Bắt buộc chủ xe mở tài khoản ngân hàng: Nên hay không?
Việc bắt buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng, theo chuyên gia, có nhiều bất cập và khó khả thi.
Thời gian qua CATP Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải đã nêu ý kiến đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đường bộ theo hướng bắt buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện cho việc phạt nguội đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông.
Đề xuất này đang gặp phải những phải ứng trái chiều từ người dân. Phần lớn dư luận cho rằng đây là việc làm khó cho người dân.
Chủ trương đúng nhưng đề xuất khiên cưỡng
Việc triển khai biện pháp phạt nguội thông qua hệ thống camera giám sát là một chủ trương hay nhằm hạn chế tiêu cực trong lực lượng tuần tra kiểm soát thuộc CSGT, TTGT cũng như cắt giảm được rất nhiều biên chế lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường.
Thông qua hệ thống camera giám sát, các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ như: vượt đèn độ, chạy quá tốc độ, lấn làn… đều được hệ thống ghi lại và xử phạt nghiêm minh. Người dân khi vi phạm không thể và không có điều kiện tiếp xúc với lực lượng chức năng để bắt tay chung chi tiêu cực.
Hiện nay có rất nhiều nước trên thế giới sử dụng biện pháp này để xử phạt hành vi vi phạm luật giao thông. Các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… đều đã sử dụng hệ thống camera giám sát để xử phạt các chủ xe vi phạm.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện biện pháp phạt nguội có rất nhiều trường hợp chủ xe chây ì việc nộp phạt. Cụ thể, do quy định hiện nay cơ quan đăng kiểm sẽ không cấp giấy phép lưu hành nếu chủ xe chưa nộp phạt nguội do đó chỉ khi nào xe ô tô đến hạn đăng kiểm thì chủ xe mới chịu nộp phạt.
CATP Hà Nội và Bộ GTVT muốn buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng để thuận tiện cho việc phạt nguội đối với các trường hợp vi phạm luật giao thông. Ảnh minh họa
Để khắc phục tình trạng trên TP Hà Nội và Bộ GTVT đã đề xuất sửa luật theo hướng bắt buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng để bảo đảm việc thu tiền phạt nhanh chóng. Nếu đề xuất này được thông qua trong đợt sửa đổi Luật giao thông đường bộ kỳ tới thì sẽ có những bất cập rất lớn và khó thực thi.
Đầu tiên việc bắt buộc các chủ xe phải mở tài khoản tại ngân hàng là vô cùng gượng ép. Ngoài các doanh nghiệp đương nhiên phải có tài khoản ngân hàng còn lại rất nhiều chủ xe tư nhân, không kinh doanh nên không có nhu cầu mở tài khoản để giao dịch. Việc bắt buộc hàng triệu người phải mở tài khoản để bảo đảm nộp phạt là lãng phí và bất khả thi.
Mặt khác, để bảo đảm việc nộp phạt trên tài khoản mỗi cá nhân phải duy trì một số dư tối thiểu hằng năm, giả sử ít nhất là 1.000.000 đồng trên mỗi tài khoản thì với gần 3 triệu xe ô tô đang lưu hành trên toàn quốc, số tiền gần 3.000 tỉ đồng treo trên tài khoản hằng năm sẽ rất vô cùng lãng phí. Bộ GTVT có trả lãi vay ngân hàng cho số tiền bị treo này hay không?
Mặt khác, theo luật pháp hiện hành làm sao cơ quan CSGT có thể yêu cầu ngân hàng trích tài khoản cá nhân nộp phạt? Các hành vi vi phạm luật giao thông này có đến mức cần một mệnh lệnh từ cơ quan pháp quyền?
Video đang HOT
Cần biết theo pháp luật hiện hành tài khoản ngân hàng của khách hàng là bí mật không được tiết lộ ngoại trừ có lệnh của Toà án, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án đối với các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải phong toả tài khoản.
Biện pháp kinh tế kết hợp chế tài
Rõ ràng phạt nguội các hành vi vi phạm giao thông là một giải pháp hay và hiệu quả nhằm chống tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ và giảm được biên chế lực lượng tuần tra kiểm soát, cần nhân rộng ra tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên để giải pháp này khả thi hơn cần phải cải tiến phương pháp thực thi và có chế tài nặng hơn đối với các hành vi chây ỳ nộp phạt.
Hiện nay kênh duy nhất để giúp thu tiền phạt của người vi phạm là thông qua các trạm đăng kiểm theo nguyên tắc: nộp phạt thì mới được đăng kiểm định kỳ. Theo quy định hiện hành thì các xe ô tô phải tiến hành đăng kiểm định ký 6 tháng, 1 năm hoặc 1,5 năm… tuỳ theo đời xe.
Vì vậy nếu chủ xe vi phạm cố ý chây ỳ cho đến kỳ đăng kiểm mới nộp phạt thì ngân sách sẽ thất thu do nộp phạt chậm.
Vì vậy, một trong các biện pháp xử lý là yêu cầu phạt bổ sung do hành vi nộp phạt chậm, ví dụ là theo lãi suất ngân hàng tính từ thời điểm vi phạm đối với hành vi nộp phạt chậm. Nặng hơn là các biện pháp bổ sung như tước bằng lái có thời hạn, vĩnh viễn…
Kinh nghiệm ở các nước cho thấy toà án sẽ tham gia vào quá trình xử lý người vi phạm. Nếu chây ì việc nộp phạt một ngày đẹp trời bạn sẽ nhận trát của toà án yêu cầu hầu toà đối với hành vi vi phạm của mình. Toà có thể xử phạt bằng các biện pháp hành chính: lao động công ích, tước bằng lái…, phạt tiền hoặc có thể xem xét xử lý hình sự.
Đây mới chính là điều cần bổ sung vào việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ trong kỳ họp Quốc hội sắp tới nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của luật pháp đối với các hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
Mặt khác, hiện nay rất nhiều chủ xe kêu ca việc thông báo lỗi và yêu cầu nộp phạt thường rất chậm, đặc biệt những chủ xe ở các địa phương khác hoặc cư trú tại những địa bàn khó liên hệ như: miền núi, ngoại ô, người dân sống trong các ngõ hẻm…
Người vi phạm không cố ý nhưng chỉ biết lỗi của mình khi tình cờ truy cập vào trang web của của cơ quan chức năng mà việc cập nhật thông tin trên các trang web này thường rất chậm. Vì không biết nên họ thường nộp phạt chậm hoặc tái vi phạm cùng một lỗi.
Thiết nghĩ với trình độ công nghệ hiện nay đặc biệt là các chủ xe đều đăng ký số điện thoại liên lạc thì các thông báo lỗi và mức phạt nên sử dụng tổng đài điện thoại hoặc các kênh Zalo, Viber… để thông báo ngay cho người vi phạm thay vì các biện pháp thủ công truyền thống hiện đang áp dụng: in bằng chứng vi phạm ra giấy và gửi qua đường bưu điện.
TS Võ Duy Nghi, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vận tải đa phương thức Vietranstimex
Theo baodatviet
Lật tẩy trò bòn rút phí đậu ôtô
Hàng loạt chiêu trò trục lợi tại các tuyến đường đậu ôtô có thu phí theo giờ ở TP HCM bị phóng viên lật tẩy trước sự thiếu kiểm tra và bất lực của cơ quan hữu trách
Thông tin thu phi ôtô dưới lòng đường theo giơ thât thu đên 60% đươc Sơ Giao thông Vân tai (GTVT) TP HCM đưa ngày 21-8 khiên dư luận ngơ ngang va đăt câu hoi ai đa thò "bàn tay nhám" vào, lô hông ơ đâu? Trong suôt nhưng ngay cuôi thang 8, đâu thang 9 nay, phong viên vao vai chủ xe, tai xê để tìm hiểu va đa co câu tra lơi vơi thu pham không ai khac la: Lưc lương quan ly đô thi!
Đua nhau kiếm chác
Sáng 28-8, phóng viên đi cùng tài xế K. (ngụ quận Bình Tân, TP HCM) trên chiếc ôtô 4 chỗ đến trước một khách sạn trên đường Trần Bình Trọng, thuộc địa bàn phường 2, quận 5, TP HCM. Xe vừa dừng, lập tức một người đàn ông mặc áo vàng xuất hiện, giới thiệu tên L., khoe là "người quen" của nhân viên trật tự đô thị (TTĐT) và gợi ý tài xế K. đưa 10.000 đồng phí đậu xe. Ông L. nói chỉ cần đưa tiền cho ông thì sẽ có người trông cả ngày. Dụ tài xế không được, ông L. rời đi sau khi nhấn mạnh rằng ít tiền không chịu đưa, lát nữa nộp phí hơn nhiều lần, ráng chịu!
Nhân viên trật tự đô thị quận 5, TP HCM vẫn thu hộ dù Sở Giao thông Vận tải đã nghiêm cấm. Điều này đồng nghĩa với số tiền trên bị trục lợi. Ảnh: SỸ HƯNG
Trưa hôm sau, phóng viên đi cùng tài xế L. (quê Bình Thuận) chạy xe tải loại 650 kg, cũng đến đậu trước một quán cà phê tại tuyến đường nêu trên. Xe vừa dừng thì có nhân viên TTĐT đến gõ cửa yêu cầu đóng phí. Người này giấu bảng tên trong túi áo, giới thiệu thuộc Đội Quản lý TTĐT quận 5, đến thu phí đậu ôtô dưới lòng đường theo quy định. Cầm sẵn chiếc máy in trên tay, nhân viên TTĐT này hoi: "Đậu xe lâu không?". Tài xế L. nói đậu khoảng 2 giờ, người này yêu cầu đóng 50.000 đồng phí, không cần thanh toán qua ứng dụng My Parking. Anh L. thắc mắc rằng Sở GTVT TP đã cấm thu hộ, vậy liệu việc thu hộ tiền có được đưa vào ngân sách? Nhân viên TTĐT nói: "Tôi thu hộ cho lẹ, nơi khác làm gì có" (!?).
Bãi giữ ôtô trên đường Lê Lai - nơi phóng viên được nhân viên trật tự đô thị "xin tiền tươi" thay vì phải được hướng dẫn cài đặt ứng dụng để đậu xe có thu phí theo giờ Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Gian lận công khai hơn có lẽ là trường hợp xảy ra ở bãi đậu ôtô có thu phí ở đường Lê Lai ngay Công viên 23 Tháng 9 (quận 1). Sáng 6-9, phóng viên trong vai tài xế đã đến bãi xe Công viên 23 Tháng 9 tìm chỗ đậu. Khi xe vừa tới, một nhân viên Đội Quản lý TTĐT quận 1 tiến đến gần. Xe vừa dừng hẳn, người này hỏi thăm đã đặt qua ứng dụng My Parking hay chưa. Khi thấy chúng tôi lắc đầu, nhân viên TTĐT này tiếp tục hỏi thăm thời gian đậu bao lâu và sau đó gợi ý xin 20.000 đồng tiền giữ xe. "Mỗi giờ 25.000 đồng, đưa 20.000 đồng, anh muốn đậu bao lâu cũng được. Tiền này em uống cà phê chứ có phiếu là nhà nước lấy hết" - người này nói.
Trong khi đó, cũng tại vị trí này, theo quan sát, có rất nhiều trường hợp xe từ các tỉnh - thành khác khi tới đậu đều không biết ứng dụng thu phí qua phần mềm và cũng sẵn sàng đưa tiền "tươi" cho nhân viên thu phí khi được gợi ý.
Pha cho... hôi
Qua ghi nhận thực tế ở nhiều tuyến đường đang tổ chức thu phí ôtô trong nhiều ngày, chúng tôi còn chứng kiến ngoài gian lận, khâu thu phí tại một số nơi chỉ làm qua loa cho xong chuyện. Trưa 29-8, chúng tôi chạy xe tải đến đậu tại điểm thu phí trên đường Lê Hồng Phong (phường 2, quận 10) nhưng chờ hơn 2 giờ vẫn không thấy nhân viên TTĐT nào tới thu. Đến 14 giờ mới xuất hiện một nhân viên đến yêu cầu đóng phí đậu xe qua phần mềm My Parking. Chúng tôi thắc mắc tại sao có nhiều xe đậu từ sáng đến giờ nhưng không ai đến thu thì nhân viên này nói: "Ca trực của người ta, tôi không biết"(!).
Anh T. (tài xế chuyên chở khách từ miền Tây đến TP HCM) lắc đầu ngao ngán với cách thu tiền của nhân viên TTĐT quận 10 tại điểm thu phí trên đường Lê Hồng Phong. Theo anh T., ngày đầu thu phí, tổ công tác thuộc lực lượng TTĐT quận 10 còn "nhiệt tình" đi thu tiền và quay clip nhưng những ngày sau thì vắng bóng, mặc sức cho xe đậu "chùa". Anh T. cũng nói thêm tình trạng tương tự diễn ra ở một số bãi đậu xe trên các tuyến đường khác. Do nắm được "lịch trình làm việc" của nhân viên TTĐT nên cánh tài xế luôn tìm cách đối phó để né đóng phí đậu ôtô. "Tôi thấy rất nhiều tài xế đậu xe ở đây nhưng ít khi phải đóng phí. Họ đậu khoảng 1 giờ, khi nhìn thấy nhân viên TTĐT đi thu tiền thì lập tức chuyển đi chỗ khác. Nhân viên TTĐT bỏ đi thì họ quay lại đậu xe như cũ nên không mất một đồng tiền phí nào" - anh T. nói.
Thường xuyên đậu xe tải trên đường Lê Hồng Phong (quận 10), Trần Bình Trọng (quận 5) để chở hàng, anh K. cho rằng quy trình thu phí lòng đường để đậu ôtô của lực lượng TTĐT còn bất cập. "Phải có người trực tại đây để thu phí chứ không thể thu theo kiểu tùy hứng, bát nháo như vậy được. Hơn nữa, là nhân viên thu phí, nếu có trách nhiệm sẽ hướng dẫn cho chủ xe, tài xế sử dụng ứng dụng My Parking bởi nhiều người vẫn chưa biết cách dùng cũng như cách thức thanh toán. Tuy nhiên, có lần tôi hỏi về cách sử dụng ứng dụng này thì một cán bộ nói là về nhà tự làm, không có thời gian để giải thích" - anh K. bức xúc.
Làm lơ và bất lực!
Đại diện Phòng Quản lý đô thị quận 1 nại rằng trước khi thu phí bằng công nghệ, các cán bộ, cộng tác viên tại tổ thu phí hoạt động với hình thức xé vé, thu tiền tại chỗ. Từ thói quen đó khiến các tài xế chưa hiểu rõ nên vừa đậu xe đã chủ động đưa tiền cho cán bộ, nhân viên (!). "Hiện tổ thu phí thuộc biên chế của UBND quận nhưng lại làm phần việc cho Sở GTVT nên cũng nảy sinh nhiều bất cập" - người đại diện nói trên cho hay.
Trong khi đó, tại quận 5, sau khi tiếp nhận thông tin từ phóng viên, ông Phạm Quốc Huy, Chủ tịch UBND quận, cam kết sẽ cử cán bộ xuống ghi nhận thực tế và chấn chỉnh sai phạm. Cán bộ, cộng tác viên nếu tư lợi sẽ xử lý nghiêm. Phòng Quản lý đô thị quận 5 cũng cho rằng do mới triển khai nên nhiều người không hiểu rõ cách thức thu đóng. Ngoài ra, một phần lỗi từ việc quản lý cán bộ, cộng tác viên chưa chặt chẽ.
Sở GTVT TP đánh giá tỉ lệ thất thoát ở các điểm thu phí ôtô đậu dưới lòng đường vẫn rất lớn dù hình thức thu hộ hiện đã bị ngưng, chỉ thực hiện hoàn toàn thông qua ứng dụng My Parking và tin nhắn SMS. Ông Võ Khánh Hưng, Phó Giám đốc Sở GTVT, cho biết tại một số khu vực, việc thu phí ôtô theo giờ chưa được quan tâm và thiếu tích cực. Cụ thể là giờ giấc thu phí không bảo đảm, nhân viên chỉ làm việc giờ hành chính, trong khi quy định việc thu phí diễn ra từ 6 giờ đến 0 giờ mỗi ngày; xe vào vị trí đậu nhưng nhân viên chậm hướng dẫn, hỗ trợ trong việc cài đặt phần mềm cho tài xế dẫn đến thất thu. Dù Sở GTVT đã làm việc với UBND các quận có những tuyến đường áp dụng thu phí để đánh giá và rút kinh nghiệm nhưng những bất cập kể trên vẫn chưa được khắc phục.
Theo ông Ngô Hải Đường, Trưởng Phòng Quản lý và Khai thác hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT, hiện sở đang tiếp tục làm việc với UBND các quận 1, 5 và 10, yêu cầu chấn chỉnh lại thời gian làm việc của nhân viên tại các bãi đỗ. Sở GTVT sẽ tiếp tục tăng cường việc tuần ra, xử lý các vi phạm và yêu cầu các quận tổ chức xử lý đối với những hành vi vi phạm. "Những tồn tại trong quá trình thực hiện, Sở GTVT sẽ tổng hợp, báo cáo và đề xuất UBND TP hướng khắc phục, xử lý; dự kiến sẽ sơ kết đánh giá kết quả thực hiện vào ngày 30-9" - ông Đường nói.
Trước tình hình thất thu phí đậu xe, Sở GTVT TP đề xuất UBND TP giao Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong làm đầu mối thực hiện việc thu phí tại các bãi đậu ôtô dưới lòng đường. Tuy nhiên, việc giao cho đơn vị này chưa được quy định tại nghị quyết của HĐND TP nên phải chờ.
Theo Sở GTVT TP HCM, mỗi ngày chỉ thu khoảng 11 triệu đồng - thấp hơn nhiều so với dự trù ban đầu và chỉ tương đương mức phí thu theo lượt (5.000 đồng) như trước. Tỉ lệ thất thoát đang rất lớn, lên đến 60%.
Sẽ gắn camera theo dõi
Theo đại diện Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội tại TP HCM (Viettel TP HCM), hiện đơn vị này đang triển khai phương án cấp cho các quận có những tuyến đường tổ chức thu phí ôtô đỗ dưới lòng đường đăng nhập hệ thống camera để theo dõi, quản lý hoạt động thu phí tại các bãi đỗ. Theo đó, hình ảnh camera ghi nhận tại các bãi đỗ xe được truyền về UBND các quận. "Số lượng xe vào, thời gian đậu bao nhiêu sẽ được ghi nhận chính xác nên có thể đối chiếu cụ thể về mức độ thất thoát phí gửi xe" - đại diện Viettel cho biết.
Hàng loạt nhân viên TTĐT xin nghỉ việc
UBND quận 1 cho biết đã có 34 cán bộ, cộng tác viên hoạt động trong lĩnh vực TTĐT đồng loạt nộp đơn xin nghỉ việc. Con số này dự báo tiếp tục tăng vào những tháng cuối năm. Lý do được nhiều người trình bày là áp lực công việc nhiều trong khi lương thấp, chỉ hơn 2 triệu đồng/tháng. Tại các quận 3, 5, 10... cũng có nhân viên TTĐT xin nghỉ với lý do tương tự.
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo nld.com.vn
Tài khoản giao thông sẽ là lời giải cho bài toán "phạt nguội"? Có ý kiến cho rằng đề xuất có tính khả thi, cần thiết và phù hợp nhưng cũng có ý kiến cho rằng đề xuất này đang đẩy cái khó cho người bị quản lý Nhằm giải bài toán về tình trạng người vi phạm giao thông chây ì không chịu nộp phạt, Dự thảo Luật Giao thông vận tải đường bộ (sửa...