Bắt bà hàng xóm ngậm ‘của quý’ rồi chụp ảnh
Nạn nhân trong vụ việc là bà Nguyễn Thị Xoa (SN 1961) tố cáo vợ chồng bà Đinh Thị Lân (SN 1973, là hàng xóm chung một hàng rào tại thôn Xuân Đạt, xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk) đã có hành vi vu khống, xúc phạm, hạ nhục danh dự của vợ chồng bà trước mặt đông người.
Từ những mâu thuẫn nhỏ, ngày 17/11/2012, vợ chồng bà Xoa bị gia đình hàng xóm dùng dao, gậy đe dọa và bắt phải ngậm “của quý” đứa cháu trai 2 tuổi rồi chụp ảnh ngay tại nhà.
Quá uất ức trước những hành động xem nhẹ danh dự nhân phẩm người khác, bà Xoa đã làm đơn tố cáo. Nhưng nhiều lần làm việc, gia đình hàng xóm vẫn không chịu nhượng bộ sang xin lỗi, vợ chồng nạn nhân còn bị công an xã bắt nộp phạt 150.000 đồng vì vi phạm gây rối trật tự công công.
“Câu chuyện làm quà” sinh mâu thuẫn
Bà Xoa chia sẻ: “Ngày trước hai gia đình sống cạnh nhau rất thân thiết, nhà nào có lễ tiệc hay có miếng gì ngon cũng í ới gọi nhau sang cùng chung vui. Thế mà cũng chỉ vì lời ăn tiếng nói hàng ngày dẫn đến xung đột như hôm nay, làm tôi ấm ức mà sinh bệnh trong thời gian qua”.
Mọi chuyện bắt đầu từ việc gia đình chị gái bà Xoa (ở cùng cụm dân cư) bị mất cắp cà phê. Người mất cắp chửi bóng gió và nghi ngờ cho con gái người hàng xóm lấy cắp. Rồi một lần bà Xoa với bà hàng xóm tên Lân ngồi “buôn chuyện” về việc nên hay không nên nghi ngờ trong vụ mất cắp trên. Tiện thể câu chuyện, bà Lân trách chồng bà Xoa không bớt tiền xát cà phê cho nhà mình.
Mang thắc mắc của bà Lân về hỏi chồng, chồng bà mắng lại: “Giá làng là vậy, bớt tiền thì chỉ có ngủ cùng tôi à?”. Nghe chồng trả lời vậy bà cũng thật bụng, khi đi chợ chiều ở thôn gặp bà Lân và con dâu đang đi chợ nên chuyển lời của chồng mình.
Cũng trong thời gian này, chồng bà Xoa sang nhà của người bị nghi ăn cắp cà phê chơi thi bị chủ nhà mắng và tỏ thái độ rất bức xúc. Tìm hiểu sự việc, được biết bà Lân có nói chuyện với với ông này rằng: “Bà Xoa đi nói xấu ông ở đám cưới, và bắt nhà ông phải sang xin lỗi vợ chồng bà ấy”. Khi nghe câu chuyện, bà Xoa đã tất tả chạy sang nhà ông này, khẳng định mình không nói chuyện gì, tìm người làm chứng để thanh minh.
Vợ chồng bà Xoa thuật lại câu chuyện.
Rồi bà Xoa tìm sang nhà bà Lân nói chuyện mong “phân tích phải trái về vấn đề dựng chuyện vu oan, và muốn bà Lân rút kinh nghiệm để không gây mất đoàn kết và sứt mẻ tình làng xóm”. Nhưng khi sang nhà, thấy gia đình nhà bà Lân đang tổ chức tiệc đông người nên cả hai cùng ra về, cuộc “thương thuyết” đầu tiên vậy là tan vỡ.
Video đang HOT
Hai ngày sau, vào trưa 17/11, con dâu của bà Lân sang nhà bà Xoa mời qua nhà nói chuyện. Vợ chồng bà Xoa vừa đi chơi phố về, đang ăn mặc đẹp, ban đầu cứ nghĩ sang để được nghe lời xin lỗi. “Thế nhưng vợ chồng tôi không lường trước được hàng xóm lại “lật kèo” và đưa chúng tôi vào một cái bẫy, bắt vợ chồng tôi phải nhận tội xúc phạm danh dự của họ”, bà Xoa nhớ lại.
Bắt ngậm “của quý” của cháu mới được về
Khi hai ông bà vừa bước vào nhà, đã thấy trong nhà bà Lân có mặt rất đông người. Trong đó còn có cả công an viên của thôn, và ông phó thôn cùng anh em họ hàng gia đình bà Lân. Vợ chồng bà Xoa vừa ngồi lên ghế thì ngay lập tức bà Lân đứng dậy, trỏ vào mặt, nói bà Xoa đã sỉ nhục mình tại chợ chiều bằng câu nói “bớt tiền thì chỉ có ngủ cùng tôi à?”. Bà Lân cho rằng lời nói đó là sỉ nhục, làm mất danh dự của mình.
Bà Xoa cố phân trần: “Tôi chưa tận mắt chứng kiến chị ngủ với chồng tôi, cũng chưa bao giờ đánh ghen, tôi chỉ gặp chị để nói lại lời chồng tôi, nếu giảm giá xát cà phê thì có mà chồng tôi ngủ với cô thì mới có giá rẻ, chứ không có ý sỉ nhục”.
Cả hai phụ nữ đều cố giành phần thắng về mình nên cuộc đấu khẩu giữa hai người không ai chịu nhường ai trước mặt rất đông người. Bên nào cũng cho rằng mình đúng. Cuối cùng, anh của chồng bà Lân cầm một cây gậy ra đứng án ngữ ngay cửa ra vào, còn con trai của bà Lân cầm một con dao.
Bà Xoa kể lại, chồng bà Lân khi ấy nói: “Lân, danh dự của em đâu rồi?. Ai sỉ nhục vợ tao thì phải để vợ tao tụt quần cho người đó ngửi “chỗ kín”, nếu không thì đừng mong ra khỏi nhà tao”. Con trai của bà Lân cũng lăm lăm con dao xông lên: “Ai sỉ nhục mẹ tao, nếu không làm theo lệnh bố tao, sẽ đâm chết”.
Bà Xoa ngậm ngùi: “Lúc này, vợ chồng tôi quá hoảng sợ và biết không còn đường lùi nữa nên tôi đành nhận phần sai về mình và làm theo những lời của anh hàng xóm để bảo toàn tính mạng mà ra về”. Nhưng khi bà Lân vừa tụt quần đến chớm lưng thì mọi người tập trung ở đó bỏ chạy ra sân nên người này không tụt quần nữa.
Thế nên sau đó chồng bà Lân bắt thực hiện điều kiện khác: “Nếu vậy phải ngậm “của quý” của cháu tao thì tao mới để yên cho ra về”. Lúc này, cậu con trai của bà Lân đã bế đứa con trai mới 2 tuổi lên, tụt quần đứa bé rồi đưa ra trước mặt của bà Xoa.
“Vì sợ nhà hàng xóm đánh nên tôi đồng ý ngậm “của quý” đứa bé. Thế nhưng khi tôi thực hiện thì chồng bà Lân lại lấy máy ảnh chụp, sau đó còn bắt ép tôi thực hiện thêm 2 lần nữa mới cho vợ chồng tôi ra về trong ấm ức. Lúc tôi bị bắt ép cũng có một số người ra can ngăn, một người còn bị dao cứa vào tay cháy máu.
Sự việc diễn ra có mặt chính quyền thôn nhưng mà những người này không can thiệp. Họ đứng chứng kiến gia đình chị Lân hạ nhục vợ chồng tôi. Ở tầm tuổi xế chiều như vợ chồng tôi mà phải bị sỉ nhục trước đông người, lại còn phải ngậm “của quý” thằng cháu của nhà nó; thế là quá oái ăm, cư xử quá tệ với chúng tôi”.
Vợ chồng bà Xoa đã làm đơn tố cáo lên chính quyền xã. Công an đã mời hai gia đình tới làm việc, cho cả hai gia đình ký vào biên bản hòa giải, thông báo buổi tối hôm hòa giải sẽ cùng gia đình bà Lân sang nhà xin lỗi vợ chồng bà Xoa. Thế nhưng cho đến nay thì lời xin lỗi đó vẫn là “một thứ xa xỉ”.
Một lần nữa gia đình bà lại làm đơn lên công an xã, và tiếp tục được giải quyết hòa giải. Nhưng cuộc hòa giải lần hai bất thành vì gia đình bà Lân nhất quyết không nhận mình đã làm sai và không ai chịu đứng ra làm chứng sự việc.
Bà Xoa cho biết: “Sau đó nghe lời trưởng công an xã bảo muốn gửi đơn lên toà phải nộp 150 nghìn tiền lệ phí, 5 ngày sau tôi mang tiền nhưng được ghi cho một biên lai có nội dung là… nộp phạt vì gây rối trật tự”. Theo lập luận của công an xã thì bà đã gây rối ở buổi chợ chiều nói lời xúc phạm bà Lân.
Sau sự việc, vợ chồng ông bà ấm ức gần một năm trời nay, chồng bà đổ bệnh phải nằm viện mất mấy tháng trời. Vợ chồng buồn bực nên chẳng muốn làm ăn gì, máy xay cà phê của gia đình cũng bán đi. “Người làm sai thì không sao, còn vợ chồng tôi lại phải nộp phạt vì một lỗi không có thực. Những người có mặt ngày 17/11 không ai chịu ra làm chứng, thì ông nhà tôi đã đã dùng điện thoại có chức năng ghi âm nhờ con cháu bật từ ở nhà và bí mật tìm đến gặp, trao đổi cùng những người đã chứng kiến cảnh vợ chồng tôi bị làm nhục”, bà Xoa kể.
Vợ chồng ông bà mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ trắng đen để bên gia đình hàng xóm có lời xin lỗi, và phải minh oan cho gia đình mình không phải là người đã sỉ nhục người khác.
Theo Xa lộ pháp luật
Thương lái Trung Quốc lại giở trò
Thương lái Trung Quốc thu mua cả cỏ, nấm độc khiến hàng trăm hộ dân đổ xô vào rừng sâu tìm kiếm, đối mặt biết bao hiểm nguy.
Ngày 3/9, từ trung tâm huyện An Lão, tỉnh Bình Định, chúng tôi vượt gần 50 km đường núi mới đến được xã vùng cao An Toàn. Thế nhưng, tại đây chẳng thấy bóng thanh niên, người lớn đâu cả. "Họ vào rừng hái lan, hái nấm cả rồi" - một cụ già nói.
Thứ gì cũng mua
Ông Nguyễn Xuân Đào, Phó Chủ tịch UBND xã An Toàn, cho biết muốn gặp người dân ở đây thì chỉ có ban đêm vì sáng sớm họ đã mang gùi lên rừng, chiều tối mới về. Hơn 180 hộ dân với 735 nhân khẩu nhưng ban ngày, xã này chỉ có cán bộ xã, người già và con nít. "Hơn 1 năm nay, thứ gì thương lái Trung Quốc cũng mua nên người dân đổ xô vào rừng tìm hàng để bán" - ông Đào nói.
Bà Bùi Thị Kim Hoa giới thiêu sô lan kim tuyên vừa mua được
Người dân vào rừng gặp gì thu nấy nhưng nhiều nhất vẫn là nấm linh chi và lan kim tuyến vì những mặt hàng này có giá cao. Mỗi ký lan kim tuyến được mua tại chỗ với giá 1,25 triệu đồng, còn nấm linh chi tươi cũng có giá 50.000 đồng/kg. "Tất cả đều được đầu nậu thu mua rồi bán lại cho thương lái Trung Quốc. Giá này đã bị đâu nậu bắt chẹt rồi vì tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, lan kim tuyến có giá hơn 2,5 triệu đồng/kg" - ông Đào cho biết.
Ông Đào dẫn chúng tôi đến nhà bà Bùi Thị Kim Hoa, một đầu nậu thu mua các sản phẩm ở rừng. Tại đây, đồ rừng có đủ, từ nấm linh chi, nấm chân voi, lan kim tuyến, vỏ quế... và đến cả những loại cực độc như nấm hòm. Theo bà Hoa, thương lái Trung Quốc thu mua tất tần tật, còn người dân thì có tiền là tìm bán.
Trong số những sản phẩm của rừng ở nhà bà Hoa, có một loại đen sì mà người dân nơi đây gọi là nấm hòm vì nếu ăn phải thì không có thuốc chữa, chỉ còn cách vào hòm (quan tài). "Nấm này mà còn tươi thì tôi thu vào với giá 40.000 đồng/kg. Trước đây, trong rừng cao thuộc rừng đặc dụng An Toàn có đầy nấm này nhưng nay hết rồi" - bà Hoa nói.
Gần 17 giờ, vợ chồng ông Đinh Văn Ninh mới trở về. Kết quả của một ngày đi rừng là hơn 1 lạng lan kim tuyến cùng vài cây nấm hòm, nếu bán được thì cũng chỉ 130.000 đồng. "Nguy hiểm lắm, rừng cao, rắn rết đầy, sẩy chân là bỏ mạng như chơi" - ông Ninh nói. Theo ông Ninh, trước đây, gia đình 4 người của ông Đinh Văn Rem vào rừng hái nấm, cứ nghĩ rằng bán cho người Trung Quốc để họ ăn thì mình ăn được nhưng không ngờ sau khi ăn xong, cả nhà nôn đến mật vàng, mật xanh. "May mà lần ấy không phải ăn trúng nấm hòm, nếu không thì đã bỏ mạng" - ông Ninh lo lắng.
Chẳng biết thu mua để làm gì
Người dân, kể cả cán bộ xã An Toàn, đều không ai biết thương lái Trung Quốc thu mua các sản phẩm ở rừng để làm gì. "Nấm linh chi dùng làm thuốc, lan kim tuyến thì chưng cảnh nhưng còn cỏ thông và nấm hòm thì không biết họ mua về làm gì" - ông Đinh Văn Lực, cán bộ nông lâm xã An Toàn, băn khoăn.
Ngoài bà Hoa, ở xã An Toàn còn có những người mua dạo các loại thực vật từ rừng như bà Đinh Thị Lan nhưng tất cả đều không biết mục đích thương lái Trung Quốc thu gom. Sau khi thu mua của người dân, những đầu nậu này sẽ gom hàng để bán lại cho bà Nguyễn Thị Kết (ngụ xã An Hòa, huyện An Lão) và một người tên Sơn (ngụ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
Chúng tôi liên lạc với ông Sơn qua điện thoại thì được biết ông cũng mù mịt về mục đích mua hàng của thương lái Trung Quốc. "Sau khi xem hàng, nếu ưng ý thì các thương lái Trung Quốc thường ủy quyền cho người Việt đứng ra giao dịch nên tôi chẳng tìm hiểu được gì nhiều" - ông Sơn nói. Ông Sơn cho biết đã nhiều lần bị các thương lái Trung Quốc đặt hàng rồi không đến lấy nên phải bán đổ bán tháo. "Tôi tính nay mai bỏ nghề thôi..." - ông Sơn rầu rĩ.
Theo ông Nguyễn Xuân Đào, việc người dân đổ xô vào rừng thu lâm sản bán cho thương lái Trung Quốc không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đối với rừng đặc dụng mà còn ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Vơ vét cả... lá dừa Gần 1 tuần trở lại đây, tại tỉnh Ninh Thuận xuất hiện một số người chuyên lùng sục đến các gia đình trồng dừa để hỏi mua với giá 1.000 đông/lá. Sáng 2/9, có khoảng 10 thanh niên sử dụng xe tải đến các nhà vườn ở phường Đài Sơn, TP Phan Rang - Tháp Chàm đặt vấn đề thu mua lá dừa. Những người này chỉ mua tàu lá tươi trên cây, theo phương thức: chặt lấy 1/3 lá tính từ ngọn xuống. Trong một buổi sáng, họ đã gom được gần nửa xe tải với khoảng hơn 300 lá dừa. Khi được hỏi mua làm gì thì những người này cho biết về bán lại cho người nuôi tôm hùm lồng để kết bè ngoài biển. Tuy nhiên, theo nhiều ngư dân, lá dừa rất dễ mục khi ngâm nước nên không thể kết bè ngoài biển. Hơn nữa, nếu làm bè thì phải dùng nguyên lá khô chứ không thể chỉ dùng 1/3 lá tươi. Trong khi đó, nhiều nông dân khẳng định số người này đi thu gom lá dừa để bán cho thương lái Trung Quốc. "Cây dừa nếu không có tàu lá thì không thể quang hợp dẫn đến chết dần mòn hoặc không tạo trái được" - anh Định, một chủ vườn ở TP Phan Rang - Tháp Chàm, cho biết.
L.Trường
Theo Hồng Ánh
Đằng sau đường dây lừa đảo đưa người đi lao động chui ở Nga Ôm mộng đổi đời, nhiều công nhân Việt sang Nga lao động chui đã bị chủ chèn ép, đánh đập, bóc lột trắng trợn. "Tiến thoái lưỡng nan", gia đình họ đành cay đắng vay nóng tiền để chuộc con mình về nước. Những ngày gần đây, dư luận xôn xao việc hàng chục lao động chui Việt Nam sang Nga phải gom...