng dầu là một thiếu sót của cơ quan quản lý.
Trong chuyên mục Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 11/5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã giải thích những thông tin liên quan đến vấn đề minh bạch giá điện.
- Một người dân có gửi thư về chương trình hỏi: "Trước đây, nghe báo chí nói nhiều nhưng tôi thực sự cũng không hiểu cái gọi là "thị trường phát điện cạnh tranh" là như thế nào. Thị trường của mấy công ty bán điện cạnh tranh với nhau bán cho EVN thì có liên quan gì đến những người dân như chúng tôi? Chúng tôi đang phải mua điện với một mức giá quy định khá cao, làm sao mà người dân biết được giá điện EVN mua như nào để biết rằng giá điện mình phải mua là có hợp lý không?"
Vận hành theo nguyên tắc cạnh tranh có nghĩa là các nhà máy điện phải phấn đấu để làm sao giảm được chi phí trong sản xuất, qua đó sẽ được ưu tiên tham gia cung cấp điện. Hiện nay, chi phí đó chiếm khoảng 70% giá điện bán cho người tiêu dùng. Có nghĩa là, nếu giá điện bán cho EVN càng thấp thì người tiêu dùng càng được hưởng lợi từ giá thấp đó.
Tuy nhiên, thời gian vừa qua việc công bố công khai những nội dung liên quan đến giá điện cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện nói chung vẫn còn một số những bất cập, hạn chế. Chính vì vậy người tiêu dùng có nhu cầu cần phải được nắm rất rõ những chi phí, những yếu tố liên quan đến giá thành điện và đây chính là một trong những nguyên nhân và lý do vừa qua Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 11 ngày 22/4/2014 về công khai minh bạch giá điện.
- Việc ra một chỉ thị riêng về minh bạch hoạt động kinh doanh thị trường điện và xăng dầu là một động thái mạnh mẽ của Bộ Công Thương trước nhu cầu của người dân về việc này. Nhưng một thính giả khác biết về Chỉ thị 11 cho biết: "Cảm thấy băn khoăn không biết một người dân như tôi có được quyền lợi gì từ một chỉ thị như vậy"?
Chỉ thị 11 của Bộ Công Thương đã nêu rất rõ 3 nội dung chính, một là phải công khai những quy định về mặt pháp luật đối với vấn đề giá điện, giá xăng dầu. Thứ hai là công khai về chi phí của ngành điện cũng như các cơ sở sản xuất và kinh doanh xăng dầu, trong đó có cả những thông tin về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, kể cả về thu nhập của cán bộ công nhân viên ngành điện, ngành xăng dầu. Thứ ba, Chỉ thị cũng quy định những cơ quan, những thiết chế, phương tiện thực hiện việc công khai hóa, minh bạch hóa. Qua những thông tin như vậy, một mặt người dân biết được những quy định của pháp luật về vấn đề này, qua đó sẽ có điều kiện kiểm tra, giám sát xem ngành điện và ngành xăng dầu có thực hiện đúng các quy định pháp luật hay không. Qua việc công bố công khai cơ cấu về giá điện cũng như giá xăng dầu, người dân có quyền, được lựa chọn giá hợp lý đối với mình.
Thứ ba, với việc công khai này, người dân có khả năng tự xem xét, tự quyết định xem mình sử dụng như thế nào đối với điện, xăng dầu cho tiết kiệm và hiệu quả. Tôi nghĩ rằng đấy là những lợi ích mà Chỉ thị 11 này mang lại.
- Một người dân hỏi rằng: "Từ trước tới nay, người dân thấy việc tính toán giá điện rất phức tạp, rất khó hiểu. Chúng tôi muốn hỏi Bộ trưởng rằng, sau khi Chỉ thị 11 được Bộ Công Thương ban hành thì người dân chúng tôi có thể cùng tham gia giám sát giá điện của EVN được hay không? Và bằng cách nào?"
Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của người dân vừa hỏi. Với cơ chế công khai, minh bạch như thế này, thực ra một trong những mục tiêu của việc ban hành Chỉ thị 11 của Bộ Công Thương, đó là tạo điều kiện cho người tiêu dùng có thể giám sát được hoạt động của các đơn vị sản xuất, kinh doanh điện và xăng dầu cũng như kể cả giám sát hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước.
Vừa qua chúng ta đã làm được một số việc, tuy nhiên do chúng ta làm chưa có hệ thống, chưa liên tục, và nhiều nội dung cũng chưa được công bố một cách công khai đầy đủ, vì thế việc ban hành Chỉ thị 11 nhằm khắc phục những khiếm khuyết, những bất cập trong việc công khai, minh bạch trước đây, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận một cách đầy đủ, khách quan tình hình sản xuất kinh doanh của ngành điện, của ngành xăng dầu và đặc biệt là biết được là vì họ sao phải mua điện, mua xăng dầu với giá đó.
Chỉ thị quy định rất rõ, việc thông tin được thực hiện định kỳ và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và các trang web của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam...
- Hiện nay, chuẩn bị vào cao điểm mùa khô, nhu cầu dùng điện sẽ tăng cao. Trong khi có báo chí nói rằng khả năng cấp khí cho nhà máy Cà Mau ở phía Nam bị suy giảm. Bộ trưởng cho biết chúng ta có thiếu điện trong năm nay hay không và có nguy cơ bị cắt điện luân phiên trong mùa hè sắp tới hay không?
Có thể khẳng định rằng, chưa có lúc nào ngành Điện vận hành trong trạng thái tốt như thế này. Tốt có nghĩa là chúng ta có dự phòng. Bình quân hiện nay hệ số dự phòng khoảng 20% trên tổng nhu cầu điện. Như vậy có nghĩa rằng, trong tình hình bình thường, khi nhu cầu điện tăng bình quân chừng 10-11%, ngành Điện hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu, và điều này cũng đúng với năm 2014 và kể cả năm 2015.
Tuy nhiên, có dự phòng và dự phòng với tỷ lệ như vậy nhưng nếu chẳng may nó xảy ra một sự cố lớn thì cũng có thể có thời điểm việc cung cấp điện có khó khăn, nhưng nhìn chung có thể đảm bảo. Điều này ngành điện đã khẳng định nhiều lần và hôm nay, tôi xin khẳng định lại cam kết đó của ngành Điện với người tiêu dùng cả nước. Chúng tôi cũng mong rằng người dân sẽ tham gia một cách chủ động, đầy ý thức xây dựng vào việc giám sát, kiểm tra hoạt động của ngành điện, ngành xăng dầu cũng như các cơ quan nhà nước có liên quan trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng điện và xăng dầu.
- Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo_VnMedia
Giám sát đặc biệt đối với VietJet Air Kể từ ngày 26-6, mọi hoạt động khai thác của Hãng VietJet Air (VJA) sẽ được giám sát trực tiếp hằng giờ, không chỉ ở sân bay mà cả bộ phận xếp lịch bay trong thời hạn một tháng, trước khi có quyết định khác. Hành khách sử dụng dịch vụ của VietJet Air - Ảnh: Châu Anh Ông Lại Xuân Thanh -...