Bất bình câu chuyện phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình
Câu chuyện bố mẹ thiên vị con cái chưa bao giờ là cũ. Nhiều phụ huynh thường dõng dạc tuyên bố rằng mình không thiên vị con cái, luôn công bằng với các con. Tuy nhiên, sự thật thường không phải như vậy.
Gia đình là môi trường tốt để nuôi dưỡng tâm hồn con trẻ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
VnExpress đăng tải, M.P (28 tuổi, quê Can Lộc, Hà Tĩnh) từ nhỏ cho đến khi trưởng thành, cô luôn phải chịu cảm giác cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. “Bố mẹ tôi yêu chị gái vì học giỏi, thương em trai do bé nhất nhà, còn tôi dường như không có lý do gì để được yêu thương”, M.P tâm sự.
Nhiều đứa trẻ từ nhỏ đã chịu tổn thương vì không cảm nhận được tình yêu của bố mẹ. (Ảnh minh họa: Monstera)
Được biết, chị P. học trường chuyên nên gần như mọi việc trong nhà P. đều phải chăm lo để chị có thời gian học. Không những vậy, nếu P. bị điểm thấp, cô lập tức sẽ bị bố mẹ mắng, chê trách. Nhưng nếu người đó là chị gái P., bố mẹ sẽ không ngần ngại mà đến dỗ dành, cưng nựng.
Một hành động nhỏ của phụ huynh có thể dễ dàng để lại vết thương lòng cho con. (Ảnh minh họa: Táo Vàng)
Năm M.P. 18 tuổi, cô rời quê vào TP HCM học Đại học. Tưởng chừng như đã có thể tự sống cuộc đời mình, P. lại tiếp tục phải gánh khoản lãi hàng tháng cho số tiền 200 triệu đồng đi Nhật của chị gái.
Thời điểm đó, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, công việc của P. gặp khó khăn trăm bề, cô phải ở nhà làm online, còn đóng đủ loại chi phí nên không có tiền gửi về. Bố mẹ lại làm nông thu nhập bấp bênh, riêng chị gái lấy chồng cũng chỉ đủ để vun vén cho tổ ấm nhỏ.
Nhiều bạn trẻ không chịu nổi áp lực kinh tế từ chính gia đình mình tạo ra. (Ảnh minh họa: Báo Phụ Nữ)
Video đang HOT
M.P. nhớ, có lần cô sốt cao, nằm bẹp trong nhà nhưng tuyệt nhiên không ai gọi điện hỏi thăm. Họ chỉ liên lạc khi đến hạn cần trả tiền lãi. Thậm chí, số tiền nợ của chị gái còn chưa đủ, bố mẹ còn yêu cầu P. gánh thêm chi phí học Đại học cho em trai. Cô cảm thấy cực kỳ buồn và bất lực, lúc nào cũng cảm giác như bị bóc lột ngay trong gia đình mình.
M.P cảm thấy tủi nhục, vừa phải tự lo cho bản thân, vừa phải cáng đáng cho chi phí của cả gia đình. (Ảnh: VnExpress)
Do đó, từ khi lên thành phố lớn sinh sống và làm việc, vài năm M.P mới về nhà một lần. P. cho biết, cô sợ phải nghe những lời cằn nhằn của bố mẹ về trách nhiệm mà cô phải làm với gia đình. Nên đến hiện tại, dù đã gần 30 tuổi nhưng M.P vẫn độc thân. Cô không tin vào tình yêu, bởi với P., người sinh ra mình còn đối xử như vậy huống gì người ngoài.
Những đứa con không được yêu thương có xu hướng càng lớn càng rời xa bố mẹ, không muốn gặp mặt. (Ảnh minh họa: Gia Đình Mới)
Có lẽ, câu chuyện “con yêu, con ghét” không còn là chuyện hiếm trong mỗi gia đình. Khảo sát trên 300 độc giả của VnExpress cho thấy, 61% từng bị bố mẹ phân biệt đối xử, trong đó 29% là thường xuyên và 32% là tùy trường hợp.
Trao đổi với VnExpress, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương nhận định, sự thiên vị của cha mẹ chủ yếu dựa vào cảm xúc chủ quan của bố mẹ, không có lý do chính đáng. “Về mặt nhận thức, mọi cha mẹ đều biết thiên vị giữa những đứa con là không tốt nhưng họ khó đối xử bình đẳng, thường dành sự quan tâm, tình yêu thương cho một đứa con nhiều hơn những đứa khác”, bà Thu Hương nói.
Tình yêu của bố mẹ nên chia đều, không xem trọng đứa này hơn đứa kia. (Ảnh minh họa: HelloBacsi)
Tuy nhiên, sự thiên vị này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến ý thức và giá trị bản thân con trẻ. Những đứa trẻ lớn lên trong sự bất công sẽ luôn có cảm giác tự ti sâu sắc, thậm chí có cái nhìn tiêu cực và giận dữ về mối quan hệ gia đình sau khi trưởng thành. Vì vậy, tình yêu của cha mẹ không được phép chênh lệch. Các con cần cần được đối xử như nhau để không nảy sinh tâm lý mình là nạn nhân, bên kia là kẻ bắt nạt.
Con cái chỉ “khỏe” về cả thể xác lẫn tinh thần khi bố mẹ biết cách yêu thương. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Không được bố trí nam nữ ngồi chung, đặc biệt học sinh có vấn đề giới tính?
Một "yêu cầu... lạ" tại một trường THPT ở TP.HCM được giới trẻ chia sẻ kèm với sự bức xúc vì cho rằng đã kỳ thị học sinh "có vấn đề về giới tính".
Người trẻ bức xúc vì cho rằng lãnh đạo nhà trường đã kỳ thị học sinh "có vấn đề về giới tính". Ảnh CHỤP MÀN HÌNH
Học sinh có vấn đề về giới tính cần được bố trí ngồi riêng (!?)
Hai ngày nay, trên mạng chia sẻ một đoạn nội dung về những yêu cầu của lãnh đạo Trường THPT Dương Văn Thì (P.Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.HCM) dành cho các giáo viên chủ nhiệm.
Đáng chú ý, trong số ấy có yêu cầu: "Không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng".
Ngay sau khi đoạn nội dung này được đăng tải trên mạng xã hội, lập tức gây xôn xao, trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dân mạng, đặc biệt là giới học sinh. Tất cả ý kiến đều chỉ trích cũng như bày tỏ sự phẫn nộ.
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên, một học sinh Trường THPT Dương Văn Thì cảm thấy "sốc vô cùng" vì không ngờ rằng lãnh đạo trường lại phân biệt đối xử và kỳ thị với học sinh thuộc cộng đồng LGBT như thế. "Em rất bất ngờ và không tin đó là sự thật. Nhưng đó lại là sự thật", một HS cho biết.
Huỳnh Minh Ánh, SV Trường ĐH Văn Lang, nói: "Nội dung 'không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn, đặc biệt các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng' là quy định thiếu nhân văn, là biểu hiện của sự kỳ thị giới tính, qua đó sẽ tạo cảm xúc tiêu cực đối với cộng đồng LGBT".
Ngoài ra, cũng có ý kiến nhấn mạnh việc giáo dục giới tính cho học sinh có một nội dung rất quan trọng là chống kỳ thị người đồng tính. Thế nhưng với "yêu cầu... lạ" này, lãnh đạo nhà trường đã đi ngược lại nội dung đó. "Yêu cầu các em nam/nữ có vấn đề về giới tính (đồng tính nữ/nam) cần được bố trí ngồi riêng là hành động không tôn trọng học sinh, vô tình tạo tiền đề cho làn sóng kì thị người đồng tính", Nguyễn Trọng Nghĩa, SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết.
HS Trường THPT Dương Văn Thì khá hoang mang với "yêu cầu... lạ" từ lãnh đạo nhà trường. ẢNH TRƯỜNG THPT DƯƠNG VĂN THÌ
Hiệu trưởng nói gì?
Chia sẻ với phóng viên Thanh Niên vào sáng 1.11, bà Nguyễn Thị Thanh Trúc, Hiệu trưởng Trường THPT Dương Văn Thì, thừa nhận đoạn nội dung gây xôn xao trên mạng "đúng là tin nhắn trong nội bộ trường gởi đến thầy cô giáo viên chủ nhiệm nhằm để nhắc nhở, điều chỉnh những học sinh có quan hệ trên mức bạn bè".
Trong cuộc trò chuyện, bà Trúc thường sử dụng từ "con" để nói về học trò của trường mình.
Theo bà Trúc: "Đúng là tôi chủ quan và dùng từ không khéo. Và vì cách dùng từ không khéo nên bị hiểu sai chứ không có vấn đề gì nặng nề. Thế nên tôi dự định trong thứ 2 tới sẽ nói chuyện với các con, để các con hiểu được việc thầy cô đang làm cho các con".
Đề cập đến những phản ứng của HS tại trường khi cho rằng lãnh đạo trường kỳ thị xu hướng tính dục, bà Trúc phân trần: "Tôi không nghĩ nặng nề gì cả. Chỉ là điều chỉnh cho các con đúng chứ không hề cấm đoán. Thậm chí khi tôi trao đổi về vấn đề tình cảm của các con, tôi có nói nếu mà các con động viên nhau để học cho tốt, thì đó không phải là vấn đề nặng nề đối với trường. Tôi chỉ mong các con đừng làm những việc gì ảnh hưởng đến sức khỏe. Tôi chia sẻ với tất cả tình thương của tôi dành cho các con".
Bà Trúc chia sẻ tiếp: "Tôi không kỳ thị về giới tính. Mà chỉ chia sẻ nhẹ nhàng, rất bình thường, trong ngữ cảnh vấn đề quan hệ trên mức tình bạn của các con đang có xu hướng tăng lên, các con đang có những hành vi chưa chuẩn mực trong môi trường học đường. Nên chỉ nhắc, chứ không hề nghĩ là xúc phạm về giới với các con. Tôi đã từng có nói với các con, là nếu các con đi theo xu hướng đấy (tức là trong cộng đồng LGBT - PV) thì đấy là chuyện bình thường. Không có gì mặc cảm hết, cứ đường hoàng chính chính, vì không vi phạm pháp luật gì hết. Tôi không kỳ thị đến xu hướng tính dục kỳ thị các con. Tôi đã chăm chút và yêu thương các con bằng tất cả tâm huyết của nhà giáo".
Nói về việc "không được bố trí nam nữ ngồi chung bàn", bà Trúc cho biết không có chuyện như vậy. "Trường không có kỳ thị giới theo kiểu cực đoan như vậy. Có những học sinh phản ánh con bị này bị nọ, nên tôi cũng nóng ruột để các em ngồi riêng để thoải mái. Trường vẫn có lớp có học sinh nam nữ ngồi chung. Tôi không có suy nghĩ làm tổn hại các con. Mong các con hiểu là tôi đã thương các con nhiều như thế nào".
Kết thúc cuộc trò chuyện, bà Trúc tâm sự: "Tôi buồn vì bị hiểu sai và làm sự việc nó trở nên như hiện tại khi đã rất lo lắng cho học sinh", đồng thời một lần nữa khẳng định: "Thứ 2 tới sẽ nói chuyện với các con. Tôi sẽ nói cái gì cô sai, lãnh đạo sai trong việc dùng từ không chuẩn, hơi nhạy cảm, các cô sẽ nhận lỗi. Chứ trường không có kỳ thị học sinh "có vấn đề về giới tính".
Mẹ đơn thân đem theo con gái đến ngày cưới của mình, bé nói 2 câu mà cả hội trường nghẹn ngào: "Có những sự hiếu thảo hiểu chuyện đến đau lòng" Cô bé đã gửi gắm đến mẹ và bố dượng của mình những tâm tư gây xúc động. Ảnh minh họa Với những đứa trẻ, một mái ấm gia đình hạnh phúc là nền tảng để bé phát triển và có một tương lai tốt đẹp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, nhiều cặp vợ chồng vẫn quyết định sẽ ly hôn để...