“Bắt bệnh” trời khó hơn bắt bệnh cho người
Luật Khí tượng thủy văn (KTTV) quy định rất rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn, đặc biệt nhấn mạnh công tác dự báo phải chính xác, kịp thời. Tuy nhiên, theo những người “trong cuộc” với những đặc thù riêng của ngành này, các quy định trong luật là áp lực rất lớn với họ.
Dự báo giống như “chẩn” và “đoán”
Luật KTTV quy định rõ: Quan trắc KTTV phải bảo đảm chính xác, liên tục, thống nhất; dự báo, cảnh báo KTTV phải bảo đảm đủ độ tin cậy; thông tin dự báo, cảnh báo KTTV phải được truyền, phát kịp thời, chính xác, đầy đủ.
Ghi số liệu khí tượng tại Trạm Khí tượng Thủy văn Mù Cang Chải (thị trấn Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái). Ảnh: TRỊNH VĂN BỘ
Luật là vậy, nhưng theo ông Lê Thanh Hải – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm KTTV quốc gia, người có 36 năm công tác trong ngành và trưởng thành từ dự báo viên, chia sẻ: Đã gọi là dự báo thì dự báo cái gì cũng khó. Như dự báo kinh tế, dự báo tăng trưởng, dự báo chứng khoán hay dự báo thời tiết… đều rất khó khăn. “Dự báo thời tiết, đặc biệt là dự báo thiên tai là rất khó khăn, bởi rất nhiều thứ không thể đong đếm hay đo được”- ông Hải nói.
Theo ông Hải, muốn đưa ra dự báo, đầu tiên là phải quan sát được, rồi sau đó xem xét, phân tích dữ liệu, mà trong y học gọi là “chẩn”, để xem các hình thái khí quyển diễn biến ra sao, những hiện tượng đang xảy ra trong khí quyển như thế nào và theo dõi nó, để đưa ra những dự báo. “Trong y học người ta gọi là “chẩn và trị” thì trong khí tượng thuỷ văn gọi là “chẩn và đoán”. “Chẩn mà tốt thì đoán mới tốt”- ông Hải chia sẻ.
Video đang HOT
Cùng quan điểm trên, TS Trần Quang Năng – Trưởng Phòng dự báo hạn ngắn, Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương, cho biết để đưa ra bất kỳ một bản tin dự báo thiên tai nào, đòi hỏi công sức rất lớn của nhiều người. Ông Năng cho biết Trung tâm KTTV quốc gia có gần 3.000 cán bộ, trong đó có 500 dự báo viên và hàng ngàn cán bộ làm công tác quan trắc số liệu.
Đầu tiên, những quan trắc viên ở hàng trăm trạm khí tượng trên cả nước thay phiên nhau làm việc, cứ 3 giờ lại gửi số liệu quan trắc về trung tâm (nếu có bão thì 30 phút gửi số liệu quan trắc/lần). Thông tin từ các quan trắc viên gửi về sẽ được chuyển cho trung tâm kỹ thuật để xử lý, hiệu chỉnh… Sau khi có dữ liệu từ trung tâm kỹ thuật, các số liệu này sẽ được đưa vào các mô hình do máy tính tính toán để đưa ra một kết quả hoàn toàn khách quan. Sau đó, những dự báo viên sẽ quyết định thảo luận trên những số liệu có được từ quan trắc, mô hình tính toán của máy tính, dựa vào kinh nghiệm để bàn luận, trao đổi, tranh luận… và cuối cùng phải “chốt” để có bản tin dự báo. Đây mới là giai đoạn “cân não”. Bởi có những mô hình do máy tính tính toán hoàn toàn sai, do số liệu đầu vào không đầy đủ.
Chỉ trích là… bình thường
Luật cũng đã bổ sung quy định các hành vi bị cấm, trong đó có hành vi cố ý vi phạm các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn trong hoạt động KTTV; che giấu, không cung cấp hoặc cố ý cung cấp sai lệch, không đầy đủ các thông tin, dữ liệu KTTV; quy định trách nhiệm của các cơ quan thuộc hệ thống quốc gia dự báo, cảnh báo KTTV phải xây dựng và thường xuyên cập nhật quy chuẩn kỹ thuật, quy trình dự báo, cảnh báo KTTV, cũng như phải thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo KTTV…
Ông Lê Thanh Hải cho hay: “Không ít lần, cơ quan dự báo đã phải hứng chịu những lời chỉ trích rất nặng nề từ dư luận, khi dự báo chưa chính xác”. Ông Hải cho biết thời gian gần đây, khi Luật KTTV ra đời, đã quy định rất rõ: Quan trắc là phải chính xác, tất cả các số liệu không được phép sai sót; trong khi việc truyền các số liệu này về vẫn phải đảm bảo hết sức kịp thời.
“Còn dự báo, kết quả, chất lượng dự báo, có rất nhiều cách để đánh giá nhưng trong luật cũng định rồi: Không có dự báo chính xác, không có dự báo hoàn hảo, chỉ có dự báo gần đúng hoặc có một độ tin cậy nhất định nào đó. Mà muốn nâng được độ tin cậy trong dự báo, cần phải có thời gian, quá trình”- ông Hải thẳng thắn.
Theo Danviet
Siêu bão Mangkhut mạnh tương đương siêu bão Haiyan năm 2013 từng gây thảm họa 7000 người chết
Ông Lê Thanh Hải - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn - nhận định siêu bão Mangkhut mạnh tương đương siêu bão Haiyan (năm 2013). Khả năng cao Bắc Bộ nằm trọn trong vùng ảnh hưởng của bão Mangkhut.
Ông nhận định như thế nào về cường độ và quỹ đạo của siêu bão Mangkhut so với tương quan những siêu bão trước đó?
- Có thể so sánh, siêu bão này mạnh tương đương siêu bão Haiyan (2013), từng gây thảm họa gần 7000 người chết ở Philippines. Nguyên nhân chính là nước dâng do bão lớn như sóng thần, tới 7,5m.
Hai cơn này tương tự nhau về cả quỹ đạo chuyển động. Tuy nhiên bão Haiyan (2013) đổ bộ miền Trung của Philippines. Vùng đó sức chống chọi thấp. Trong khi đó siêu bão Mangkhut năm nay đi vào vùng đảo Luzon, đây là đảo lớn nằm ở phía Bắc Philippines có sức chống chọi tốt hơn. Vì thế, dự báo hậu quả do siêu bão Mangkhut so với Haiyan sẽ bớt khốc liệt.
Diễn biến và kịch bản đổ bộ của siêu bão này như thế nào, thưa ông?
- Tất cả các mô hình dự báo hiện nay đều cho rằng, bão sẽ hướng về phía bán đảo Lôi Châu, Trung Quốc, Khoảng sáng thứ 7 sẽ đi vào Biển Đông. Khi tương tác với đảo Luzon (Philipines), bão có khả năng giảm đi một chút, có khả năng khi vào bắc Biển Đông, bão giảm 2 cấp là 14, 15, giật cấp16,17. Khi tiến sát vào Lôi Châu, bão có khả năng giảm thêm 1,2 cấp nữa.
Cơn bão này có phạm vi ảnh hưởng rất rộng nên khi vào đến phía bắc vịnh Bắc bộ, vùng gió mạnh cấp 10 bao kín cả vịnh Bắc bộ, mạnh khoảng cấp 12. Có 2 kịch bản về đường đi của bão. Một kịch bản là đi về phía bắc của vịnh Bắc bộ. Kịch bản 2 là đi thấp hơn, vào giữa vịnh Bắc bộ.
Khả năng cao khoảng 60% bão Mangkhut di chuyển về phía bắc vịnh Bắc Bộ. Song, không loại trừ khả năng cơn bão này di chuyển lệch xuống thấp hơn, vào giữa vịnh Bắc Bộ.
Chúng tôi tạm thời đưa ra kịch bản đây là cơn bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15 ở trên vịnh Bắc Bộ. Song, bão Mangkhut có thể giảm cấp khi tương tác với đảo Hải Nam (Trung Quốc) và vùng ven bờ. Công tác tổ chức phòng chống thiên tai cần đặt những ưu tiên cao.
Nếu đổ bộ vào Việt Nam, những khu vực nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của siêu bão, thưa ông?
- Tính đến thời điểm này, chúng tôi cho rằng khả năng cao ảnh hưởng của cơn bão này rất lớn và trên diện rộng. Các địa phương ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hoá, Nghệ An nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão. Từ sáng sớm 16-17.9, vịnh Bắc Bộ có gió mạnh, sóng lớn.
Khi vào Biển Đông, bão di chuyển tương đối nhanh 25 km/h, do vậy chúng ta càng có ít thời gian chuẩn bị ứng phó. Đến trưa chiều 17.9, bão Mangkhut sẽ đổ bộ vào đất liền các khu vực nói trên, thậm chí rìa nam của cơn bão có thể ảnh hưởng tới cả Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị. toàn Bắc Bộ và cả Bắc Trung Bộ có một đợt mưa to đến rất to. Dự kiến lượng mưa lên đến 200 - 400 mm, có nơi 500 mm
Thưa ông, liệu Hà Nội có nằm trong khu vực trực tiếp bị siêu bão đe dọa hay không? Cần có biện pháp gì để hạn chế nguy hiểm?
Đến thời điểm này, theo quan sát khí tượng cho thấy Hà Nội nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp. Tâm bão có thể đi xuyên qua sát Hà Nội. Vì thế, tại Hà Nội có thể sức gió lên đến cấp 7 - 8, giật cấp 9. Thời gian xảy ra thời tiết nguy hiểm này có thể từ trưa đến đêm ngày thứ 2 (17.9). Tuy nhiên, đến thời điểm này chỉ có thể nhận định quỹ đạo của siêu bão, cường độ của bão vẫn đang ở mức dự đoán không chắc chắn vì diễn biến phức tạp.
Nếu thực sự bão vào gây gió cấp 8 thì rất nguy hiểm, nhà chức trách nên cân nhắc cấm các phương tiện lưu thông trên cầu Vĩnh Tuy, cầu Nhật Tân, cầu Thăng Long vào thời điểm bão đổ bộ, nhằm đảm bảo an toàn.
THẢO ANH
Theo Laodong
Siêu bão Mangkhut đổ bộ, Hà Nội cần tính toán cấm lưu thông qua một số cây cầu Dự kiến, khoảng trưa thứ Hai tuần sau (17/9), siêu bão Mangkhut sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh ven biển Bắc Bộ với cường độ giảm xuống còn khoảng cấp 9-10, gió giật cấp 11-12. Thời điểm bão đổ bộ, Hà Nội sẽ có gió giật cấp 7-8. Các chuyên gia khuyến cáo, Hà Nội cần tính toán có thể phải...