Bắt 2 đường dây làm giả, mua bán giấy khám sức khỏe, xuất nhập viện
Các đối tượng dùng thủ đoạn photocopy giấy khám sức khỏe của Bệnh viện GTVT, làm giả con dấu bệnh viện, tên bác sỹ rao bán trên mạng facebook.
Ngày 28/4, Phòng CSHS – CATP Hà Nội cho biết vừa điều tra, làm rõ và ra lệnh bắt khẩn cấp 7 đối tượng nằm trong 2 đường dây tội phạm chuyên làm giả và mua bán giấy xuất, nhập viện tại các Bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.
Rao bán giấy khám sức khỏe giả trên facebook
Giữa tháng 4/2015, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc CATP Hà Nội, Phòng CSHS – CATP đã phối hợp với Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao tập trung xác minh, làm rõ đường dây làm giả và mua bán giấy xuất, nhập viện tại một số Bệnh viện chuyên khoa, đầu ngành đóng trên địa bàn Hà Nội. Theo nguồn tin trinh sát, khách có nhu cầu muốn mua các loại giấy tờ trên, chỉ cần bỏ ra từ 100.000 – 150.000 đồng và sau 24 giờ kể từ khi liên hệ, sẽ có ngay các loại giấy tờ cần thiết của các Bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố.
Các đối tượng làm giả và rao bán giấy khám sức khỏe, giấy xuất – nhập viện trên facebook
Trước tính chất nghiêm trọng của vụ việc, Phòng CSHS và Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao đã áp dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ và khoa học công nghệ để điều tra, thu thập chứng cứ và ngày 22/4, đã ra lệnh bắt khẩn cấp 5 đối tượng chuyên làm giả và tiêu thụ các loại giấy tờ của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương gồm: Dương Văn Mạnh, SN 1991, ở phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, sinh viên của một Học viện đóng trên địa bàn thành phố; Vũ Văn Đề, SN 1991, ở làng sinh viên Hacinco, quận Thanh Xuân, sinh viên của một trường Đại học công nghệ ở Hà Nội; Nguyễn Thị Thương, SN 1991, trú tại phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm, sinh viên; Đặng Thị Tuyết, SN 1995, trú tại phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy và Đinh Quang Tùng, SN 1991, trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy.
Video đang HOT
Quá trình đấu tranh, các đối tượng khai đầu năm 2015, phát hiện nhu cầu khám chữa bệnh tăng và mật độ bệnh nhân các tỉnh về Hà Nội khám chữa bệnh tại các bệnh viện lớn tăng cao, Đệ đã nghĩ cách làm giả giấy khám sức khỏe bằng thủ đoạn photocopy giấy khám sức khỏe của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương và làm giả con dấu tên Bác sỹ, con dấu của bệnh viện, rao bán trên mạng facebook. Đề tự lập trang mạng facebook “Lô đề cao cấp” để rao bán thông tin qua mạng. Khách có nhu cầu đặt mua giấy khám sức khỏe sẽ liên hệ giao dịch trực tiếp với Đề qua số điện thoại di động được đăng trên mạng. Trong gần 4 tháng qua, Đề đã rao bán được cho rất nhiều người giấy khám sức khỏe và thu lời bất chính 15 triệu đồng.
Cơ quan điều tra đã làm rõ các mối hàng “tiềm năng” của Đề, trong đó có Dương Văn Mạnh mua nhiều nhất. Mạnh tự lập trang facebook “Giấy khám sức khỏe”, đăng số điện thoại cá nhân lên mạng và rao bán giấy khám sức khỏe giả mua của Đề với giá 50 nghìn đồng/ tờ. Ngoài ra, Mạnh còn tự nghĩ cách làm giả các loại giấy tờ như: Giấy ra viện, giấy khám sức khỏe và giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương để rao bán cho khách.
Mạnh đã tự photocopy màu hình con dấu giả Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương vào các loại giấy tờ giả trên, tự tay ký chữ ký của các Bác sỹ bệnh viện này vào các cột, mục in trên tài liệu và rao bán với giá từ 15 – 80 nghìn đồng/ tờ. Mạnh trực tiếp đi giao cho khách, hoặc hẹn khách đến nơi ở để lấy giấy tờ giả và có khi thuê “ xe ôm” mang “hàng” đến tận nơi giao cho khách tại bệnh viện. Trong số các khách hàng thường xuyên đặt mua giấy tờ giả của Mạnh có Nguyễn Thị Thương. Thương lập facebook “Thuong_Hun” và đăng số điện thoại di động của mình lên đó để rao bán giấy tờ giả mua của Mạnh. Thương nhập của Mạnh 50.000 đồng/tờ và rao bán cho khách từ 60.000 – 170.000 đồng/tờ. Đặng Thị Tuyết cũng thường xuyên mua giấy tờ giả của Mạnh, và rao bán trên mạng facebook “Kendy Thu” với giá từ 50.000 – 200.000 đồng/tờ. Đinh Quang Tùng là khách thường xuyên mua giấy tờ giả của Tuyết và rao bán trên mạng facebook “Quang Tùng”.
Trong quá trình khám xét nơi ở của các đối tượng liên quan đến đường dây mua bán, làm giả giấy khám sức khỏe, xuất, nhập viện do Vũ Văn Đề khởi xướng, cơ quan công an đã phát hiện, thu được 1 con dấu tên Bác sỹ; 217 tài liệu giả gồm các loại giấy tờ ra viện, giấy xin xác nhận, giấy khám sức khỏe, giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương. Các loại giấy tờ trên đều được làm dạng khống, có sẵn chữ ký và con dấu của các Bác sỹ và Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương.
Cặp vợ chồng “hờ” và những “phi vụ” làm giả giấy tờ
Trong thời gian phát hiện, xác minh, làm rõ và bắt giữ nhóm đối tượng làm giả, mua bán giấy khám sức khỏe, xuất, nhập viện của Bệnh viện Giao thông vận tải Trung ương, các lực lượng CSHS và Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao CATP Hà Nội đã phát hiện hoạt động mua bán giấy tờ giả của Bùi Thị Thu Hà, SN 1991 và Đinh Thế Nam, SN 1993, đều là sinh viên, hiện thuê trọ ở phường Mai Động, quận Hoàng Mai (Hà Nội), chung sống với nhau như vợ chồng.
Ngày 22/4, cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp Hà, Nam và làm rõ khoảng tháng 6-2014, cặp vợ chồng “hờ” này bàn nhau làm giả các loại giấy ra viện, giấy chứng nhận điều trị, sổ khám chữa bệnh của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc. Hà và Nam đã rao bán công khai các loại giấy tờ trên trang facebook, kèm theo số điện thoại di động để khách đặt mua. Nam đã đặt mua các con dấu hình chữ nhật khắc tên Bệnh viện Bạch Mai, Khoa khám, chữa bệnh theo yêu cầu; dấu của Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc – Khoa nội và mua dấu khắc tên các Bác sỹ do chúng tự nghĩ ra tên. Hà tìm kiếm các mẫu giấy ra viện, giấy chứng nhận điều trị, sổ khám – chữa bệnh của 2 Bệnh viện trên rồi đánh máy theo các mẫu và lưu giữ tại hòm thư cá nhân để làm giả và bán cho khách.
Khi khách có nhu cầu mua, Hà đề nghị “đối tác” cung cấp thông tin cá nhân để điền vào mẫu lưu giữ, rồi photocopy để in ra và giả chữ ký, con dấu của Bác sỹ giao cho khách. Mỗi loại giấy tờ bán ra, Hà thu của khách từ 40.000 – 80.000 đồng/tờ.
Khám xét nơi thuê trọ của Hà và Nam, cơ quan công an phát hiện, thu giữ 4 con dấu, trong dó có 2 con dấu giả mạo tên các Bác sỹ và 2 con dấu giả các Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, cùng với 51 tài liệu giả gồm các loại giấy tờ ra viện, giấy xác nhận điều trị, sổ khám bệnh của các Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc và Bệnh viện Bạch Mai.
Theo Thượng tá Vũ Mạnh Thường, Đội trưởng Đội Phòng, chống tội phạm mua bán phụ nữ, trẻ em, Phòng CSHS – CATP Hà Nội, đơn vị được giao nhiệm vụ phối hợp với Phòng Cảnh sát PCTP sử dụng công nghệ cao điều tra, làm rõ hoạt động làm giả và mua bán giấy khám sức khỏe, xuất – nhập viện trên địa bàn thành phố, đa số các đối tượng gây án đều là sinh viên các trường đại học, học viện lớn trên địa bàn Hà Nội, có trình độ học vấn cao. Tuy được Nhà nước đào tạo, gia đình cho ăn học tử tế, nhưng các đối tượng trên vì tư lợi cá nhân đã cấu kết với nhau hoạt động vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, an toàn của môi trường chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Cơ quan CSĐT – CATP Hà Nội đang tiếp tục làm rõ và xử lý nghiêm các đối tượng phạm tội, để giữ nghiêm trật tự kỷ cương pháp luật, đảm bảo tuyệt đối an toàn các bệnh viện, không để kẻ xấu hoạt động vi phạm pháp luật./.
Theo Hà Hoàng
Theo_VOV
Bắt đối tượng người nước ngoài vận chuyển 60.000 viên ma túy tổng hợp
Đại đội 4, Trung đoàn CSCĐ CATP Hà Nội đã bàn giao đối tượng và tang vật liên quan đến vụ vận chuyển 60.000 viên ma túy tổng hợp cho Phòng CSĐT tội phạm ma túy, CATP Hà Nội xử lý.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội về tăng cường tuần tra kiểm soát, đảm bảo ANTT trên địa bàn, 23h45 đêm 4-4, tổ công tác Đại đội 4 Trung đoàn CSCĐ do Trung úy Nguyễn Ngọc Tú phụ trách, làm nhiệm vụ trên đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, đã phát hiện một người đàn ông trung niên đứng trên vỉa hè sau tại cổng sau bến xe khách Mỹ Đình có biểu hiện nghi vấn.
Ma túy tổng hợp dạng viên nén màu hồng
Qua kiểm tra hành chính, lực lượng tuần tra được biết người này mang quốc tịch Lào, ở tỉnh Phong Sa Lì, tên là Thàm Khăm Chăn, SN 1958. Khám xét chiếc ba lô của Thào Khăm Chăn, tổ tuần tra phát hiện bên trong có 10 hộp bằng chất tổng hợp, trong mỗi hộp chứa 30 gói ni lon nhỏ, mỗi gói có 200 viên nén màu hồng với tổng số 60.000 viên.
Thào Khăm Chăn khai toàn bộ số viên nén màu hồng là ma túy tổng hợp, đối tượng đang vận chuyển từ Lào về Việt Nam để tìm mối tiêu thụ. Hiện Phòng CSĐT tội phạm ma túy CATP Hà Nội đang tiếp tục làm rõ nguồn gốc số ma túy tổng hợp được Thào Khăm Chăn vận chuyển để xử lý.
Theo_An ninh thủ đô
Dẫn đầu cả nước về phát hiện, đấu tranh với tội phạm công nghệ cao Đó là đánh giá của lãnh đạo Bộ Công an được Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội thông tin tại hội nghị tổng kết công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội năm 2014; triển khai nhiệm vụ công tác năm 2015 của khối...