“Bắt bệnh” những vấn đề xe ôtô thường gặp trong mùa hè và cách khắc phục
Mùa hè là thời điểm mà chiếc xe ôtô dễ “mắc bệnh”. Nguyên nhân có thể do thời tiết nắng nóng kéo dài, mưa lớn gây ngập lụt, bụi bẩn…
Để tránh những sự cố đáng tiếc khi đang di chuyển, người lái xe cần chủ động tìm hiểu các vấn đề có thể gặp phải và các biện pháp xử lý kịp thời.
Điều hòa là bộ phận thường phải hoạt động hết công suất trong mùa hè nên dễ phát sinh vấn đề. Ảnh: KL.
Điều hòa bị quá tải
Trong tiết trời nóng như thiêu đốt thì điều hòa là bộ phận phải hoạt động hết công suất nên dễ phát sinh vấn đề. Nếu điều hòa lâu không mát hoặc làm lạnh kém thì có thể do nguyên nhân sau:
- Lọc gió điều hòa: Bị bám bẩn thì làm vệ sinh sạch sẽ, thay mới nếu cần. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ôtô, nên thay lọc gió điều hòa sau khi chạy được khoảng 16.000 – 24.000 km.
- Kiểm tra gas điều hòa: Theo thời gian, gas lạnh trong điều hòa có thể bị rò rỉ. Khi lượng gas lạnh giảm xuống thì điều hòa sẽ không mát. Thông thường, người dùng ôtô nên kiểm tra gas điều hòa 1 năm hoặc 2 năm một lần.
- Dàn nóng và dàn lạnh điều hòa: Bị bẩn sẽ làm giảm khả năng làm mát của điều hòa. Các chuyên gia tư vấn nên vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh của ôtô sau khi đi được 30.000 km đầu tiên. Sau đó, giảm xuống 20.000 km/lần hoặc mỗi năm 1 lần.
Ắc-quy bị bay hơi dung dịch
Video đang HOT
Ắc-quy cũng là bộ phận phải hoạt động “cực nhọc” trong mùa hè. Nhiệt độ cao sẽ khiến dung dịch bên trong ắc quy dễ bị bay hơi, không đạt chuẩn như ban đầu, thậm chí còn bị chết ắc quy, xảy ra hiện tượng cháy chập.
Để hạn chế tình trạng chập cháy, hỏng ắc quy thì người lái cũng nên thường xuyên kiểm tra, tháo dây ắc quy, lau sạch sẽ các đầu cực. Bên cạnh đó cũng nên thay ắc-quy định kỳ (khoảng từ 3 – 5 năm).
Lốp xe là bộ phận bị tác động mạnh bởi thời tiết nắng nóng. Không ít tình huống lốp xe bị nổ khi đang chạy trên đường, gây ra hậu quả khôn lường. Vì thế, các tài xế cần hết sức lưu ý, kiểm tra thường xuyên, xem mức độ sâu của rãnh lốp, độ mòn của hoa lốp, áp suất lốp đã đủ yêu cầu chưa. Tránh bơm lốp quá căng hoặc quá non, như vậy sẽ không đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Ngoài ra, để hạn chế rủi ro, các tài xế không chạy xe quá tốc độ, nếu chạy đường trường thì nên có thời gian nghỉ ngơi để giải tỏa nguy cơ nổ lốp, không chở quá tải và không nên dùng lại lốp đã vá.
Khi xăng liên tục tăng cao thì các tài xế càng cần phải quan sát kỹ hơn mức tiêu hao nhiên liệu của ôtô trong mùa hè này. Nhiều người cho rằng, mùa hè tốn nhiên liệu hơn do dùng điều hòa. Nhưng thật ra, nhiệt độ cao sẽ khiến cho lượng xăng trong bình chuyển sang dạng hơi và làm áp suất bên trong tăng cao, dẫn đến hơi xăng bị rò rỉ.
Đầu tiên, chủ xe cần đậy chặt nắp bình nhiên liệu, nếu thấy xe tốn xăng quá thì ngửi xem quanh xe có mùi bất thường không. Nếu có thì hãy mang xe đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra chính xác. Ngoài ra, khi thấy xe có dấu hiệu hao xăng thì cần kiểm tra các bộ phận sau đây:
- Lốp xe: Áp suất lốp không đảm bảo cũng dẫn đến hao xăng, cần bơm đúng quy định của nhà sản xuất.
- Lọc gió: Bị bẩn cũng là nguyên nhân khiến xe bị tốn xăng. Do vậy, cần vệ sinh lọc gió thường xuyên, thường là khoảng 20.000 km.
- Dầu nhớt và nước mát động cơ: Kiểm tra dầu nhớt/nước mát, nếu thấy thiếu hoặc quá cũ/đổi màu thì cần bổ sung và thay mới ngay.
- Bugi: Kiểm tra bugi xem có bị bụi bẩn, ăn mòn không. Nếu bẩn thì vệ sinh, còn nếu bị hỏng thì thay mới.
La-zang phay bị xước có khắc phục được không?
Loại la-zang phay khi bị trầy xước sẽ không thể sơn để che đi khuyết điểm bởi mặt phay sáng trơn và không có nền.
Hỏi:
Chiếc Mazda CX-5 của tôi sử dụng la-zang phay. Tôi mới lùi xe không cẩn thận cà vào vỉa hè làm trầy la-zang. Xin hỏi có cách nào khắc phục hay không?
Phạm Bích Thảo (Thanh Xuân, Hà Nội)
Ảnh minh họa
KTV Lê Hùng (Việt Đức Autospa, Thanh Xuân, Hà Nội) trả lời:
La-zang phay (loại la-zang hợp kim được bào mòn một lớp trên bề mặt) được sử dụng phổ biến trên ô tô hiện nay, với ưu điểm về mặt thẩm mỹ và khi bị trầy xước không dễ bị lộ.
Tuy nhiên, loại la-zang này khi bị trầy xước sẽ không thể sơn để che đi khuyết điểm bởi mặt phay sáng trơn và không có nền.
Loại la-zang này cũng không thể đánh bóng bởi mặt phay chỉ sử dụng được vài tháng sau đó sẽ chuyển màu đen nhìn rất xấu.
Vì vậy, cách để phục hồi là phay lại la-zang bằng công nghệ CNC. Đối với những trường hợp bị xước nhẹ, chỉ cần phay lại la-zang là được.
Tuy nhiên, với những vết trầy sâu, vẫn có thể phay nhưng trước khi thực hiện phải hàn bù vào những vết trầy sâu đó. Thông thường sẽ sử dụng nhôm cùng màu với mâm xe ô tô để hàn. Do đó sau khi phay xong vết hàn sẽ không bị lộ màu.
Bên cạnh đó, sau khi phay lại la-zang cần căn chỉnh cân bằng động lại để đảm bảo vận hành ổn định.
Hiện có nhiều cơ sở thực hiện phay la-zang với chi phí chỉ từ vài trăm nghìn đồng một chiếc. Còn trong trường hợp la-zang bị nứt sâu, giải pháp an toàn là thay thế la-zang mới.
Lốp xe sử dụng 13 năm chưa thay, người Việt có quá liều mạng ? Lốp xe sử dụng 13 năm, lộ hẳn những vết nứt mà chủ xe ô tô tại Việt Nam sử dụng cho đến ngày nay mà không thay. Lốp xe đề cập trong bài viết này xuất xưởng vào tuần thứ 27 của năm 2009. Đến nay, lốp xe này vẫn còn đang sử dụng, thậm chí có thể là lốp nguyên bản...