Bất bình với mốt… “tự kỷ”
Có lẽ chưa bao giờ từ “tự kỷ” trở nên “mốt” như vậy: đi đâu, làm gì, ra quán cà phê hay lượn lên facebook cũng dễ dàng gặp một bạn trẻ than thở: “tao đang tự kỷ đây”, “dạo này tự kỷ quá”…
Có cả hội “những người đẹp thích tự kỷ”
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thần kinh ảnh hưởng đến não bộ, được thể hiện ra ngoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại. Tự kỷ chưa thể chữa khỏi, các em không may mắc hội chứng này không bao giờ có cơ hội sống như những đứa trẻ bình thường.
Thế nhưng, ngày càng có nhiều người trẻ kêu la, than thở như thể mình là nạn nhân của chứng tự kỷ trên khắp các diễn đàn, trang mạng xã hội.
Tự kỉ thành mốt trên Facebook
Trên giảng đường, ngoài quán cà phê, trong các công sở, tự kỷ trở thành câu cửa miệng của rất nhiều người. “Phòng em thi thoảng hứng lên, ngứa miệng lại bảo “tự kỷ quá”, “tao đi tự kỷ đây”, ngày nào không kêu vài câu là không chịu được “, Nguyễn Thành Nam, sinh viên ĐH Giao thông vận tải nói.
Trên facebook, có vô số hội được thành lập gắn với mác “tự kỷ”: Hội những người thường xuyên bị tự kỷ, hội những người hay bị tự kỷ bất thình lình, hội những người tự kỷ đột xuất thỉnh thoảng còn trầm cảm bất ngờ rồi hội những người thích tự kỷ, trầm tính và hay buồn vu vơ…
Để tạo dấu ấn riêng trong vô số hội, có nhóm còn tự nhận là “hội những người tự kỷ đúng cách” với huy hiệu: 100% member (thành viên) biết cách tự kỷ. Lại có nhóm vì “đẹp là chuyện thường, đẹp mà tự kỷ mới lạ” nên lập hội “những người đẹp thích tự kỷ” để chơi nổi, thu hút sự chú ý.
Đi cùng với những tên hội là những bức ảnh đại diện người đi cô độc trong bóng đêm, mưa gió, hay tóc tai rũ rượi ngồi ôm gối buồn bã, những thông điệp theo kiểu: “cuộc đời cơ bản là buồn”.
Theo chuyên gia tâm lý Ngô Toàn, việc người trẻ thích dùng từ tự kỷ một phần vì từ này chạm đến những tâm trạng của họ như sự cô đơn, buồn chán, mặt khác do họ chưa hiểu đúng về hội chứng này.
Video đang HOT
Trên diễn đàn redcafe, nick name tên VinaEmperor kêu gọi các thành viên không lạm dùng từ tự kỷ một cách bừa bãi vì “sự vô tình như những nhát dao cắt thật sâu vào lòng thân nhân những người bị căn bệnh này mà người ngoài cuộc không thể hiểu hết được”.
Người trong cuộc: Chạm vào nỗi đau
Như một cốc nước nóng rồi sẽ nguội, nỗi buồn, nỗi đau lúc đầu bức bối, dần cũng sẽ nguội dần đi. Sau 12 năm hành trình cùng con chiến đấu với chứng tự kỷ, với chị Nguyễn Mai Anh (CLB Gia đình trẻ tự kỷ TP Hà Nội), nỗi đau đã chìm xuống thật sâu trong tim, không “cứ nhắc đến là khóc ngay lập tức, động chạm vào thì xù lông ngay” như thời gian đầu mới phát hiện nữa.
Thế nhưng, mỗi khi ra đường, đến quán cà phê, lên mạng, nghe mọi người nhắc đến “tự kỷ”, thậm chí cười đùa với nhau, nỗi đau nằm im lại thức dậy.
Dù hiểu rằng nhiều người mượn từ “tự kỷ” để thể hiện tình trạng bản thân như “buồn”, “cô đơn”, không có ý ám chỉ những gia đình có con bị tự kỷ, chị Mai Anh vẫn thấy buồn, phật lòng và thất vọng. 10 năm qua, chị đã cùng với những cha mẹ CLB Gia đình trẻ tự kỷ TP Hà Nội nỗ lực truyền thông với cộng đồng về hội chứng này, nhưng vẫn nhiều người hiểu sai lệch.
Dù CLB gia đình trẻ tự kỉ Hà Nội đã nỗ lưc truyền thông, nhiều người vẫn không hiểu đúng về tự kỉ
Mỗi lần đưa con ra ngoài, chị Doãn Thị Ngân (Thanh Bình, Hà Đông), mẹ của một bé 4 tuổi tự kỷ, thường gặp phải những bình luận cay nghiệt của mọi người trước hành vi khác thường của con: “con mày bị thần kinh à, tự kỷ là thần kinh rồi”, “không giáo dục được con à?”. Theo chị Ngân, việc người trẻ sử dụng từ tự kỷ tràn lan càng khiến xã hội nhìn nhận không đúng về chứng tự kỷ, tạo thêm áp lực cho những cha mẹ có con tự kỷ.
Theo chị Mai Anh, không chỉ người trẻ chưa hiểu về tự kỷ mà ngay cả các chương trình truyền hình, bài báo cũng đưa thông tin sai lệch, gây hiểu nhầm cho các gia đình có con tự kỷ. “Dù nỗi oan trẻ tự kỷ do không được bố mẹ yêu thương đã được thế giới hóa giải từ năm 1997, đến đầu năm 2012, một biên tập viên nổi tiếng còn phát biểu trên truyền hình rằng số lượng trẻ tự kỷ gia tăng do bố mẹ không chăm sóc. Các anh chị em trong cộng đồng chúng tôi rất phẫn nộ”.
Chị Doãn Thị Ngân cũng bày tỏ sự bức xúc khi một số báo dùng từ “tự kỷ” để giật tít, câu khách trong khi nội dung không hề liên quan. Có một đứa con tự kỷ đã là quá vất vả và đau đớn, chỉ mong sự thấu hiểu và thông cảm của toàn xã hội.
Nếu hiểu biết đúng về chứng tự kỷ, hiểu những khó khăn mà các gia đình đang phải gánh chịu, hẳn nhiều bạn trẻ sẽ đủ nhạy cảm để cảm thông thay vì thiếu cân nhắc chạy theo mốt của đám đông hoặc cố ý cười đùa trên nỗi đau của người khác.
Theo Hướng Dương
Kiến Thức
Đà Nẵng: Bản hợp đồng bán nhà "giá bèo" của cụ bà đãng trí
Chủ nhà bị "mất năng lực hành vi" nhưng đã "ký hợp đồng" bán ngôi nhà trị giá hàng tỉ đồng của mình với giá chỉ hơn 400 triệu đồng. Sự việc làm ngay cả những người hàng xóm cũng bất bình lên tiếng.
Trong đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng và báo chí, chị Nguyễn Thị Phương Thảo (SN 1990, trú 53 Cô Giang, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) cho biết mình là con nuôi hợp pháp của bà Nguyễn Thị Nhơn (SN 1952). Vừa qua, chị mới tá hỏa khi biết việc mẹ mình đã ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và ngôi nhà tại địa chỉ 53 Cô Giang (thuộc tổ 28, phường Phước Ninh, Hải Châu, Đà Nẵng) cho vợ chồng ông Lê Thương và bà Hồ Thị Diệu Phương với giá "đặc biệt rẻ".
Chị Thảo chỉ ngôi nhà hai mặt tiền của bà Nhơn tại địa chỉ 53 Cô Giang và 32 Lê Đình Dương.
Thảo thuật lại sự việc, bà Nhơn là chủ sở hữu nhà và đất tại địa chỉ 53 Cô Giang, được UBND quận Hải Châu cấp sổ đỏ năm 2004. Ngày 2/12/2011, bà Nhơn "ký hợp đồng" mua bán nhà và đất cho vợ chồng ông Thương nhưng chị không hay biết trong khi chị là con hợp pháp của bà. Đáng nói là việc mua bán này diễn ra trong lúc sức khỏe của mẹ chị không được bình thường vì từ năm 2010 bà Nhơn đã bị bệnh đãng trí.
Theo chị Thảo, nhà 53 Cô Giang hiện là một ngôi nhà cấp 4, lợp tôn nhưng giá trị của nó thì đáng giá hàng tỷ đồng vì ngôi nhà nằm ngay ngã ba đường Cô Giang và Lê Đình Dương nối thẳng ra đường Nguyễn Văn Linh và cầu Rồng. Trong khi đó, ông Thương đã mua nhà ngôi nhà này với giá chỉ 410 triệu đồng.
Được biết, bà Nguyễn Thị Nhơn và gia đình ông Lê Thương vốn là chỗ thân tình. Cha mẹ của ông Thương là hàng xóm chung vách với bà Nhơn. Bà Nhơn không có chồng, sống một mình và nhận chị Nguyễn Thị Phương Thảo về nuôi từ thuở lọt lòng.
Trước khi mẹ của ông Lê Thương qua đời mắc trọng bệnh, bà đã "gởi" chồng mình cho bà Nhơn chăm sóc giùm. Từ đó cha ông Thương qua ở hẳn với bà Nhơn nhưng hai người không đăng ký kết hôn. Cha qua ở chung với người hàng xóm, các anh em ông Thương từ đó gọi bà Nhơn bằng dì (mẹ kế) đồng thời cũng ở nhờ ngôi nhà hai mặt tiền của bà để kiếm kế sinh nhai, người bán bún trước nhà, người mở tiệm sửa xe ngay bên cạnh.
Quyết định công bố bà Nhơn mất hành vi dân sự của TAND quận Hải Châu.
Sau một thời gian chung sống, cha của ông Thương qua đời. Không lâu sau đó bà Nhơn cũng lâm bệnh tai biến, bệnh tình tiến triển ngày một xấu. Thời gian này chị Thảo đi lấy chồng, chuyển khỏi nhà mẹ. Một thời gian sau thì xảy ra chuyện mua bán nhà như nói trên.
Được biết bà Nhơn và vợ chồng ông Thương đã đến văn phòng Công chứng Bảo Nguyệt (đường Hoàng Văn Thụ, Hải Châu, Đà Nẵng) vào ngày 6/12/2011 để lập hợp đồng chuyển nhượng ngôi nhà và đất số 53 Cô Giang.
Ngoài việc chị Thảo - đứa con duy nhất của bà Nhơn không được hay biết việc mua bán thì chuyện nhân chứng ký trong bản hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cũng có nhiều điểm khuất tất. Trong hợp đồng "Mua bán quyền sở hữu nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở" ghi rõ: Bên bán là bà Nguyễn Thị Nhơn và bên mua là ông Lê Thương, bà Hồ Thị Diệu Phương, có sự làm chứng của ông Nguyễn Hữu Dũng (trú 69/11 Hoàng Văn Thụ) và bà Đỗ Thị Pho (trú tổ 34, phường Thanh Khê Đông, Thanh Khê, Đà Nẵng).
Tìm ông Nguyễn Hữu Dũng thì phát hiện địa chỉ này không có thật. Còn tiếp xúc với bà Pho, bà xác nhận đúng chữ ký trong hợp đồng mua bán căn nhà 53 Cô Giang là của mình nhưng bà cũng không hề quen biết bà Nhơn. Đúng ngày đến văn phòng công chứng Bảo Nguyệt làm thủ tục giấy tờ đất của mình, bà Pho được nhân viên ở đây nhờ đứng ra ký hộ. Không nhận ra cả ảnh bà Nhơn, bà Pho cho biết, chỉ "tặc lưỡi" ký hộ, không để ý.
Khi đi tìm hiểu những người hàng xóm, những người trong tổ dân phố, mọi người đều nhận định việc mua bán ngôi nhà trên là gian dối vì bà Nhơn đã bị mắc bệnh đãng trí 3 năm nay. Bà hay nói lảm nhảm, khóc cười một mình, nói bà tự tay ký giấy bán nhà thì quả là khó hiểu. Tổ trưởng dân phố số 28, Nguyễn Vũ Trường cho biết, bà Nhơn bị tai biến từ năm 2010 nên thần kinh bà không bình thường. Việc sinh hoạt hàng ngày cũng phải nhờ đến bà con lối xóm.
Sau khi phát hiện sự việc trên, chị Thảo đã gửi đơn cầu cứu đi khắp nơi. Chị cho biết việc một ngôi nhà hai mặt tiền đường chính Cô Giang và Lê Đình Dương không bao giờ có giá 410 triệu đồng. Khi chị hỏi mẹ về số tiền nêu trên, bà chỉ khóc nói rằng không hề có và không biết gì hết.
Bà Nguyễn Thị Nhơn mếu máo khi gặp người lạ.
Khi nói chuyện, dễ thấy bà Nhơn không tỉnh táo bình thường. Câu chuyện bà nói với chúng tôi không đầu không đuôi, thậm chí không liên quan gì đến nhau. Đang cười, bà lại bật khóc như một đứa trẻ. Đôi lúc ánh mắt đờ đẫn của bà lại cuống cuồng hoảng hốt, vẻ như rất sợ hãi.
Chị Thảo cũng đã gửi đơn yêu cầu TAND quận Hải Châu đề nghị trưng cầu giám định tâm thần đối với bà Nhơn. Ngày 25/6/2012 Hội đồng giám định pháp y tâm thần TP Đà Nẵng đã kết luận: Bà Nguyễn Thị Nhơn hiện tại bị rối loạn hoang tưởng thực tổn. Do vậy bà không còn năng lực thực hiện hành vi dân sự. Căn cứ Điều 22 Bộ luật dân sự, điều 321 Bộ luật tố tụng dân sự, ngày 13/7/2012 TAND quận Hải Châu đã có quyết định tuyên bố bà Nguyễn Thị Nhơn mất năng lực hành vi dân sự.
Các cơ quan chức năng cũng nhận định sau việc mua bán đối với ngôi nhà nói trên có nhiều điểm còn khuất tất, gây thiệt hại cho bà Nhơn và chị Thảo. Hiện ngôi nhà đang dán biển tranh chấp, việc mua bán đang tạm dừng để chờ cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.
Theo Dân Trí
Choáng với cảnh tiểu sư thày "tung chưởng", ném mũ cối trên phố Đangi trê mton phốôgúc, my bấtung chm chiếing khiế nhiều ngi ht snh.