“Bắt buộc hiến máu” là vi phạm quyền con người
Đây là ý kiến của bà Hoàng Tú Anh – Giám đốc Trung tâm sáng kiến sức khỏe dân số (CCIHP), chia sẻ với báo Dân Việt ngày 9.1.
Theo bà Tú Anh, việc khuyến khích, vận động người dân tham gia tự động hiến máu là rất nhân văn, đảm bảo được nguồn máu cung cấp cho người bệnh. “Nếu ai cũng có thể giác ngộ rằng chỉ cần một ít máu mình cho đi có thể cứu được cả cuộc đời người khác thì sẽ thấy được ý nghĩa của việc hiến máu” – bà Tú Anh cho biết.
Tuy nhiên, bà Tú Anh cũng khẳng định, việc hiến máu chỉ nên khuyến khích chứ không thể ép buộc. “Nếu Luật quy định “ bắt buộc hiến máu” là vi phạm quyền con người, quyền tự quyết về thân thể, khiến người dân có thể có những phản ứng tiêu cực không đáng có”.
Trước đó, Bộ Y tế đã gửi tờ trình Bộ Tư pháp về Dự án Luật về máu và tế bào gốc. Về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu, Bộ Y tế đưa ra 2 giải pháp được lựa chọn đó là: 1: Quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 01 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu. 2: Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu. Tuy nhiên, phương án 1 “hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc” đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của người dân. Hiện theo thông tin mới nhất, Bộ Y tế đã lựa chọn phương án 2: “không bắt buộc hiến máu”.
Video đang HOT
Bà Tú Anh dẫn chứng, mới đây ở Hà Lan có thông qua Luật hiến các bộ phận trên cơ thể người mà theo đó, tất cả công dân đều phải kê bảng khai xác nhận hiến xác. Tuy nhiên, trên bảng kê khai đó có mục để người dân lựa chọn từ chối hiến bộ phận cơ thể. Khi đó, Chính phủ cũng tôn trọng quyền quyết định của người dân. Tuy nhiên, nếu người dân không kê bảng khai đó thì được “mặc định” là đồng ý hiến tạng và nếu chẳng may qua đời sớm, các bệnh viện có quyền lấy bộ phận cơ thể của họ để ghép cho người cần. “Đó có thể là một gợi ý hay cho chúng ta” – bà Tú Anh nói.
Về ý kiến cho rằng, người dân “ích kỷ”, chỉ thích nhận, không thích cho nên không thích hiến máu, bà Tú Anh cho biết, hiện mỗi năm Việt Nam vẫn có hàng chục triệu lượt người hiến máu, do đó không thể nói rằng tất cả người Việt đều ích kỷ. “Người tốt, người tự nguyện hiến máu đang rất đông, cho dù chưa đạt được tới lượng máu cần. Do đó, để người dân tích cực hiến máu thì các cơ quan ban ngành phải tăng cường vận động, đồng thời đề ra các chính sách ưu tiên, khuyến khích người tích cực hiến máu” – bà Tú Anh nhận định.
Theo bà Tú Anh, người dân còn ngại ngần hiến máu có thể còn nhiều lý do. Có thể do họ vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc hiến máu. Cũng có thể người dân chưa tin tưởng vào việc giọt máu họ cho đi sẽ được sử dụng một cách có ý nghĩa nhất khi đâu đó. Thậm chí có người còn lo rằng nếu họ đi hiến máu và phát hiện ra các bệnh lây nhiễm (như HIV hay viêm gan B), họ sẽ không được bảo mật thông tin, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều trắc trở… “Do đó, chúng ta cần tăng cường vận động, tuyên truyền và minh bạch các thông tin để giúp củng cố niềm tin của người dân. Tôi tin người tốt muốn chia sẻ máu để cứu sống người khác còn rất nhiều” – bà Tú Anh khẳng định.
Theo Danviet
Quảng Trị: Từ chối người hiến máu vì quá đông
Tại nhiều nơi, số lượng người hiến máu rất ít, còn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị) số lượng người hiến máu đông đến nỗi phải từ chối.
Sáng 9.8, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện huyện Gio Linh phối hợp với Trung tâm huyết học truyền máu miền Trung tổ chức hiến máu đợt 2 năm 2016.
Tại buổi hiến máu, nhiều gương mặt hớn hở vì đã thực hiện được nghĩa cử cao đẹp - hiến máu cứu người. Tuy vậy, nhiều người đành cúi mặt buồn thiu vì bị từ chối.
Hội trường nhà văn hóa huyện Gio Linh chật cứng người hiến máu (ảnh: Ngọc Vũ)
10 giờ 45 phút, PV Dân Việt chứng kiến em Phan Tùng Dương (18 tuổi, trú thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh) chạy đến bàn thủ tục nói với ông Trần Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Gio Linh, thành viên Ban chỉ đạo hiến máu rằng: "Chú ơi cho cháu đăng kí hiến máu, cháu đi hiến lần đầu". Tiếc thay, Dương nhận được câu trả lời cùng cái vỗ vai động viên: "Cháu ơi, chú cảm ơn cháu rất nhiều, nhưng bây giờ sắp hết khung giờ hiến máu rồi, người đăng kí hiến máu trước cháu thì lại còn quá đông nên không thể tiếp nhận nữa. Cháu thông cảm cho chú và mọi người nhé. Cháu cố gắng đợi đợt hiến máu mới". Nghe vậy Dương cúi mặt buồn thiu một lúc rồi lại hỏi "Thế bao giờ có đợt mới ạ?". "Năm sau cháu ạ. Hay cháu đến hiến ở một nơi khác, huyện khác vậy", ông Toàn an ủi.
Em Phan Tùng Dương (phải) được ông Trần Văn Toàn cảm ơn và động viên an ủi vì bị từ chối hiến máu do sắp hết khung thời gian hiến máu (ảnh: Ngọc Vũ)
Tâm sự với Dân Việt, Dương cho biết em đang học lái xe ở TP.Đông Hà. Nghe nói ở huyện có hiến máu nên em khi học xong em vội chạy về để hiến máu. "Buồn lắm anh ạ. Chạy từ Đông Hà về hết cả chục cây số mà không được hiến", Dương nói. Theo chứng kiến của Dân Việt, trong buổi hiến máu có rất nhiều người bị từ chối như Dương.
Một nữ thanh niên tươi cười vì được hiến máu cứu người (ảnh: Ngọc Vũ)
Ông Dương Đức Hạnh - Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban chỉ đạo hiến máu huyện Gio Linh cho biết, trong sáng 9.8 đã nhận được 540 đơn vị máu, phá kỉ lục từ trước đến nay của huyện. "Chúng tôi rất vui mừng vì ngày càng nhiều người hiểu được tầm quan trọng và mạnh dạn đi hiến máu cứu người. Thực tế sáng nay có trên 600 người đến hiến máu nhưng vì khung thời gian hiến máu từ sau 7 giờ sáng đến trước 11 giờ trưa mới đảm bảo an toàn cho sức khỏe người hiến nên những ai đến quá muộn thì chúng tôi buộc phải cảm ơn và từ chối", ông Hạnh chia sẻ.
Theo Danviet
200 đoàn viên thanh niên Công an tỉnh Quảng Ngãi hiến máu tình nguyện Ngày 6-2, tại Công an tỉnh Quảng Ngãi, Đoàn Thanh niên Công an tỉnh phối hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tổ chức cho 200 đoàn viên hiến máu tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng. Đoàn viên thanh niên Công an Quảng Ngãi hiến máu tình nguyện Với chủ đề "Chung dòng máu trẻ, vì sức khỏe cộng đồng", 200...