“Bắt bệnh” và cách xử lí khi ôtô chết máy giữa đường
Trong quá trình di chuyển, nếu gặp tình huống ôtô chết máy giữa đường, lái xe cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục phù hợp.
Điện là yếu tố quan trọng quyết định việc khởi động và vận hành của ôtô. Hệ thống điện bao gồm những bộ phận liên quan như bugi, dây dẫn điện hay hệ thống cung cấp nguồn điện. Hệ thống điện nếu không bén lửa được thì xe không thể khởi động. Và tình trạng này diễn ra cũng có thể làm xe chết máy dọc đường khi đang di chuyển.
Tình trạng này xảy ra khi xe sử dụng lâu không được thay mới hệ thống điện hoặc cũng có thể là do xe đã từng bị ngập nước, gây ra hư hỏng. Cách duy nhất để khắc phục tình trạng này là thay mới hệ thống điện.
Dầu nhớt động cơ có vấn đề
Xe bị thiếu dầu, rò rỉ dầu hay sử dụng dầu phẩm cấp kém, bị biến chất; Xe bị thiếu dầu động cơ, dầu bị biến chất khiến động cơ bị quá nhiệt; dầu kém hiệu quả làm tăng độ ma sát,… Đấy là các nguyên nhân khiến nhiệt độ động cơ dễ tăng cao gây chết máy.
Người lái có thể phát hiện lỗi này thông qua đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ trên cụm đồng hồ hay thấy xe bị chảy dầu dưới gầm, xe bị hao dầu bất thường.
Khi rơi vào tình huống này, bạn cần kiểm tra lượng dầu đang có, cũng như chất lượng dầu hiện có. Nếu xe bị thiếu dầu nên châm thêm dầu. Nếu dầu trong xe đã quá cũ, bị biến chất tốt nhất nên xả sạch dầu cũ thay dầu mới hoàn toàn.
Hệ thống làm mát ôtô bị hỏng
Hết nước làm mát có thể khiến xe ôtô bị dừng đột ngột. Ảnh: Car Care
Video đang HOT
Hệ thống làm mát trục trặc, hỏng hóc thường gặp nhất là khi xe bị thiếu nước mát. Khi gặp lỗi này khả năng giải nhiệt của động cơ sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: bơm nước hỏng, két nước gỉ/nghẹt/vỡ mối hàn, đường ống bị rò rỉ nước làm mát, quạt gió hỏng, van hằng nhiệt hỏng… Dù bất kỳ nguyên nhân nào thì chỉ cần hệ thống làm mát gặp vấn đề cũng đều ảnh hưởng rất lớn đến khả năng giải nhiệt của động cơ.
Khi xe bị lỗi hệ thống làm mát, nhiệt độ động cơ dễ tăng cao, người lái sẽ thấy đồng hồ nhiệt độ nước làm mát nhảy cao đến mức báo động. Động cơ ì ạch hơn, kèm theo tiếng gõ lạ. Nếu không phát hiện sớm, động cơ có thể rơi vào tình trạng quá nhiệt, mặt máy bị vênh. Nghiêm trọng hơn xe có thể bị bó máy, chết máy giữa đường.
Khi thấy đèn báo ở vị trí nước làm mát, nhiệt độ nước làm mát tăng cao thất thường việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng đỗ xe vào vị trí an toàn, kiểm tra vị trí nước làm mát, nếu nước làm mát đang sôi thì nên để xe chạy ở chế độ không tải, đồng thời tắt điều hòa và các thiết bị điện trong xe để giảm tải.
Chú ý khi kiểm tra bộ phận nước làm mát, khi mới dừng máy, khoang máy sẽ rất nóng hãy thật cẩn thận để tránh bị bỏng. Tốt nhất nên đợi máy nguội hẳn rồi mở nắp capo kiểm tra. Nếu thấy xe hết nước làm mát việc đơn giản là đổ thêm nước làm mát vào, còn nếu không có ta có thể sử dụng tạm nước lọc. Đợi đến khi nhiệt độ giảm hãy tiếp tục hành trình. Sau đó đưa xe đến gara để kiểm tra bảo dưỡng hệ thống làm mát càng sớm càng tốt.
Nếu trong một thời gian dài lọc nhiên liệu ôtô không được vệ sinh hay thay thế sẽ bị tắc nghẽn. Điều này khiến nhiên liệu sẽ không thể đến được bơm nhiên liệu để đi vào động cơ, dẫn đến xe bị chết máy đột ngột, nhất là xe ôtô đang chạy tự nhiên tắt máy.
Khi lọc nhiên liệu ôtô bị vấn đề xe thường có những dấu hiệu lạ như động cơ bị nóng, xe chạy ì không bốc như trước, xe hao xăng hơn… Lâu dần sẽ bị yếu và cuối cùng là chết máy khi tăng ga.
Để khắc phục lỗi trên, bạn nên kiểm tra và thay lọc nhiên liệu càng sớm càng tốt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ dầu nhớt động cơ
Sau một thời gian sử dụng, dầu nhớt sẽ bị biến chất bởi nhiều yếu tố tác động, không còn đảm bảo được tính năng bôi trơn như ban đầu.
Dầu nhớt có tác dụng gì?
Không phải ai cũng biết rằng dầu nhớt có những vai trò cực kỳ quan trọng.
Bôi trơn: Dầu nhớt giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh;
Làm sạch: Dầu nhớt giúp làm sạch các bộ phận bên trong động cơ;
Làm mát: Dầu nhớt giúp phân tán lượng nhiệt sinh ra do ma sát và quá trình đốt nhiên liệu;
Bảo vệ: Màng dầu ngăn cản các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau, chống ăn mòn;
Làm kín: Khi động cơ vận hành, dầu nhớt đóng vai trò như một lớp đệm mềm bịt kín khe hở giữa piston và xi-lanh để áp suất sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát.
Chống gỉ: Một lớp dầu mỏng sẽ bao bọc bề mặt của các chi tiết kim loại trong động cơ, hạn chế sự tiếp xúc của với không khí, tránh được hiện tượng oxy hóa, dẫn đến han gỉ.
Dầu nhớt giúp cho piston di chuyển lên xuống một cách nhẹ nhàng, êm ái trong lòng xi-lanh
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ dầu nhớt động cơ
Sự oxi hóa
Khi động cơ hoạt động, dầu nhớt sẽ tiếp xúc với oxi trong không khí và tạo ra các phản ứng hoá học, dẫn đến sự biến đổi các tính chất vốn có ban đầu. Đây được gọi là quá trình oxi hóa và cũng là nguyên nhân chủ yếu làm giảm các tiêu chí chất lượng của dầu nhờn.
Khi quá trình oxi hóa xảy ra ở mức độ đủ sâu sẽ tạo ra các cặn bẩn trong dầu. Chúng kết tụ trên đường ống dẫn, ngăn chặn sự luân chuyển và khả năng bôi trơn của dầu nhớt, từ đó gây ra các hư hại cho động cơ.
Dầu nhớt bị nhiễm bẩn do các tạp chất
Qua một thời gian sử dụng, dầu nhớt sẽ bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất tích tụ trong quá trình xe vận hành. Những tạp chất này có thể là các hạt kim loại hình thành do sự ma sát giữa các chi tiết bên trong động cơ, hay cát bụi trong không khí, đây được xem là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm các tính năng ban đầu của dầu nhớt.
Qua một thời gian sử dụng, dầu nhớt sẽ bị nhiễm bẩn bởi các tạp chất tích tụ trong quá trình xe vận hành
Đối với các động cơ xe thường xuyên hoạt động trong môi trường nhiều bụi bẩn thì hàm lượng tạp chất này càng lớn, do đó cần lưu ý chọn loại dầu phù hợp và tiến hành thay dầu thường xuyên để đảm bảo cho động cơ tránh khỏi những hư hại lớn.
Sự phân hủy do nhiệt độ
Sự phân hủy nhiệt sẽ xảy ra khi dầu nhớt tiếp xúc với các phân tử nhiệt độ cao trong quá trình động cơ hoạt động, đồng thời còn chịu sự đốt nóng cục bộ với nhiệt lượng rất lớn.
Tuy nhiên, quá trình dầu nhớt bị phân hủy do nhiệt độ thường phụ thuộc vào thành phần hydrocarbon có trong dầu. Các hydrocarbon có cấu trúc càng lớn, càng phức tạp thì càng dễ bị phân hủy hơn dưới tác dụng của nhiệt độ cao.
Dầu nhớt bị loãng do nhiên liệu
Dầu nhớt không chỉ có nhiệm vụ bôi trơn, tản nhiệt mà còn có tác dụng làm kín các khe hở, không cho các khí cháy từ xi-lanh lọt xuống các-te (hộp trục khuỷu) bằng một lớp màng dầu mỏng ở thành xi-lanh. Khi nhiên liệu được đưa vào động cơ sẽ tạo thành các hạt không khí, hơi hoặc các giọt dạng sương mù, chúng đọng trên thành xi-lanh và có thể lẫn vào dầu nhờn. Sự trộn lẫn này là một trong những nguyên nhân làm giảm độ nhớt.
Những thói quen xấu đang làm hao mòn ô tô của bạn Nhiều thói quen tưởng chừng như không ảnh hưởng gì nhưng nếu để lâu ngày có thể làm chiếc ô tô của bạn hao mòn rất nhanh chóng. Dưới đây là một số thói quen có thể làm xe ô tô của bạn nhanh hỏng. Không tuân thủ lịch bảo dưỡng xe định kỳ Rất nhiều người có thói quen "quên" lịch kiểm...