Bắt bệnh cửa ô tô không đóng, mở được
Cửa xe ô tô là một bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm sử dụng của người lái xe. Sẽ rất khó chịu nếu cửa xe không kín và bạn liên tục phải kiểm tra lại xem cánh cửa nào đang bị mở.
Để bắt bệnh được nguyên nhân tại sao cửa xe không thể đóng, mở hoặc đóng không kín, trước tiên bạn phải hiểu được cấu trúc của cánh cửa xe ô tô.
Mỗi cánh cửa xe sẽ bao gồm 2 tay nắm cửa cho phía ngoài và phía trong, chốt cửa, lẫy giữ, bản lề, khóa và các bộ phận cơ khí, điện tử khác giúp người dùng điều khiển đóng, mở khóa cửa.
Để sửa chữa, bạn cần biết cửa xe ô tô hoạt động như thế nào. Vì vậy chủ xe phải tự làm quen với các bộ phận này trước khi chuyển sang các bước tiếp theo. Ngoài ra, khi phát hiện có bất kỳ bộ phận nào bị thiếu, bạn dễ dàng biết được nguyên nhân và không bị hớ khi đem xe ra gara sửa chữa, lắp đặt.
May mắn thay, hầu hết các lỗi liên quan đến cửa xe ô tô đều rất dễ khắc phục, chi phí sửa chữa thấp, sau đây là một số hướng dẫn cơ bản:
Tay nắm cửa trên xe hơi là bộ phận dễ trục trặc. Ảnh: Autoweek
Vấn đề đầu tiên và phổ biến nhất mà các chủ xe hay gặp gặp phải đó là lỗi tay nắm cửa xe. Khi bạn kéo tay nắm cửa, tay nắm sẽ kéo một thanh kim loại hoặc dây cáp ở bên trong, thanh kim loại hoặc dây cáp này sẽ kéo chốt cửa mở ra khỏi lẫy giữ. Trường hợp khi kéo tay nắm mà cửa không mở, rất có thể thanh kim loại hoặc dây cáp bên trong đang bị lỗi, khiến chốt bị kẹt ở lẫy giữ.
Một nguyên nhân khác có thể là các ốc vít bắt tay nắm bị lỏng lẻo, khiến tay nắm không thể hoạt động chính xác. Bạn có thể tự khắc phục bằng cách dùng tuốc nơ vít siết chặt các ốc vít này.
Ngàm chốt cửa bị kẹt, không đóng được cửa xe
Video đang HOT
Sử dụng tuốc nơ vít để mở ngàm chốt bị kẹt. Ảnh:Ifixit
Về cách thức hoạt động, khi chưa đóng cửa xe, các ngàm chốt trên cửa xe phải ở vị trí trung gian. Khi cửa đóng, các ngàm chốt này cũng sẽ khóa lại và móc vào lẫy giữ để cửa xe không bị bung ra trong quá trình di chuyển.
Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân như lỗi về phần điện tử hoặc các chi tiết cơ khí lâu ngày bị rỉ sét, ngàm chốt bị đóng trước khi đóng cửa xe, khiến xe không thể đóng lại bình thường vì bị vênh ở vị trí lẫy giữ.
Để xử lý tình huống này, bạn cần kéo tay nắm cửa ở vị trí mở, sử dụng một chiếc tuốc nơ vít để đẩy ngàm chốt về đúng vị trí chính xác. Bạn có thể dùng các bình xịt, dầu chống rỉ sét như WD40 để xịt vào vị trí ngàm chốt để bộ phận này hoạt động trơn tru trở lại. Trong trạng thái bình thường, ngàm chốt phải mở ra khi kéo tay nắm cửa.
Lỗi bản lề
Bản lề cũ bị rỉ sét, bung ốc. Ảnh:napaonline
Để cửa xe được đóng khít, chắc chắn, nó phải được căn chỉnh chính xác với thân xe. Nếu quan sát thấy cửa xe và phần chắn bùn đang bị vênh nhau, rất có thể bản lề cửa đang gặp trục trặc.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Bản lề có thể bị ăn mòn do rỉ sét, cong vênh do va đập vật lý…Với các bản lề bị rỉ sét, bạn nên làm sạch chúng bằng bình xịt WD-40. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra, siết chặt các con ốc trên bản lề cửa xe. Những việc tiểu tiết như thế cũng giúp cho cửa xe của bạn hoạt động tốt hơn.
Trong tình huống xe bị chập mạch điện, ngàm chốt sẽ không nhận được lệnh mở cửa nên luôn giữ ở vị trí khóa và móc vào lẫy giữ.
Để khắc phục sự cố này, bạn có thể kiểm tra cầu chì của xe, xem xe có bị chập điện hay không. Nếu nguyên nhân thật sự bắt nguồn từ việc chập điện, bạn cần thay thế hệ thống dây điện hoặc cầu chì để xe hoạt động trở lại bình thường.
Ô tô hỏng nặng vì bà chủ đi 3 năm không thay dầu
Thật khó tin khi một chiếc ô tô đi liên tục đến hơn 3 năm không thay dầu nhớt. Chỉ đến khi chiếc xe này có hiện tượng bó máy, nữ chủ nhân mới tá hoả mang đi sửa hết gần 20 triệu.
Hơn 3 năm không thay dầu
Chị Ngô Thanh Minh (37 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) vừa phải "cắn răng" đưa chiếc Kia Morning của mình đi sửa bởi xe... tự nhiên không đi được. Chiếc ô tô sau khi được mang đến gara đã ở trong tình trạng bó máy nặng, cháy hết cổ trục và bạc, phải tháo động cơ để đại tu lại. Lý do hết sức ngớ ngẩn là vì chủ nhân... quên thay dầu nhớt.
Kể lại với PV VietNamNet về sự cố nhớ đời của mình, chị Minh cho biết, cách đây hơn 3 năm, chị mua lại một chiếc Kia Morning để tiện đi làm, đón con. Chiếc xe của chị được sử dụng khá đều đặn, mỗi ngày đi trên dưới 25 km.
"Do không biết nhiều về xe nên hầu như tôi chỉ đổ xăng và đi, xe cũng ít phải sửa chữa gì. Đến tháng trước bỗng nhiên thấy xe đi rất ì và tốn xăng, tôi đã nhờ một cậu em ở cùng cơ quan xem hộ mới tá hoả ra xe mình có vấn đề", chị Minh nói.
Máy của chiếc Kia Morning đã bị cháy dầu, số dầu máy còn lại két cứng lại và hoàn toàn không còn khả năng bôi trơn. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Ngay sau khi đi thử xe, cậu đồng nghiệp này "phán" chiếc xe có hiện tượng bị bó máy, đi rất nặng và bảo chị phải đưa vào gara để kiểm tra cho yên tâm. Cậu này còn nói, trên đồng hồ tap-lô đã hiện nhiều đèn cảnh báo nhưng do chị hay có thói quen để các vật dụng như hộp kính, ví tiền lên vị trí này nên các cảnh báo bị che khuất, không nhìn thấy.
Chị Minh kể lại: "Tôi đã gọi điện nhờ một gara của người quen để đưa chiếc xe về đó. Câu đầu tiên anh chủ gara này hỏi tôi là đã bao lâu không thay dầu máy rồi? Thực ra thì từ lúc mua xe, tôi mới thay dầu đúng 1 lần, và từ đó đến nay tôi đã quên khuấy mất việc phải thay dầu".
Chiếc xe sau đó phải "nằm xưởng" gần 1 tuần để đại tu máy. Cái giá phải trả cho sự lơ đễnh, thiếu kiến thức và kinh nghiệm sử dụng, chăm sóc xe của chị Minh là hơn 18 triệu đồng.
Nên thay dầu ô tô như thế nào?
Trao đổi với VietNamNet, kỹ sư ô tô Lê Hồng Đại - Giám đốc Công ty Phát triển thương mại Ô tô Đại Linh (thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho hay, dầu nhớt máy là một trong những chi tiết cần hết sức quan tâm, nhất là vào mùa hè nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay.
"Mùa hè nhiệt độ ngoài trời cao, sử dụng điều hoà hết công suất kéo theo nhiệt độ động cơ cũng tăng nhanh. Khi động cơ không được cung cấp đầy đủ dầu bôi trơn, làm mát rất dễ gây cháy dầu và bó máy", ông Đại chia sẻ.
Công việc đại tu động cơ do thường khá phức tạp và mất thời gian. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Ông Đại cho biết, những trường hợp xe quá lâu không thay dầu hoặc xe bị hết dầu như của chị Minh ở trên không phải hiếm. Nhiều người vì không để ý hoặc quên các mốc thay dầu đã khiến lượng dầu máy bị biến chất "đặc quánh", thậm chí bị hao dầu dẫn tới dầu cháy khét lẹt vẫn không hay biết.
Theo vị chuyên gia này, việc thiếu dầu máy, hoặc dầu máy sử dụng với thời gian quá lâu sẽ rất gây hại cho xe, lâu ngày sẽ làm hỏng động cơ và ảnh hưởng lớn đến các bộ phận khác trên ô tô.
Đầu tiên là việc động cơ bị bị ì, nóng máy do dầu nhớt lúc này đã hết tác dụng bôi trơn khiến tăng ma sát giữa các chi tiết, làm động cơ bị mài mòn nhanh. Ngoài ra, trong dầu máy còn có các chất phụ gia làm mát động cơ, các chất này lâu ngày sẽ bị mất tác dụng, khiến động cơ dễ bị quá nhiệt, cong vênh dẫn tới phá huỷ các chi tiết máy,... rất tốn kém để khắc phục.
Để theo dõi, thay thế dầu máy đúng cách, kỹ sư Lê Hồng Đại có một lời khuyên như sau:
- Luôn ghi lại nhật ký và thay dầu đúng thời điểm, đúng loại dầu được khuyến cáo sử dụng. Theo tiêu chuẩn được đặt ra của các hãng xe thì đối với xe mới và lần đầu thay dầu đầu tiên thì là 1.000 km và cứ 5.000 km kế tiếp. Một số ít hãng xe sử dụng các loại dầu dầu máy có thể thay khi đi được 10.000 km mới cần thay.
- Với những xe ít sử dụng, nên thay dầu định kỳ hàng năm mà không cần phải chờ xe đi được 5.000 km, nhất là khi gặp thời tiết nắng nóng.
- Nên thay cả lọc dầu với quy luật cứ 2 lần thay dầu nhớt thì một lần thay lọc dầu, hoặc cứ sau 10.000 km thì thay cả dầu và lọc dầu cho xe.
- Thường xuyên kiểm tra mức dầu máy. Nếu xe có hiện tượng ăn dầu (hao dầu), cần đưa đến các gara uy tín để tìm nguyên nhân và xử lý ngay.
Năm lý do khiến bạn phải mang ngay ô tô đi dán phim cách nhiệt Các chuyên gia cho rằng, phim cách nhiệt là trang bị rất đáng tiền cho chiếc ô tô của bạn, đặc biệt là vào lúc nắng nóng đỉnh điểm như hiện nay. Vậy, phim cách nhiệt có những ưu điểm như thế nào? Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 45 độ C, cộng với ánh nắng trực tiếp...